Powered by Techcity

Để phát huy giá trị của nhà cổ trong vùng lõi Di sản Tràng An

Theo thống kê sơ bộ, trong vùng lõi Di sản Tràng An còn gần 100 nếp nhà cổ, có kiến trúc truyền thống tiêu biểu, được xây dựng trước năm 1945 và phân bố chủ yếu trên địa bàn 2 xã Trường Yên và Ninh Xuân (Hoa Lư), hiện được bảo tồn tương đối tốt. Có một số nếp nhà, khi được trao truyền qua vài thế hệ, trở thành không gian thờ tự và đã được xếp hạng là di tích cấp tỉnh. Việc bảo tồn những nếp nhà truyền thống là tiền đề cho mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững có tính đương đại mà vẫn giữ được bản sắc của vùng đất Cố đô.

Nhà cổ của gia đình ông Nguyễn Huy Tuấn, thôn Trường Sơn, xã Trường Yên (Hoa Lư).

Khởi nguồn từ “nếp nhà” 

Ngôi nhà cổ của gia đình ông Giang Tất Đệ, thôn Trường Xuân, xã Trường Yên (Hoa Lư), được xây theo lối kiến trúc truyền thống, không xác định được cụ thể tuổi của ngôi nhà, nhưng đến ông Giang Tất Đệ là đời thứ tư sống dưới mái nhà này. Ngôi nhà có kết cấu “năm gian hai dĩ”; được dựng theo kiểu quá giang vượt tường; hệ thống vì kèo theo kiểu “trụ non, con cung, chồng giường, đấu dế”. Nhà chính phân biệt với hiên bằng ngưỡng cửa gỗ; ba gian giữa để “thông tuông”; gian chính giữa bố trí bàn thờ gia tiên rất tôn nghiêm, trang trọng… Nhìn từ bên ngoài, ngôi nhà nổi bật với mái ngói vảy đặc trưng; hàng cột đá và nền nhà cao, vững chãi nhờ có những phiến đá tảng được đục đẽo công phu làm nền; hệ cửa bằng gỗ lim theo kiểu “bức bàn”, là loại cửa rộng suốt cả gian, có nhiều cánh, chân quay then cài.

Hay như ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Huy Tuấn, thôn Trường Sơn, xã Trường Yên (Hoa Lư), cũng có vẻ đẹp cổ kính, tinh tế của kiến trúc nhà gỗ cổ đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhà có năm gian (ba gian chính, hai gian phụ), bên trong nhà có sáu hàng cột vuông, hàng cột hiên cũng bằng gỗ vuông kê trên tảng đá. Tại các vị trí ở đốc nhà, các vì kèo, hoành, ngưỡng cửa, đầu bẩy, hoa văn lá lật, kỳ lân được chạm nổi trực tiếp trên gỗ, bậc đá kiên cố.

Theo PGS.TS.KTS Khuất Tân Hưng (Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội), những ngôi nhà cổ nêu trên có giá trị rất to lớn; lại ở trong những làng truyền thống tại vùng lõi Tràng An nên càng “đặc biệt” hơn ở chỗ được tô điểm bởi cảnh quan núi đá vôi độc đáo và hấp dẫn. Cũng là những nếp nhà 3 gian, 5 gian nhưng người dân lại biết cách khai thác hiệu quả vật liệu địa phương là đá để làm bậc tam cấp, bó thềm, thậm chí cả cột hiên, từ đó tạo ra sắc thái riêng cho ngôi nhà và tạo nên sắc thái riêng được đặc trưng bởi mối quan hệ với cảnh quan thiên nhiên và việc khai thác điều kiện tự nhiên vào đời sống của cư dân nơi đây. Những ngôi nhà cổ này là hiện vật trực tiếp phản ánh khả năng lao động, sáng tạo, trí tưởng tượng, gu thẩm mỹ của các thế hệ đi trước trong quá trình phát triển. Chính vì vậy, những ngôi nhà cổ được coi là một loại hình di sản độc đáo, cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

Hướng tới sự phát triển bền vững 

Theo đồng chí Nguyễn Cao Tấn, Phó Giám đốc Sở Du lịch, nhà cổ là những di sản không chỉ đẹp về đường nét kiến trúc mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Để bảo tồn và phát huy giá trị nhà cổ trong vùng lõi Di sản thế giới Tràng An, nhằm xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng và khác biệt, tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp cụ thể. Tỉnh ban hành nhiều văn bản pháp lý và văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan tới việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Trong đó có Nghị quyết số 105/2023/NQ-HĐND, ngày 12/7/2023 của HĐND tỉnh về việc ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2030, quy định chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An (gồm hỗ trợ tu bổ, sửa chữa nhà ở mang kiểu dáng kiến trúc truyền thống có tuổi đời từ 50 năm trở lên trong vùng lõi Di sản; hỗ trợ xây dựng mới nhà ở trong vùng lõi Di sản)… Đối với chính quyền địa phương có nhà cổ, đã chỉ đạo các hội, đoàn thể, thôn xóm tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của các công trình xây dựng này nhằm lưu lại những “tinh túy” cha ông để lại.

Tuy nhiên, đối với việc phát huy giá trị nhà ở truyền thống trong vùng Di sản Tràng An thành sản phẩm du lịch, theo PGS.TS Đỗ Thị Thanh Thủy, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, chính người dân, phong tục, tập quán và nếp sống của họ tạo nên phần hồn của các di sản kiến trúc (nhà cổ). Khi người dân tự hào về di sản và được hưởng lợi từ di sản thì phát triển du lịch mới có thể bền vững. Vì vậy, cần thúc đẩy các chiến lược quản lý có sự tham gia của các cộng đồng liên quan; khuyến khích thực hiện các kế hoạch phát triển với sự tham gia của người dân và các bên liên quan khác trong việc bảo tồn và quản lý nhà cổ; đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm, tạo nên những công việc có ý nghĩa, mang lại lợi ích thực tiễn về kinh tế xã hội cho người dân; tăng cường sự tham gia của người dân trong bảo tồn, phát huy di sản, nâng cao nhận thức, sự hiểu biết, lòng tự hào của cộng đồng; tạo dựng, củng cố sự đồng thuận khi phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch trên nền tảng hiện có. Khởi nguồn từ “nếp nhà”, từ làng quê truyền thống làm tiền đề cho mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững có tính đương đại mà vẫn giữ bản sắc của vùng đất Cố đô.

Vì vậy, để bảo tồn những ngôi nhà cổ, nhà truyền thống trong vùng di sản, theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia Việt Nam, thời gian tới, Ninh Bình cần tập trung khôi phục và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân bản địa hiện đang sinh sống trong các ngôi nhà cổ, tạo tiền đề thúc đẩy doanh thu thực tế từ phát triển du lịch. Cùng với đó, tỉnh cũng cần có chính sách tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình tham gia phát triển du lịch, tạo sinh kế cho người dân gắn với bảo vệ di sản bền vững, đặc biệt với vùng lõi di sản.

Xây dựng cơ chế trong quản lý giữ gìn cấu trúc làng xóm hiện có, giữ gìn và tôn tạo các công trình kiến trúc có giá trị và hạ tầng kinh tế của làng xã, phục hồi các công trình công cộng dân gian truyền thống. Các sở, ngành, địa phương liên quan cũng cần phối hợp đề xuất nghiên cứu các mẫu nhà mô phỏng hình thức truyền thống, tuyên truyền cho người dân nhân rộng mô hình homestay, hài hòa với không gian làng xóm. Từ đó tạo cơ chế, quyền lợi trong hợp tác công-tư, nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo tồn nhà cổ nói riêng và đề cao tham vấn cộng đồng trong bảo tồn di sản.

Bài, ảnh: Nguyễn Thơm

nguồn

Cùng chủ đề

Giáo viên ở TPHCM bị ‘bóc phốt’ ép học sinh học thêm, hiệu trưởng nói gì

Những ngày vừa qua, trên một số diễn đàn của học sinh TPHCM lan truyền 2 đoạn tin nhắn trong nhóm Zalo giữa giáo viên có tên L. – Trường THPT Nguyễn Văn Linh và học sinh của lớp cô dạy. Nội dung tin nhắn như sau:  “Các bạn ơi bài trong lớp không giải kịp. Mà cô thấy các bạn không học thêm. Vậy các bạn chỉ học những gì trên lớp thôi phải không? Trên lớp cô không...

Trầm lắng, đi ngang trên cả nước

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 5/10/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 5/10/2024 đi ngang ổn định so với ngày hôm qua, giao dịch trong khoảng 68.000 – 69.000 đồng/kg. Cụ thể, thị trường giá heo hơi miền Bắc ghi nhận ổn định tại Thái Nguyên và Bắc Giang ở mốc 69.000 đồng/kg cùng giá với các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và TP. Hà Nội. Đây hiện cũng là mức...

Cùng tác giả

Vườn quốc gia Cúc Phương 6 lần được vinh danh Vườn quốc gia hàng đầu châu Á

Vườn quốc gia Cúc Phương tiếp tục được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (WTA) vinh danh là "Vườn quốc gia hàng đầu châu Á năm 2024" tối 3-9 tại Manila, Philippines. Đại diện Vườn quốc gia Cúc Phương nhận giải thưởng - Ảnh: Vườn quốc gia Cúc Phương Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương diễn ra tối 3-9 tại thủ đô Manila...

Phát huy giá trị nổi bật mang tính toàn cầu của Di sản Tràng An

Việc khai thác hiệu quả hơn nữa về tiềm năng, giá trị của Quần thể Danh thắng Tràng An góp phần khẳng định vị thế của du lịch Ninh Bình trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Dòng Ngô Đồng vàng rực đón du khách trong và ngoài nước về tham quan Tam Cốc-Bích Động (thuộc Quần thể Danh thắng Tràng An). (Ảnh: Minh Đức/TTXVN) Một thập niên được ghi danh là Di sản Thế giới, Quần thể Danh...

Tràng An: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt

Tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục có nhiều đột phá trong bảo tồn và phát huy giá trị để Quần thể Danh thắng Tràng An xứng tầm với danh hiệu Di sản Thế giới. Được ví như “Hạ Long trên cạn” với gần 100 hang động tuyệt đẹp, Quần thể danh thắng Tràng An là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thế giới cả tiêu chí văn hóa và thiên...

Địa điểm tham quan, du lịch đẹp, nổi tiếng ở Ninh Bình

Ninh Bình được biết đến là một điểm đến du lịch nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên phong phú và những công trình kiến trúc đặc sắc. Vườn Quốc gia Cúc Phương Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam, nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn Quốc gia...

Hoa Mộc Miên rực đỏ bên ngôi chùa gần 600 tuổi ở Ninh Bình

Nằm tại thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, chùa Bích Động không chỉ là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của miền Bắc Việt Nam mà còn là thiên đường của hoa mộc miên.

Cùng chuyên mục

Trại giam Ninh Khánh công bố Quyết định đặc xá năm 2024

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 dự và chỉ đạo buổi lễ.Cùng dự có các đồng chí: Đoàn...

Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời

Giờ ra chơi của học sinh Trường Tiểu học Khánh Nhạc A (Yên Khánh) càng trở nên ý nghĩa hơn khi có đông học sinh đến với góc Thư viện xanh để tìm đọc những cuốn sách yêu thích....

Xây dựng văn hóa con người Ninh Bình văn minh hiện đại

Tuyên truyền nâng cao nhận thứcĐể Nghị quyết 04-NQ/BCSĐ ngày 8/1/2019 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về "Nâng cao chất lượng xây dựng, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh ở cơ sở trên địa bàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất