Powered by Techcity

Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế

Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng.

Dự hội nghị tại điểm cầu Ninh Bình có các đồng chí: Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; lãnh đạo các huyện, thành phố.

Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao, triển khai Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 20/2/2023 của Chính phủ, công tác ngoại giao kinh tế đã được các bộ, ngành, địa phương triển khai toàn diện, đi vào chiều sâu, thực chất, mở ra các hướng đi mới, mang tính đột phá, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Từ đầu năm 2023 đến nay, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 4 đối tác chủ chốt, nâng tổng số Đối tác Chiến lược toàn diện lên 7 nước. Nội dung thúc đẩy mở cửa thị trường xuất khẩu, tăng cường thu hút nguồn lực trong các lĩnh vực mới như kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, lao động… được lồng ghép trong mọi hoạt động đối ngoại cấp cao. Công tác huy động nguồn lực của cộng đồng trí thức, doanh nhân kiều bào được quan tâm. Công tác thông tin về tình hình và các xu thế của kinh tế thế giới, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế để hỗ trợ các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp đáp ứng các xu thế và quy định mới được đẩy mạnh. 

Thường xuyên hỗ trợ các địa phương trong xây dựng hồ sơ và vận động UNESCO công nhận các di sản thiên nhiên và văn hóa, nâng số lượng di sản ở Việt Nam được UNESCO công nhận lên 62 và phát huy các di sản để thúc đẩy phát triển du lịch tại các địa phương.

Hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam, gắn với thu hút các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế. 

Công tác nghiên cứu, tham mưu chiến lược phục vụ điều hành kinh tế – xã hội được đẩy mạnh. Cơ chế phối hợp trong triển khai ngoại giao kinh tế được đổi mới; công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện ngoại giao kinh tế được tăng cường.

Các ý kiến phát biểu, tham luận của đại diện các ban, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã khẳng định trong thời gian qua, cục diện đối ngoại đã không ngừng được củng cố, các khuôn khổ hợp tác mang tính chiến lược, đột phá đã được định hình, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước. 

Các đại biểu đánh giá cao Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã đồng hành, hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế. Đặc biệt là trong công tác nghiên cứu, thông tin, đẩy mạnh hợp tác đầu tư, xuất, nhập khẩu và thu hút nguồn lực phục vụ phát triển đất nước.

Nhiều ý kiến cũng đề xuất giải pháp để thúc đẩy một số hướng đi đột phá, trọng tâm trong thời gian tới như: Triển khai “ngoại giao nông nghiệp” gắn với thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, hay đưa Việt Nam thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu…

Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

 

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực và thành công của ngành ngoại giao và các lực lượng làm công tác đối ngoại trong thời gian qua.

Thủ tướng đánh giá trong thời gian tới, tình hình thế giới sẽ tiếp tục khó khăn: Kinh tế thế giới phục hồi chậm, xung đột địa chính trị, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, lạm phát, trong nước còn nhiều điểm nghẽn, nhiều vấn đề liên quan đến thể chế chưa kịp tháo gỡ, nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu, hạ tầng chiến lược chưa đầy đủ. 

Trong bối cảnh đó, chúng ta phải nỗ lực hơn, nâng cao tính chủ động. Đẩy mạnh “3 phát huy”: Phát huy tốt sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, văn hóa, kết hợp với phát triển du lịch và giao lưu nhân dân. Phát huy tính năng động, sáng tạo, thông minh của người Việt Nam để đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng sản xuất. Phát huy tối đa hiệu quả của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, lập nghiệp.

Bên cạnh đó, phải chú trọng “3 cùng”: Cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng lợi và cùng phát triển, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. Điều này luôn luôn đúng khi triển khai với các doanh nghiệp, đối tác, người dân.

Thủ tướng đề nghị cần phải huy động tốt nguồn lực của 6 triệu người Việt Nam tại nước ngoài. Ngoại giao trong kinh tế năm 2024 phải có những đột phá với tinh thần đổi mới trong tư duy, sáng tạo trong sách lược, thống nhất trong nhận thức và hành động; cơ hội phải nắm bắt, vướng mắc phải tháo gỡ, giải pháp phải đột phá, triển khai phải quyết liệt, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm và bền vững. 

Thủ tướng nhấn mạnh, càng lúc này các mặt hàng xuất khẩu của nước ta lại càng phải củng cố chất lượng, vị thế, uy tín. Các doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng, giữ gìn thương hiệu, đề cao đạo đức kinh doanh.

Nguyễn Lựu – Minh Đường



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão

Bắt đầu từ 4 giờ sáng7/9, tại Hạ Long, Quảng Ninh đã xuất hiện mưa nhỏ kèm gió nhẹ. (Ảnh: THÀNH ĐẠT) Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội,...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm động viên sản xuất tại Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao

Cùng đi có các đồng chí: Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.Về phía lãnh...

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt vượt qua những thách thức viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam!Kính thưa các bậc lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân...

Hội nghị trực tuyến thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện các dự án đường dây 500 kV mạch 3

Dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh Ninh Bình có đồng chí: Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh....

Thủ tướng ban hành Công điện chủ động phòng chống rét đậm rét hại kéo dài bảo đảm sức khỏe cho người dân

Công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh...

Cùng tác giả

Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (22/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Ngược lại, mức cao nhất khu vực là 63.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và TP Hà Nội. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá heo hơi tại...

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 hạt cát yêu thương

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 “hạt cát” yêu thươngGần 7 năm ròng rã trên hành trình tìm con, chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, quê Ninh Bình) có ý định bỏ cuộc, dù chặng đường ấy nhiều chông gai, ghập ghềnh. Tháng 6/2012, mối tình đẹp giữa cô giáo Bùi Thị Giang và chàng thủy thủ Trần Văn Thiên đã được đánh dấu bằng một đám cưới hạnh phúc sau...

giá heo tăng nhẹ ở một số địa phương

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (21/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, TP. Hà Nội và các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Vĩnh Phúc đang bán heo hơi cao nhất khu vực với giá 63.000 đồng/kg. Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá...

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, AgroViet 2024 được tổ chức nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản...

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Cụ thể, công điện của Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp ngành Công...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất