Powered by Techcity

Đa dạng hóa các hình thức tiêu thụ nông sản


Nâng cao chất lượng nông sản, chủ động tiếp cận thị trường bằng cách đưa nông sản tham gia vào các hội chợ, sàn thương mại điện tử (TMĐT), nền tảng mạng xã hội… là những hình thức mà nông dân và các hợp tác xã đang làm để đa dạng hóa kênh tiêu thụ nông sản, vượt những thách thức của thị trường, đưa nông sản Ninh Bình vươn xa.

Sản xuất rải vụ các loại cây ăn quả như na, ổi lê Đài Loan… đang khá thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao ở nhiều vùng trồng. Tuy nhiên, vào những thời điểm nhất định, nhất là chính vụ thu hoạch có những biến cố thị trường khó lường, điển hình là nông sản chín rộ, tồn hàng dẫn đến rớt giá thu mua. Vì vậy, ngoài việc bán lẻ, bán cho mối buôn thì hiện nay nhiều người dân đã chủ động tiêu thụ nông sản bằng cách đưa sản phẩm của mình đến các phiên chợ quảng bá.

Trong gần 1 tháng qua, chị Đoàn Thị Thúy Hằng, chủ nhà vườn Thắng Hằng (thôn 3, xã Phú Long, huyện Nho Quan) đã tham gia 3 phiên chợ quảng bá tại Ninh Bình, Hà Nội. Nhà vườn Thắng Hằng là đơn vị đại diện cho HTX sản xuất na trái vụ, tiêu thụ trái cây an toàn Phú Long tham gia hội chợ với mục đích quảng bá, mở rộng thị trường, kết nối giao thương, hợp tác, liên kết thúc đẩy sản xuất tiêu thụ nông sản. 

Theo chia sẻ của chị Hằng: Trước khi tham gia các hội chợ, chủ yếu gia đình bán hàng tại chỗ, tức là bán lẻ tại nhà và cho mối buôn. Tuy nhiên, theo chị, cách bán hàng này có điểm hạn chế là người trồng không chủ động được đầu ra cho nông sản mà phụ thuộc nhiều vào thương lái. Đối với sản phẩm na Phú Long đã có tiếng ở thị trường trong tỉnh nhưng ở ngoài tỉnh khi nhắc đến na thì hầu hết khách hàng chỉ biết đến na Chi Lăng (Lạng Sơn); na đài, na thái Sơn La. 

Với mong muốn xây dựng lòng tin cũng như phát triển thương hiệu na Phú Long, ngoài việc có giấy tờ chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao, chứng nhận VietGap, nhà vườn đã có mã QR code truy xuất nguồn gốc na, trang bị mẫu mã đẹp là túi giấy, có in địa chỉ, cách thức liên hệ trên bao bì. 

“Nhiều người ngoài tỉnh bất ngờ khi Ninh Bình cũng có vùng trồng na và hoài nghi về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, với bất cứ khách hàng nào đến gian hàng tôi cũng mời ăn thử và đảm bảo 1 đổi 1 nếu na có vấn đề về chất lượng. Sau đó khách hàng phản hồi rất tốt, khách cho rằng mẫu mã na có thể không đẹp bằng một số loại ở nơi khác nhưng được đánh giá là ngọt đậm và thơm ngon hơn. Sau các phiên chợ đã có nhiều khách lẻ giữ số điện thoại và quay lại mua hàng; đồng thời các cửa hàng nông sản sạch trực tiếp muốn tiêu thụ nông sản của HTX. Đó là thành công lớn nhất của tôi trong những phiên hội chợ”, chị Hằng cho biết.

Cùng với cách quảng bá, chào hàng trực tiếp; ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và xu hướng mua hàng online, nhiều cá nhân đã linh hoạt sử dụng các nền tảng mạng xã hội để bán nông sản; chế biến nông sản từ hàng tiêu dùng nhanh sang thực phẩm có thời gian sử dụng lâu để đưa mặt hàng lên sàn TMĐT. 

Xây dựng thương hiệu bánh dứa Hỷ Lạc được làm từ 100% dứa tươi của vùng đất Đồng Giao – Tam Điệp, anh Trần Ngọc Dũng – đại diện thương hiệu cho biết: Đơn vị đã vận dụng nhiều kênh để tiêu thụ bánh, trong đó nền tảng mạng xã hội và các sàn TMĐT là kênh mua bán phổ biến. 

Theo anh Dũng, ban đầu bánh được chào bán tại các cửa hàng, khu trưng bày, phân phối qua cộng tác viên. Về sau, đơn vị đã thực hiện các chiến lược marketing trên phạm vi rộng nhằm tăng độ “phủ sóng” của sản phẩm trên các kênh, phát triển tệp khách hàng tiềm năng qua nền tảng mạng xã hội và sàn TMĐT; từ đó tối ưu ngân sách đầu tư, tăng lượt chuyển đổi chốt đơn thành công cũng như phát triển hệ thống nhà phân phối, đại lý mà không nhất thiết phải mở thêm chi nhánh. Nhờ vậy, mỗi tháng cơ sở xuất xưởng từ 5.000 – 7.000 bánh, thu mua trên 60 tấn dứa tươi mỗi năm.

Đa dạng hóa các hình thức tiêu thụ nông sản
Sản phẩm bánh dứa được thiết kế bao bì đẹp , bắt mắt.

 

Anh Dũng chia sẻ: “Việc cơ sở thu mua rồi chế biến, bán hàng đa kênh sẽ thuận lợi hơn so với nông dân bán qua thương lái, chợ đầu mối truyền thống, giá cả cũng ổn định hơn, dứa thu hoạch kịp thời giữ được độ tươi ngon. Trên vỏ hộp bánh có in mã QR code giúp khách hàng chỉ cần một thao tác quét mã đơn giản là có thể mua hàng online. Tuy nhiên, tiêu thụ nông sản qua hình thức này yêu cầu mình phải tự làm thêm các khâu tuyển chọn, đóng gói, giao hàng, chăm sóc khách hàng. Cùng với đó, chất lượng sản phẩm cũng phải được đảm bảo gần như tuyệt đối để đảm bảo uy tín”.

Dù đang có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên, thực tế việc đưa nền tảng số, phát triển chuỗi giá trị của các HTX nông nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nông dân vẫn còn sơ khai. Việc chậm tiếp cận, thay đổi phương thức kinh doanh mới đang là rào cản trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hiện nay. 

Nguyên nhân do đa số nông dân đều là người lớn tuổi, trình độ tiếp cận thị trường chậm, ứng dụng khoa học công nghệ còn kém, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong sản xuất. 

Bên cạnh đó, việc nắm bắt thông tin thị trường, công tác kết nối giao thương, đáp ứng yêu cầu tiêu chí nông sản với các siêu thị, doanh nghiệp xuất nhập khẩu hạn chế, chưa thường xuyên; trong khi đầu tư sản xuất công nghệ cao đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. 

Chính vì vậy, việc tham gia vào các HTX; chương trình OCOP là giải pháp giúp nông sản địa phương xây dựng thương hiệu, tăng khả năng kết nối, đồng thời thụ hưởng các chính sách hỗ trợ, đãi ngộ liên quan.

Phát triển các sản phẩm chủ lực dựa vào thế mạnh vùng cùng với đẩy mạnh quảng bá là hướng đi mà nhiều nông dân Ninh Bình đã và đang triển khai nhằm đưa nông sản tiêu thụ dễ dàng, hiệu quả hơn, không chỉ mang lại doanh thu, lợi nhuận cao cho nông dân mà còn là hướng phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai. 

Bài, ảnh: Lan Anh



Nguồn

Cùng chủ đề

Ninh Bình lập kỷ lục đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế

Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt khách quốc tế, chiếm gần 7% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt du khách quốc tế. Ảnh: Nguyễn Trường Ông Bùi Văn Mạnh - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, năm 2024, Ninh Bình đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa đạt 6,6...

Phó Chủ tịch Quốc hội: Tinh gọn bộ máy là đòi hỏi tất yếu khách quan

Ngày 9/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Nho Quan sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tại buổi tiếp xúc, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình thông tin tới cử tri kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Kỳ họp hoàn thành toàn bộ nội...

Dấu ấn Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024

Thành công của Festival Ninh Bình 2024 mở ra hướng đi mới mang chiều sâu văn hóa, lịch sử cần có của lễ hội. Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản” được tổ chức với quy mô quốc tế từ ngày 24.11 đến ngày 30.11, với nhiều hoạt động nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới độc đáo về lịch sử thông qua ngôn ngữ của...

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Ninh Bình qua những tà áo dài

Tối 23/11, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mốt tổ chức chương trình trình diễn thời trang "Ninh Bình - Áo dài trên con đường di sản". Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”. Bộ sưu tập áo dài với chủ đề Kiến trúc cổ Hoa Lư. Tại chương trình, Ban tổ chức...

CLB Ninh Bình của Hoàng Đức gây bất ngờ khi thắng quá dễ, PVF-CAND chới với

Cuộc đối đầu giữa CLB PVF-CAND và đội Ninh Bình được chờ đợi diễn ra hấp dẫn. Bởi đây là màn so tài giữa 2 đội bóng được đánh giá là ứng cử viên vô địch và cùng đang đứng trong tốp 3 giải hạng nhất mùa này. Tuy nhiên, kịch bản bất ngờ đã xảy ra khi CLB Ninh Bình thắng tương đối dễ dàng.  Trên sân nhà, CLB PVF-CAND sớm “vỡ vụn” trước đội đầu bảng Ninh Bình....

Cùng tác giả

Ninh Bình kỳ vọng trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực châu Á

Không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh đẹp, Ninh Bình còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa – lịch sử, là điểm đến hấp dẫn và là hình mẫu phát triển du lịch bền vững. Tràng An luôn là điểm đến thu hút du khách. Ảnh: Nguyễn Đăng Hào Chính sách đột phá hỗ trợ phát triển du lịch Xác định tiếp tục tập trung...

Nam Định phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm

Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định định hướng: Phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm, phấn đấu đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, là điểm đến an toàn, hấp dẫn của Vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Bộ. Xây dựng và từng bước khẳng định một số thương hiệu đặc thù của Nam Định; Tập...

Cựu tuyển thủ Lê Sỹ Mạnh đánh trọng tài khiến dân mạng phẫn nộ

video-element" data-id="1fOooKc_b_aVCjwRYiy8Jzp2jga_b_ca_b_c"> Cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh hành hung trọng tài ở trận đấu phong trào. Đoạn video cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh hành hung trọng tài gây xôn xao trên mạng xã hội. Đây là hình ảnh từ trận đấu thuộc một giải bóng đá phong trào diễn ra tại TP.HCM, được phát trực tiếp trên mạng xã hội. Dân mạng dễ dàng nhận ra cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh trong video. Anh từng là tiền đạo nổi...

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất