Powered by Techcity

Công bố kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao huyện Yên Khánh

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH NINH BÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:         /BC-UBND

     Ninh Bình, ngày        tháng       năm 2023

 

 

BÁO CÁO

Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

năm 2023 đối với huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình

 

Căn cứ Quyết định 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025;

Căn cứ Quyết định 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025;

Căn cứ Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 1343/QĐ-BNN-VP ngày 04/4/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và thực hiện các Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 08/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc thông qua Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của UBND huyện Yên Khánh tại Tờ trình số 180/TTr-UBND ngày 16/8/2023 về việc đề nghị thẩm tra, xét, công nhận huyện Yên Khánh đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2023 và báo cáo của các sở, ngành của tỉnh thẩm tra, đánh giá thực tế kết quả xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao đối với huyện Yên Khánh, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo tổng hợp kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2023 đối với huyện Yên Khánh, cụ thể như sau: 

I. KẾT QUẢ THẨM TRA

Thời gian thẩm tra, khảo sát thực tế: ngày 13/9/2023.

1. Về hồ sơ

Công tác đánh giá kết quả đạt chuẩn nông thôn mới (nông thôn mới) nâng cao của huyện Yên Khánh đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch, đúng trình tự, đủ thủ tục và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, nhân dân.

Các tài liệu chứng minh, kết quả thực hiện các tiêu chí và lấy ý kiến các tổ chức, nhân dân được tổng hợp, phân loại, lưu trữ đầy đủ tại tủ tài liệu nông thôn mới của huyện Yên Khánh; các tiêu chí của huyện đã được Tổ công tác của huyện tổ chức tự đánh giá, báo cáo các sở, ngành chuyên môn của tỉnh thẩm tra, xác nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo đúng quy định.

Hồ sơ đề nghị xét công nhận của huyện Yên Khánh đã được UBND huyện hoàn thành đầy đủ gửi về Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Ninh Bình đúng quy định, Tổ công tác của tỉnh đã tổ chức thẩm tra ngày 13/9/2023, gồm:

 (1) Tờ trình số 180/TTr-UBND ngày 16/8/2023 của UBND huyện Yên Khánh về việc đề nghị thẩm tra, xét, công nhận huyện Yên Khánh đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2023.

 (2) Biểu tổng hợp danh sách các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị trên địa bàn huyện Yên Khánh;

(3) Biên bản cuộc họp ngày 15/8/2023 của UBND huyện Yên Khánh đề nghị xét, công nhận huyện Yên Khánh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023;

 (4) Báo cáo số 645/BC-UBND ngày 14/8/2023 của UBND huyện Yên Khánh về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao đến năm 2023 huyện Yên Khánh;

(5) Báo cáo số 644/BC-UBND ngày 14/8/2023 của UBND Yên Khánh tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao đến năm 2023 của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình;

 (6) Báo cáo số 639/BC-UBND ngày 11/8/2023 của UBND huyện Yên Khánh về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã;

(7) Phóng sự, hình ảnh minh họa về kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao của huyện Yên Khánh.

(8) Văn bản xác nhận các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao của các sở, ngành.

2. Về kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

– Căn cứ các quy định, chính sách, kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh; Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Yên Khánh đã tập trung, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Khánh. Huyện đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo, bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo đồng bộ, thống nhất từ cấp huyện đến thôn: huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện, Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện; 100% các xã trên địa bàn huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã; 100% các thôn thành lập Ban Phát triển thôn.

– Huyện Yên Khánh đã tập trung thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới cho nhân dân trên địa bàn huyện. Các tổ chức chính trị – xã hội của huyện tham gia hướng dẫn, tuyên truyền vận động các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia triển khai thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao như: Phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; … góp phần hoàn thành, nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.

– Trên cơ sở các cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh và xuất phát từ thực tế triển khai thực hiện của địa phương, từ năm 2011 đến năm 2023 huyện Yên Khánh đã có các cơ chế chính, sách hỗ trợ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn như: Hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện quy hoạch chung cho các xã; hỗ trợ kinh phí cho các câu lạc bộ văn hóa truyền thống để duy trì và phát triển các loại hình nghệ thuật tại các thôn, xóm, phố trên địa bàn huyện, chỉnh trang cảnh quan các khu di tích lịch sử (50 triệu đồng/khu di tích); hỗ trợ xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP (20 triệu đồng/sản phẩm); hỗ trợ phân loại rác, tự xử lý rác thải tại hộ gia đình ở các thôn, xóm, phố (15 triệu đồng/thôn, xóm, phố); hỗ trợ mua xe thu gom rác đẩy tay tại các xã, thị trấn, thu gom bao thuốc BVTV… (5 triệu đồng/thôn, xóm, phố); hỗ trợ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao 300 triệu đồng/xã; hỗ trợ cho xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu 500 triệu đồng /xã; hỗ trợ cho thôn (xóm) đạt chuẩn thôn, xóm nông thôn mới kiểu mẫu 100 triệu đồng/thôn (xóm); hỗ trợ vườn mẫu các xã, thị trấn 5 triệu đồng/vườn; hỗ trợ thực hiện cơ giới hóa, phát triển sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng hữu cơ,…

3. Huyện Yên Khánh đã được Thủ tướng Chính phủ Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018 tại Quyết định số 1642/QĐ-TTg ngày 28/11/2018. 

4. Về số xã, thị trấn đạt chuẩn theo quy định

4.1. Số xã đạt chuẩn theo quy định

– Tổng số xã trên địa bàn huyện: 18 xã.

– Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 18 xã.

– Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới: 18/18 xã, đạt tỷ lệ 100%.

– Số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 12 xã (Khánh Nhạc, Khánh Hải, Khánh Tiên, Khánh Cư, Khánh Cường, Khánh Trung, Khánh Công, Khánh Mậu, Khánh Thủy, Khánh Hòa, Khánh Thiện, Khánh Thành).

+ Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 12/18 xã đạt tỷ lệ 66,67% (cao hơn tỷ lệ theo quy định);

+ Số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu là: 02 xã (xã Khánh Thiện, Khánh Thành), đạt 11,11%.

– Số thôn, xóm đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu là 150 thôn, xóm, đạt tỷ lệ 62,5%.

4.2. Số thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh theo quy định:

– Số thị trấn trên địa bàn huyện: 01 thị trấn (thị trấn Yên Ninh).

– Số thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh: 01 thị trấn. 

– Tỷ lệ số thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh: 100%.

5. Về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao ở các xã

Đến nay, huyện Yên Khánh đã có 10 xã (Khánh Cư, Khánh Hải, Khánh Tiên, Khánh Nhạc, Khánh Trung, Khánh Cường, Khánh Mậu, Khánh Công, Khánh Thủy, Khánh Hòa) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 02 xã (Khánh Thiện, Khánh Thành) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

5.1. Về quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch:

Từ năm 2011, UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện và phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 cho 18/18 xã trên địa bàn, trong đó: 

– 02 xã Khánh Hòa, Khánh Phú nằm trong quy hoạch phân khu mở rộng đô thị phía nam (khu 1-2) trong quy hoạch đô thị thành phố Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn 2050;

– 02 xã Khánh Thiện, Khánh Thành đã rà soát quy hoạch chung giai đoạn 2011-2020 phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2025.

– 14 xã còn lại đã lập quy hoạch chung xây dựng xã giai đoạn 2021-2023;

Căn cứ quy hoạch chung của các xã, 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đã xây dựng quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã/quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch chung phát triển kinh tế xã hội, đồng thời ban hành quy định về quản lý quy hoạch và tổ chức thực hiện theo quy hoạch.

Đánh giá: Huyện Yên Khánh có 12 xã đạt tiêu chí số 1 về Quy hoạch theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

5.2. Về giao thông: 

Thực hiện phương châm nhà nước hỗ trợ xi măng, nhân dân góp công, nguyên vật liệu, phong trào nâng cấp đường giao thông nông thôn đã được nhân dân các xã đồng tình thực hiện. Giai đoạn 2012-2021, toàn huyện Yên Khánh đã tiếp nhận 54.683 tấn xi măng từ nguồn ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) hỗ trợ cùng với đóng góp tiền, vật liệu, ngày công, hiến đất của nhân dân, triển khai xây dựng, nâng cấp được 3.196 tuyến đường, với tổng chiều dài 451,7 km; cứng hóa 137,3 km đường trục chính nội đồng.

Đến nay 100% số xã đã có đường tới trung tâm xã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn theo quy định; 100% số thôn, xóm có đường ngõ, xóm bằng bê tông; đường giao thông trục chính nội đồng cơ bản được cứng hóa đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất và dân sinh; lắp đặt 250 km đường điện chiếu sáng, trồng trên 203 km đường hoa, cây xanh ven các trục đường và ở các khu dân cư. Các xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đã thực hiện nâng cấp, cải tạo đồng bộ hệ thống đường giao thông đạt chuẩn theo yêu cầu các tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Cụ thể: 

– Đường liên xã, trục xã: toàn huyện có 112,51 km, đã được nhựa hóa, bê tông hóa đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đạt 100%. Trên địa bàn 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là 71,48 km, được bảo trì thường xuyên, có hệ thống cây xanh đoạn qua khu dân cư có vỉa hè, hệ thống điện chiếu sáng cao áp, rãnh thoát nước; biển chỉ dẫn, biển báo và có các hạng mục cần thiết theo quy định (đạt 100%);

– Đường trục thôn, liên thôn: toàn huyện có 175,46 km được bê tông hóa, đạt chuẩn đạt 100%. Trên địa bàn 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là 120,49 km, mặt đường rộng 5,5m trở lên, được duy tu, sửa chữa thường xuyên, đoạn qua khu dân cư có hệ thống điện chiếu sáng cao áp, rãnh thoát nước; có các hạng mục cần thiết theo quy định đạt 100%;

– Đường ngõ, xóm: toàn huyện có 372,24 km, đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm đạt 100%. Trên địa bàn 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu có 246,24 km, mặt đường rộng 3,5m trở lên, đoạn qua khu dân cư có hệ thống điện chiếu sáng cao áp, rãnh thoát nước; có các hạng mục cần thiết theo quy định đạt 100%;

– Đường trục chính nội đồng: toàn huyện có 244,24 km, đã được cứng hóa đạt chuẩn theo quy định, đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm đạt 100%. Trên địa bàn 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu có 148,5 km, được cứng hóa, đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa đạt 92% (yêu cầu của tiêu chí ≥ 70%);

Đánh giá: Huyện Yên Khánh có 12 xã đạt tiêu chí số 2 về Giao thông theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

5.3. Về thủy lợi và phòng chống thiên tai: 

– Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt ≥ 90%: tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu được tưới và tiêu chủ động là 12.202,2/12.273,6 ha đạt 99,4%; 

– Về Tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả, bền vững: 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đều có tổ chức thủy lợi cơ sở là các HTX dịch vụ nông nghiệp có nhiệm vụ quản lý, khai thác các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được xã giao để thực hiện cấp, tưới, tiêu và thoát nước, thông báo lịch cấp, tưới, tiêu, thoát nước cho người dân trên địa bàn xã. Các HTX thành lập và hoạt động theo quy định của Luật HTX năm 2012. Hàng năm các HTX đều ký hợp đồng với các tổ thủy nông để cung cấp dịch vụ thủy lợi trên địa bàn 100% số thôn của xã; các HTX ban hành thông báo lịch cấp, tưới, tiêu và thoát nước đảm bảo vận hành và điều tiết nước tới từng thửa ruộng kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Các HTX đều có điều lệ, quy chế hoạt động dịch vụ thủy lợi được trên 50% số thành viên của HTX thông qua và UBND xã xác nhận. Các HTX đều có lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa 100% các công trình được giao quản lý; có lập phương án bảo vệ các công trình thủy lợi, đảm bảo không để xảy ra vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; một số HTX có ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong vận hành điều tiết nước phụ vụ tưới tiêu cho cây lúa và có số điểm đánh giá hoạt động hiệu quả, bền vững đều đạt từ 80 điểm trở lên tương đương mức đạt.

– Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực được tưới tiên tiến, tiết kiệm: 12/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đã thực hiện áp dụng quy trình kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đối với cây trồng chủ lực là cây lúa, rau an toàn. Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực (cây lúa, rau an toàn) của 12 xã được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 4.502,7/8.080,2 ha đạt 55,7%.

– Công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được bảo trì hàng năm: Hằng năm, UBND huyện bố trí nguồn vốn và phân cấp cho UBND các xã thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, nâng cấp, bảo trì các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; 12 xã đã thực hiện ban hành kế hoạch bảo trì các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bảo trì đảm bảo đạt 100% kế hoạch. Kế hoạch kiểm tra các công trình thủy lợi của các xã được triển khai thực hiện trước và sau mùa mưa bão, có phương án sửa chữa kịp thời, thực hiện tốt các quy định về an toàn hồ đập để đảm bảo công tác quản lý vận hành, an toàn công trình.

– Kiểm kê, kiểm soát các nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi: Trong năm 2023, UBND các xã đã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn kiểm soát, xử lý nguồn nước thải từ sinh hoạt, từ chăn nuôi, và các hoạt động kinh doanh cũng như nuôi trồng thủy hải sản của đơn vị; trước khi thải ra môi trường 100% nguồn nước thải phải được qua xử lý đảm bảo quy định. Đến cuối năm 2022, trên địa bàn 12 xã không có vi phạm về nguồn nước xả thải vào các công trình thủy lợi trên địa bàn. 

– Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ: 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đã thành lập Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; hằng năm, xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai; có phương án ứng phó đối với các loại hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên địa bàn, phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão theo phương châm “4 tại chỗ” được phê duyệt theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai. Hằng năm, các xã đã tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm, kịp thời các Luật, Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và của UBND tỉnh, UBND huyện về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cả cộng đồng về các loại hình thiên tai, kinh nghiệm, kiến thức phòng tránh, nhất là việc chủ động phương án ứng phó, khắc phục hậu quả với bão mạnh, siêu bão. Xác định phòng chống, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Công tác tuyên truyền được thường xuyên phát sóng trên hệ thống đài phát thanh huyện, cụm truyền thanh các xã và được phát tăng thời lượng, truyền tải kịp thời các bản tin, công điện chỉ đạo của các cấp về phòng chống, ứng phó thiên tai trong thời điểm diễn ra các đợt bão, lũ, để các cấp chính quyền địa phương, cơ sở và người dân chủ động thực hiện. Kết quả chấm điểm nội dung chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ, cả 12 xã đều đạt trên 80 điểm, tương đương mức Tốt.

Đánh giá: Huyện Yên Khánh có 12 xã đạt tiêu chí số 3 về Thủy lợi và phòng chống thiên tai theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

5.4. Về điện:

Hệ thống điện toàn huyện được đầu tư nâng cấp đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Toàn huyện đã làm mới 25,2 km đường điện cao thế, hạ thế; nâng cấp 117 km đường điện cao thế, hạ thế; chủ yếu là vốn của ngành điện, người dân đóng góp đất xây dựng hành lang an toàn lưới điện, hệ thống điện chiếu sáng đường thôn, ngõ xóm.

Hệ thống điện của huyện đảm bảo đáp ứng yêu cầu cung cấp điện ổn định, an toàn, liên tục, phục vụ tốt nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất, đời sống sinh hoạt của nhân dân và các nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương. 

Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và sử dụng điện toàn huyện là 100%.

Đánh giá: Huyện Yên Khánh có 12 xã đạt tiêu chí số 4 về Điện theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

5.5. Về giáo dục: 

Toàn huyện Yên Khánh có 61 trường học (gồm 20 trường mầm non, 22 trường tiểu học, 19 trường trung học cơ sở), trên địa bàn các xã xây dựng nông thôn mới có 56 trường. Hệ thống trường, phòng học đáp ứng nhu cầu cho công tác giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Đến nay, 61/61 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 100%. Tổng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường khoảng trên 800 tỷ đồng. Tỷ lệ trường học các cấp đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất theo quy định: Năm 2022, 100% trường học các cấp (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) trên địa bàn xã đều đạt chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học mức độ 1 trở lên.

– Về tỷ lệ trường học các cấp đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 và mức độ 2: Trên địa bàn 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu có 36/36 trường (đạt 100%) đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 trở lên trong đó có 34/36 trường đạt chuẩn mức độ 2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện tại của các trường học trên địa bàn cơ bản đáp ứng cho công tác quản lý giáo dục, tổ chức dạy và học ở các cấp học.

– Các xã đều quan tâm duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tỷ lệ phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi ở 12 xã đều đạt 100%;

– Tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học và THCS mức độ 3 ở 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đều đạt 100%; 

– Tỷ lệ xóa mù chữ đạt chuẩn mức độ 2 ở 12 xã đều đạt 100%; 

– Cộng đồng dân cư địa phương 12 xã đều có phong trào hiếu học, luôn quan tâm xây dựng cộng đồng học tập và là đều là địa phương xếp loại Tốt của huyện.

– Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) toàn huyện đạt trên 95%.

Đánh giá: Huyện Yên Khánh có 12 xã đạt tiêu chí số 5 về Giáo dục theo của Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

5.6. Về văn hóa: 

Từ năm 2011 đến hết năm 2017, toàn huyện đã xây mới thêm và cải tạo, nâng cấp được 205 nhà văn hóa thôn, xóm; cải tạo 18 sân thể thao xã và xây mới 15 Nhà văn hóa trung tâm xã. Đến hết năm 2017, 18/18 (đạt 100%) xã có nhà văn hóa, 18/18 xã có khu thể thao; 240/240 (100%) thôn, xóm trên địa bàn 18 xã có nhà văn hóa. 

– Trên địa bàn 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu có 174 thôn, xóm đều có nhà văn hóa, khu thể thao trung tâm, được lắp đặt dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời tại các điểm công cộng phục vụ sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao cho người dân, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em, đảm bảo theo quy định. Mạng lưới Nhà văn hóa – khu thể thao các xã hoạt động thường xuyên, có hiệu quả, đã đáp ứng được các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và tổ chức hội họp của nhân dân.

– Tỷ lệ thôn được công nhận khu dân cư văn hóa 174/174 thôn, xóm đạt 100%; Tỷ lệ gia đình được công nhận gia đình văn hóa 28.121/28.902 gia đình đạt 97,3% (từng xã đều đạt trên 94% theo quy định của tiêu chí), trong đó số gia đình được tặng giấy khen 4.566/28.902 gia đình đạt 15,8% (từng xã đều đạt từ 15% trở lên).

– Tỷ lệ thôn, xóm đạt chuẩn thôn, xóm kiểu mẫu của các xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu là 125/174 xóm đạt đạt 71,8% (mỗi xã đều đạt trên 40% vượt quy định của tiêu chí). Trong đó 02 xã nông thôn mới kiểu mẫu Khánh Thành, Khánh Thiện có 100% số thôn, xóm đạt chuẩn thôn, xóm kiểu mẫu.

Đánh giá: Huyện Yên Khánh có 12 xã đạt tiêu chí số 6 về Văn hóa theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

5.7. Về dịch vụ, thương mại:

Đến nay các xã đều đã quy hoạch, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, đáp ứng tốt nhu cầu buôn bán trao đổi hàng hóa, tiêu thụ nông sản của người dân. Toàn huyện có 09 xã được quy hoạch, xây dựng chợ đảm bảo tiêu chuẩn chợ hạng 3 trở lên, chợ Xanh xã Khánh Thiện được đầu tư nâng cấp đạt chuẩn chợ hạng 2.

Trong số 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu có 06 xã có chợ (Khánh Hòa, Khánh Nhạc, Khánh Trung, Khánh Mậu, Khánh Thiện, Khánh Thành), diện tích các chợ từ 2.300 m2 trở lên, với trên 100 hộ kinh doanh. Các chợ đều có bảng tên chợ, có bố trí khu vệ sinh nam, nữ; điểm trông giữ xe; khu hàng hóa tươi sống và khu ăn uống được bố trí riêng; có hệ thống thu gom, lưu trữ, vận chuyển rác; có hệ thống tiêu thoát nước, phòng cháy chữa cháy… điểm kinh doanh trong chợ gồm các quầy hàng, ki ốt, diện tích kinh doanh tối thiểu đạt từ 3m2 trở lên; đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát ô nhiễm môi trường. Công tác quản lý điều hành chợ theo quy định, nội quy chợ, có sử dụng cân đối chứng, thiết bị đo lường phù hợp; các hàng hóa kinh doanh tại chợ không thuộc danh mục cấm theo quy định. Các xã còn lại đều có các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini đảm bảo an toàn thực phẩm, các hàng hóa kinh doanh không thuộc danh mục cấm theo quy định.

Đánh giá: Huyện Yên Khánh có 12 xã đạt tiêu chí số 7 về Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

5.8. Về thông tin và truyền thông:

– Toàn huyện có 18 xã đều có điểm phục vụ bưu chính; mỗi điểm đều có nhân viên phục vụ và có 01 bưu tá đưa trả hàng; dịch vụ viễn thông, internet phủ khắp trên địa bàn toàn huyện, hệ thống dây dẫn đường truyền thường xuyên được cải tạo nâng cấp đảm bảo phù hợp mĩ quan và chất lượng đường truyền; 100% các xã đã có hệ truyền thanh, hệ thống loa tới các thôn, xóm đảm bảo cho công tác thông tin tuyên truyền kịp thời đến người dân trên địa bàn; 100% các xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và điều hành; ứng dụng phần mềm i-Office, phần mềm i-Gate cổng dịch vụ công trực tuyến trong quản lý văn bản và điều hành công việc hoạt động thông suốt từ huyện đến cơ sở.

– Trên địa bàn 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đều có điểm phục vụ bưu chính nằm trên các tuyến đường trục thuận tiện giao thông đi lại, được trang bị hệ thống máy tính có kết nối internet, máy quét; nhân viên điểm phục vụ được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến để hỗ trợ, hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động có sử dụng điện thoại thông minh là 44.464/48.478 người đạt 91,72% (yêu cầu của tiêu chí ≥ 80%); có hệ thống truyền thanh đảm bảo thông tin tuyên truyền tới người dân trên địa bàn; 100% các thôn, xóm đã có các cụm loa hoạt động thường xuyên giúp cho nhân dân cập nhật, nắm bắt nhanh chóng các thông tin trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các thông tin của địa phương; 100% các hộ gia đình xem được một trong số các phương thức truyền hình vệ tinh, cáp, số mặt đất, truyền hình qua mạng Internet; hệ thống Internet, đường truyền được được phủ khắp các thôn, xóm.

Các xã đều có tủ sách của xã được đặt tại Trung tâm văn hóa thể thao của xã; các thôn, xóm có tủ sách pháp luật đặt tại nhà văn hóa thôn, xóm để phục vụ người dân tìm hiểu và đọc miễn phí. Trang thông tin điện tử đã được nâng cấp theo quy định; cập nhật kịp thời các thông tin giới thiệu về địa phương, thông tin cán bộ lãnh đạo của xã, các tin tức về các văn bản mới, phổ biến pháp luật, thủ tục hành chính, các tin tức sự kiện của hoạt động của các ngành, đoàn thể, ….

Hệ thống mạng đã được phủ khắp trên địa bàn, hệ thống dây dẫn, thường xuyên được cải tạo nâng cấp đảm bảo phù hợp mĩ quan và chất lượng đường truyền. Mỗi xã có 5-7 điểm công cộng được mắc mạng wifi miễn phí đáp ứng tốt về chất lượng dịch vụ, các điều kiện kỹ thuật khai thác và bảo đảm an toàn thông tin theo các quy định hiện hành.

Các xã nông thôn mới kiểu mẫu đã xây dựng mô hình thôn thông minh (xã Khánh Thành: xóm 9; xã Khánh Thiện: xóm Cầu), trong đó: trên 85% số hộ gia đình sử dụng hạ tầng mạng Internet băng rộng cáp quang; 95% người dân trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh, trên 70% người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử,…

Đánh giá: Huyện Yên Khánh có 12 xã đạt tiêu chí số 8 về Thông tin và truyền thông theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

5.9. Về nhà ở dân cư:

Những năm vừa qua, kinh tế – xã hội nông thôn có sự phát triển vượt bậc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được nâng lên, người dân đã quan tâm đầu tư xây mới, nâng cấp các công trình nhà ở, phụ trợ ngày càng khang trang, sạch đẹp. Bên cạnh đó, huyện Yên Khánh đã thực hiện tốt chính sách nhà ở cho người nghèo theo chính sách của Chính phủ; tuyên truyền, vận động nhân dân xây mới, cải tạo, nâng cấp nhà ở, công trình ao, vườn, chuồng trại chăn nuôi theo tiêu chí “3 sạch”. Đã xóa bỏ được 461 nhà tạm, nhà dột nát. Đến nay, tỷ lệ nhà ở dân cư đạt chuẩn chiếm 99,99%, trên địa bàn huyện không còn nhà tạm, nhà dột nát. 

Số hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố ở các xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là 26.567 hộ, đạt tỷ lệ 100%.

Đánh giá: Huyện Yên Khánh có 12 xã đạt tiêu chí số 9 về Nhà ở dân cư theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

5.10. Về thu nhập: 

Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 toàn huyện là 69,42 triệu đồng/người/năm, riêng 10 xã nông thôn mới nâng cao đều đạt trên 69 triệu đồng (Khánh Cư: 69,87 triệu đồng, Khánh Hải: 69,24 triệu đồng, Khánh Tiên: 70,26 triệu đồng, Khánh Nhạc: 70,06 triệu đồng, Khánh Trung: 69,05 triệu đồng, Khánh Cường: 69,75 triệu đồng, Khánh Mậu: 70,17 triệu đồng, Khánh Công 70,77 triệu đồng, Khánh Thủy: 71,16 triệu đồng, Khánh Hòa: 70,11 triệu đồng); của 02 xã nông thôn mới kiểu mẫu đều đạt trên 70 triệu đồng (Khánh Thiện 70,79 triệu đồng, Khánh Thành: 70,85 triệu đồng).

Đánh giá: Huyện Yên Khánh có 12 xã đạt tiêu chí số 10 về Thu nhập theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

5.11. Về hộ nghèo:

Công tác người có công, giảm nghèo, an sinh xã hội được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Tổ chức thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người có công, đối tượng BTXH, đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tổ chức phân loại hộ nghèo, thực hiện đồng bộ các giải pháp, giảm nghèo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các mô hình dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo. Kết quả 01/2023, tỷ lệ nghèo theo tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của các xã là 508/47.742 hộ đạt 1,06% (từng xã đều đạt dưới 1,5%), trong đó 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là 268/29.107 hộ đạt tỷ lệ 0,92%.

Đánh giá: Huyện Yên Khánh có 12 xã đạt tiêu chí số 11 về Nghèo đa chiều theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

5.12. Về lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ:

Huyện đã chỉ đạo các xã tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lao động, tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề cho lao động thuộc đơn vị mình quản lý. Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

– Đối với lao động qua đào tạo: Năm 2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo bình quân của các xã trên địa bàn huyện là 62.206/73.167 người, đạt tỷ lệ 85,02%. Đối với 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là 41.795/48.478 người, đạt tỷ lệ 86,2 % (từng xã đều đạt trên 85%).

– Đối với lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ: Năm 2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của các xã trên địa bàn huyện là 25.758/73.167 người, đạt tỷ lệ 35,2%. Đối với 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là 17.866/48.478 người, đạt tỷ lệ 36,9% (từng xã đều đạt tỷ lệ trên 35%).

– Tỷ lệ lao động làm việc trong ngành kinh tế chủ lực: 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu xác định ngành kinh tế chủ lực của xã là sản xuất nông nghiệp; với tỷ lệ lao động làm việc trong ngành kinh tế chủ lực là 26.718/48.478 người đạt 55,1% (trung bình các xã đều đạt từ 50% trở lên).

Đánh giá: Huyện Yên Khánh có 12 xã đạt tiêu chí số 12 về Lao động theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

5.13. Về tổ chức sản xuất:

Toàn huyện toàn có 43 hợp tác xã (HTX) gồm 28 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, 4 hợp tác xã công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 11 HTX chuyên ngành; trong đó 74,41% hợp tác xã xếp loại khá, tốt; 100% xã trên địa bàn có hợp tác xã được tổ chức và hoạt động hiệu quả theo quy định, góp phần cung cấp dịch vụ và tổ chức hoạt động sản xuất, kinh tế nông nghiệp trong nông thôn hiệu quả. Tổng số thành viên của HTX là 30.144 người, lao động thường xuyên của HTX là 1.240 người; doanh thu bình quân 1 HTX là 1.476 triệu đồng; Các HTX được đánh giá xếp loại: Tốt là 5 HTX, khá là 27 HTX, trung bình là 11 HTX.

– Trên địa bàn 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu có 24 HTX, trong đó 22 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp và 2 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; 70,8% số HTX xếp loại khá, tốt; 100% HTX được tổ chức và hoạt động hiệu quả theo quy định, góp phần cung cấp dịch vụ và tổ chức hoạt động sản xuất, kinh tế nông nghiệp hiệu quả. Tổng số thành viên của HTX là 19.224 người, lao động thường xuyên của HTX là 840 người; doanh thu bình quân 1 HTX là 1.676 triệu đồng; số cán bộ quản lý của HTX là 180 người; trình độ cán bộ quản lý HTX: sơ cấp trung cấp là 39 người, cao đẳng, đại học là 21 người. HTX được đánh giá xếp loại: Tốt là 5 HTX, khá là 12 HTX, trung bình là 7 HTX. 

– Mỗi xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đều có ít nhất 01 sản phẩm OCOP được xếp hạng đạt chuẩn hoặc sản phẩm tương đương.

– Mô hình liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực đảm bảo bền vững: có 18 mô hình của các hợp tác xã tổ chức liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức cá nhân liên quan cung cấp vật tư, nguyên vật liệu đầu vào, dịch vụ phục vụ sản xuất cho người dân đồng thời liên kết thu mua, tiêu thụ sản phẩm cho người dân theo chuỗi giá trị bền vững với tổng doanh thu 70,8 tỷ đồng/năm.

– Ứng dụng chuyển đổi số để truy xuất nguồn gốc sản phẩm chủ lực: Hầu hết các xã trên địa bàn huyện Yên Khánh xác định sản phẩm chủ lực của địa phương là cây lúa và thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGap hoặc tương đương. 12 xã đã hoàn thành việc cấp mã số vùng sản xuất nguyên liệu chủ lực của xã theo Quyết định số 3156/QĐ-BNN-TT ngày 19/8/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành tài liệu hướng dẫn tạm thời về cấp, quản lý mã số vùng trồng.

– Tất cả 12 xã đều bước đầu quan tâm phát triển thương mại điện tử, bán sản phẩm chủ lực của địa phương (lúa, gạo) qua trang thông tin điện tử, mạng xã hội và ứng dụng khác, tỷ lệ đều đạt trên 10%. 

– Các xã đã chú trọng việc quảng bá hình ảnh điểm du lịch, di tích lịch sử văn hóa, truyền thống của địa phương trên cổng thông tin điện tử của huyện, xã, qua ứng dụng internet, mạng xã hội gắn với các tour, điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh nhằm thu hút khách du lịch trong, ngoài tỉnh và phát triển kinh tế gắn với du lịch, dịch vụ, mỗi xã đều có ít nhất một mô hình quảng bá hình ảnh du lịch của xã.

– Các xã đều có tổ khuyến nông cộng đồng cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ người dân địa phương kiến thức ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp hiệu quả. 

Đánh giá: Huyện Yên Khánh có 12 xã đạt tiêu chí số 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

5.14. Về y tế: 

Toàn huyện có 18 trạm y tế xã, cơ sở vật chất được kiên cố hóa đạt chuẩn, đủ các phòng chức năng; đầy đủ trang thiết bị cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân.

Trên địa bàn 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu:

+ Tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn toàn huyện nói chung và  12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đều đạt trên 95%, các xã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng sổ sức khỏe điện tử. Trạm y tế các xã đã cài đặt phần mềm quản lý y tế cơ sở, hồ sơ sức khỏe điện tử, phần mềm quản lý tiêm chủng mở rộng, tiêm phòng Covid-19, khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi toàn huyện giảm còn 10,5%.

+ Tỷ lệ người dân được quản lý sức khỏe đạt trên 90% và đạt cho cả nam và nữ (chung toàn huyện đạt 93,5%);

+ Tỷ lệ người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa đạt trên 40% và đạt cho cả nam và nữ; 

+ Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử đạt trên 90%;

Đánh giá: Huyện Yên Khánh có 12 xã đạt tiêu chí số 14 về Y tế theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

5.15. Về hành chính công:

Trên địa bàn 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đều có hệ thống cơ sở vật chất và tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên cổng dịch vụ công theo quy định. Cả 12 xã đều đáp ứng dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 3 trở lên.

Các xã đều giải quyết kịp thời các nhu cầu của các tổ chức cá nhân khi phát sinh TTHC, không để quá hạn nên không phát sinh khiếu nại vượt cấp; 

Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC của xã: Đến năm 2022, trên 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về giải quyết TTHC, trong đó trên 85% hài lòng về giải quyết các TTHC lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư.

Đánh giá: Huyện Yên Khánh có 12 xã đạt tiêu chí số 15 về Hành chính công theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

5.16. Về tiếp cận pháp luật:

Năm 2022, huyện Yên Khánh có 100% xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Trên địa bàn 12 nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu xã đều có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả được công nhận.

Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải thành của các xã đạt tỷ lệ 100% (yêu cầu của tiêu chí ≥ 90%);

Tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý được tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu đạt trên 95% (yêu cầu của tiêu chí ≥ 90%).

Đánh giá: Huyện Yên Khánh có 12/12 xã đạt tiêu chí số 16 về Tiếp cận pháp luật theo quy định của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới nâng cao cấp xã giai đoạn 2021-2025.

5.17. Về môi trường:

– Khu vực kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật vè bảo vệ môi trường: 1.120/1.120 cơ sở đạt tỷ lệ 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản đảm bảo quy định về môi trường và đều đã hoàn thành việc lập các hồ sơ trên trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận, xác nhận và thực hiện đúng các nội dung trong hồ sơ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận, chấp thuận theo quy định.

– Tỷ lệ cơ sở cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định môi trường:

+1.120/1.120 cơ sở đạt tỷ lệ 100% số cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản tại các xã đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường được cấp thẩm quyền xác nhận và thực hiện đúng các nội dung cam kết. 100% cơ sở thực hiện quan trắc môi trường định kỳ theo quy định; 100% cơ sở có công trình, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn (CTR) thông thường, CTR nguy hại và chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định; 100% cơ sở có công trình thu gom, thoát nước, xử lý nước thải, khí thải phát sinh theo quy định. 

+ Trên địa bàn huyện có 07 làng nghề được UBND tỉnh công nhận bao gồm: làng nghề cói Bình Hòa, làng nghề cói – bèo bồng Đức Hậu, làng nghề cói – bèo bồng Đồng Mới xã Khánh Hồng, làng nghề cói xóm 8 xã Khánh Mậu, làng nghề cây cảnh xóm 1 xã Khánh Thiện, làng nghề ẩm thực xóm Phong An, xã Khánh Thiện, làng nghề bún Yên Ninh, thị trấn Yên Ninh. Các cơ sở sản xuất trong làng nghề đã thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường. UBND các xã có làng nghề đã xây dựng phương án bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường CCN, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và được UBND huyện phê duyệt, UBND các xã đã thành lập tổ tự quản về môi trường và quy chế hoạt động của tổ tự quản môi trường làng nghề.

– Tỷ lệ CTR sinh hoạt và CTR không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định:

+ CTR sinh hoạt: Theo thống kê tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày tại 19 xã, thị trấn ước tính khoảng 78 tấn/ngày (28.500 tấn/năm), trên địa bàn 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là 46,6 tấn/ngày. 

UBND các xã đã phát động người dân tự phân loại rác thải tại hộ gia đình để xử lý tại chỗ đối với chất thải dễ phân hủy như thực phẩm thừa, chất hữu cơ,… được các gia đình tận dụng làm thức ăn gia súc hoặc phân hữu cơ; đối với các chất thải như giấy, kim loại, chai nhựa… được thu gom để bán phế liệu, còn lại được thu gom, vận chuyển xử lý tại nhà máy xử lý chất thải rắn của tỉnh tại thành phố Tam Điệp.

Thực hiện chủ trương của huyện đóng cửa bãi rác, đến nay đã có 100% xã, thị trấn đã ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển rác thải đi xử lý tại nhà máy xử lý rác thải của tỉnh. Trên địa bàn huyện Yên Khánh không có trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chỉ có các điểm tập kết. Tại các điểm tập kết chỉ diễn ra các hoạt động chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ xe gom rác lên xe chuyên dụng; hoạt động diễn ra trong thời gian ngắn, chất thải rắn sinh hoạt không đổ xuống mặt đất, các xe gom rác chỉ tập kết trong thời gian khoảng 01-04 giờ do đó không có chất thải rắn hoặc nước rỉ rác rơi vãi ra khu vực tập kết rác. UBND các xã, thị trấn đã chỉ đạo các đơn vị thu gom chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường tại các điểm tập kết như: tập kết chất thải đúng thời gian quy định, dọn vệ sinh sau mỗi ca hoạt động, không để chất thải rắn, nước rỉ rác tràn đổ ra khu vực tập kết.

+ Đối với chất thải rắn xây dựng chủ yếu phát sinh từ các hoạt động phá dỡ hoặc xây dựng công trình có khối lượng khoảng 4,52 tấn/ngày được các chủ công trình tái sử dụng tại chỗ để làm vật liệu san lấp, gia cố, nâng cấp các tuyến đường làng, ngõ xóm. Tỷ lệ chất thải rắn trên địa bàn được phân loại, thu gom, xử lý đạt 93,6%. Ý thức của người dân cũng được nâng cao, không còn tình trạng vứt rác bừa bãi. 

– Đối với tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả: Trên địa bàn 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỷ lệ các hộ gia đình có hố ga riêng để xử lý nước thải phát sinh của gia đình trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của khu dân cư là 29.077/29.077 hộ, đạt tỷ lệ 100%; 174/174 khu dân cư các xã có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của khu vực; không có hiện tượng tắc nghẽn, tù đọng nước thải và ngập úng trong khu dân cư.

– Bao gói thuốc bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và CTR y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường: 

+ Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng: các xã đã lắp đặt 686 bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại các vị trí phù hợp thuận tiện cho việc thu gom và đảm bảo vệ sinh môi trường tại các cánh đồng thu gom được khoảng 2.295kg/năm.

+ Đối với rác thải nguy hại của Trạm y tế xã được vận chuyển về Trung tâm Y tế huyện, Trung tâm Y tế huyện đã ký kết hợp đồng với Công ty cổ phần đầu tư và kỹ thuật tài nguyên môi trường ETC tại Nam Định để xử lý. 

– Cảnh quan, không gian xanh – sạch – đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung: Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, hàng năm UBND các xã thường xuyên hưởng ứng, tổ chức kỷ niệm các ngày lễ về môi trường. Duy trì việc tổng vệ sinh môi trường mỗi tháng 2 lần, các xã đều có cảnh quan, không gian xanh – sạch – đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung.

– Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại CTR tại nguồn: Tất cả các khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu đều triển khai các mô hình về phân loại, xử lý rác thải tại nguồn, giảm lượng rác thải phát sinh và hỗ trợ các khu dân cư với mức 22,5 triệu đồng/khu dân cư đối với các khu dân cư làm điểm và 15 triệu đồng/khu dân cư đối với các khu dân cư còn lại. Đến nay, tại các xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu đã có 19.211/25.482 hộ gia đình có triển khai mô hình phân loại rác thải tại nguồn, đạt tỷ lệ 75,39% (bình quân các xã đều đạt ≥ 50% theo yêu cầu của tiêu chí);

– Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường: 

+ Chất thải sinh hoạt hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp: Lượng phụ phẩm nông nghiệp được người dân tận dụng làm nấm, làm chất đốt, thức ăn cho gia súc hoặc xử lý ngay tại đồng ruộng, tại vườn bằng các hình thức cày lật đất, ngâm ủ với chế phẩm sinh học làm phân bón. Đến nay tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp phát sinh từ sinh hoạt được tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường đạt trên 82%.

+ Chất thải chăn nuôi: 100% lượng chất thải chăn nuôi phát sinh tại các hộ trên địa bàn 12 xã được các hộ chăn nuôi xử lý bằng men vi sinh, đệm lót sinh học, máy ép phân, xử lý thành phân bón vi sinh bán cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu hoặc xử lý qua hệ thống hầm biogas, ao lắng, hồ sinh học. Bao bì thức ăn chăn nuôi tại các trang trại và hộ chăn nuôi sau sử dụng phần lớn được tái sử dụng.

– Cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường: trên địa bàn các 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu có 78 trang trại, 100% các trang trại chăn nuôi đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và được UBND huyện xác nhận thủ tục bảo vệ môi trường; các cơ sở chăn nuôi quy mô hộ gia đình đã đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được UBND xã xác nhận. Các trang trại, hộ gia đình chăn nuôi đều có các công trình, biện pháp xử lý chất thải như xử lý bằng bể biogas, đệm lót sinh học,… đảm bảo vệ sinh, môi trường và đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi.

– Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng: Địa phương đã tích cực tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng hình thức hỏa táng, đảm bảo vệ sinh môi trường; kết quả tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng ở 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đều đạt từ 10% trở lên;

– Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn: Các địa phương đã xây dựng và triển khai hiệu quả kế hoạch tổ chức phát động Tết trồng cây hưởng ứng Chương trình 1 tỷ cây xanh. Tỷ lệ đất cây xanh sử dụng công cộng toàn huyện là 4,09 m2/người, ở các xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỷ lệ là 368.185,5 m2/90.910 người, đạt 4,05 m2/người (từng xã đều đạt ³4m2/người).

– Chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định: UBND các xã đã ban hành Kế hoạch để giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa tại địa phương và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn các xã được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định đạt trên 95% (chủ yếu các hộ và tổ thu gom tự phân loại để tái sử dụng hoặc bán phế liệu) (yêu cầu của tiêu chí ≥ 90%);

Đánh giá: Huyện Yên Khánh có 12/12 xã đạt tiêu chí số 17 về Môi trường theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

5.18. Về chất lượng môi trường sống:

Huyện Yên Khánh có 14 công trình cấp nước tập trung đều có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững, số hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung toàn huyện là: 37.752/47.742 hộ, đạt tỷ lệ 79,02%. Ở 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỷ lệ này là 18.093/22.597 hộ đạt 80%; Bình quân đầu người đạt 92,5 lít/người/ngày đêm.

Công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho chủ cơ sở sản xuất trên địa bàn 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu được thực hiện thường xuyên, 100% cơ sở, hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm hàng năm được tập huấn về an toàn thực phẩm và trên địa bàn và 12 xã không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm thuộc phạm vị quản lý của xã trong năm 2022. Các cơ sở chế biến, sơ chế thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận an toàn thực phẩm thường xuyên được kiểm tra, giám sát định kỳ đảm bảo 100% cơ sở được chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định.

Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch là 29.077/29.077 hộ, đạt 100%; các hộ dân trong huyện đã thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không 3 sạch” do Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp phát động.

Đánh giá: Huyện Yên Khánh có 12 xã đạt tiêu chí số 18 về Chất lượng môi trường sống theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

5.19. Về quốc phòng và an ninh:

– Về Quốc phòng: Ban Chỉ huy quân sự 18/18 xã được biên chế đủ 4 chức danh, đúng cơ cấu, thành phần, 100% các đồng chí chỉ huy trưởng có trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp quân sự cơ sở trở lên, Ban Chỉ huy quân sự xã có phòng làm việc. Hàng năm luôn kiện toàn đúng, đủ biên chế lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên được giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự đúng, đủ thời gian, chương trình đạt chất lượng tốt. Các xã hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng như công tác tuyển quân, huy động dân quân tự vệ, dự bị động viên, công tác diễn tập, chính sách hậu phương quân đội được giải quyết đúng quy định.

– Về An ninh trật tự: Công tác an ninh trật tự xã hội được đảm bảo, không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội nghiêm trọng trở lên hoặc gây tai nạn nghiêm trọng trở lên; không có khiếu kiện đông người vượt cấp; 12 xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đều có mô hình điểm về phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, ATGT,… gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

Đánh giá: Huyện Yên Khánh có 12 xã đạt tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

6. Về kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao

6.1. Tiêu chí số 01 về Quy hoạch

a) Yêu cầu tiêu chí 

– Có quy hoạch xây dựng chi tiết khu chức năng dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn. 

– Công trình hạ tầng kỹ thuật, hoặc hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng đạt mức yêu cầu theo quy hoạch xây dựng vùng huyện đã được phê duyệt. 

b) Kết quả rà soát 

(i) Có quy hoạch xây dựng chi tiết khu chức năng dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn:

+ Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Yên Khánh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 471/QĐ-UBND ngày 26/06/2023. Ngoài ra, huyện Yên Khánh có một phần ranh giới hành chính (xã Khánh Hòa và xã Khánh Phú) nằm trong Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 28/7/2014; các khu chức năng được cụ thể hóa và xác định theo Quy hoạch phân khu Khu đô thị mở rộng về phía Nam (khu 1-2) trong Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến 4 năm 2050 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1816/QĐ-UBND ngày 27/12/2016.

Quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung và quy hoạch phân khu đô thị được cụ thể hóa bởi các quy hoạch chi tiết, trong đó có quy hoạch các khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn, cụ thể:

 + Quy hoạch phân khu xây dựng KCN Khánh Phú với tính chất là KCN thu hút đầu tư các dự án phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội, định hướng thu hút đầu tư của tỉnh. 

+ KCN Khánh Cư với diện tích quy hoạch khoảng 67 ha, tính chất đầu tư là KCN tập trung với tính chất là đất công nghiệp có mục tiêu phát triển các nghành công nghiệp: Điện tử, sản xuất kính, các sản phẩm sau kính, các nghành công nghệ cao.

+ Quy hoạch chi tiết CCN Khánh Hải 1 với diện tích quy hoạch 49,91 ha, tính chất đầu tư là CCN thu hút các dự án công nghiệp: Sản xuất gia công cơ khi; sản xuất vật liệu xây dựng công nghệ hiện đại, tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường; kho bãi hàng hóa và các ngành công nghiệp khác có công nghệ không gây ô nhiễm môi trường, tạo sự liên kết với KCN, CCN khác trên địa bàn tỉnh.

+ Quy hoạch chi tiết CCN Khánh Hải 2 với diện tích quy hoạch khoảng 49,25 ha, tính chất đầu tư là CCN với tính chất thu hút các dự án công nghiệp: Sản xuất gia công cơ khí; chế biến nông, lâm sản thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng công nghệ hiện đại, tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường; các ngành công nghiệp khác có công nghệ không gây ô nhiễm môi trường, tạo sự liên kết với KCN, CCN khác trên địa bàn tỉnh. 

+ Quy hoạch chi tiết xây dựng CCN Khánh Lợi với diện tích quy hoạch khoảng 63 ha, tính chất đầu tư là CCN với tính chất thu hút các dự án sử dụng – công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường, hu hút đầu tư các ngành nghề: Công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo; sản xuất thiết bị y tế; thiết bị điện; sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm.

+ Quy hoạch chi tiết CCN Khánh Nhạc với diện tích quy hoạch khoảng 37,18ha, tính chất đầu tư thu hút các loại hình dự án về may mặc, cơ khí và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khác

(ii) Công trình hạ tầng kỹ thuật, hoặc hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng đạt mức yêu cầu theo quy hoạch xây dựng vùng huyện đã được phê duyệt: 

Các công trình hạ tầng kỹ thuật hoặc hạ tầng xã hội thiết yếu trên địa bàn huyện Yên Khánh cơ bản đã được hình thành theo định hướng Quy hoạch vùng huyện Yên Khánh được phê duyệt, một số dự án cụ thể như: Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường ĐT.482 kết nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 10 và kết nối Quốc lộ 10 với Quốc lộ 12B đang triển khai thi công; Dự án đầu tư Nâng cấp nghĩa trang liệt sỹ huyện Yên Khánh đang được triển khai thực hiện; Dự án đầu tư Mở rộng khuôn viên và xây dựng mới đơn nguyên Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng – Khoa y tế công cộng của Trung tâm y tế huyện đang được triển khai thiết kế xây dựng.

c) Đánh giá: Huyện đạt chuẩn tiêu chí số 1 về Quy hoạch theo Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

6.2. Tiêu chí 02 về Giao thông 

a) Yêu cầu tiêu chí: 

– Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối liên xã, liên vùng và giữa các vùng nguyên liệu tập trung, phù hợp với quá trình đô thị hóa. 

– Tỷ lệ km đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, có các hạng mục cần thiết về an toàn giao thông theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, lan can phòng hộ,…), được trồng cây xanh, được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng – xanh – sạch – đẹp. 

– Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại III trở lên 

b) Kết quả rà soát 

(i) Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối liên xã, liên vùng và giữa các vùng nguyên liệu tập trung, phù hợp với quá trình đô thị hóa:

Mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn huyện được hình thành theo trục dọc, trục ngang xuyên suốt huyện và liên kết các huyện trong tỉnh, các tỉnh trong vùng. Mạng lưới đường bộ bao gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã với tổng chiều dài 217,68km (không bao gồm đường thôn xóm). Trong đó bao gồm: 

+ Cao tốc: Tuyến cao tốc Hà Nội – Ninh Bình đoạn qua địa bàn huyện Yên Khánh dài khoảng 3,3km có 01 nút giao tại xã Khánh Hòa. 

+ Quốc lộ 10: Đây là tuyến giao thông kết nối Ninh Bình với các tỉnh ven biển phía Bắc như: Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng; phía Nam kết nối với huyện Kim Sơn (Ninh Bình), và thành phố Thanh Hóa. Đoạn tuyến đi qua huyện Yên Khánh tổng chiều dài khoảng 14,7km, đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m. Đoạn qua thị trấn Yên Ninh đã được đầu tư xây dựng đoạn tránh quy mô 4 làn xe. 

+ Đường tỉnh: Trên địa bàn huyện Yên Khánh có 08 tuyến đường tỉnh đi qua (ĐT.476C, ĐT.480B, ĐT.480C, ĐT.481B, ĐT.481C, ĐT.481D, ĐT.482, ĐT.483) với tổng chiều dài khoảng 54,48km, quy mô chủ yếu 2 làn xe, kết cấu nền đường nhựa, bê tông xi măng. 

+ Đường huyện: Trên địa bàn huyện có 3 tuyến đường huyện (ĐH.51, ĐH.52, ĐH.53), với tổng chiều dài khoảng 15,0 km. Các tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp IV trở xuống, kết cấu đường 100% là đường nhựa và bê tông xi măng. Mạng lưới đường huyện đảm bảo kết nối các đường tỉnh, đường quốc lộ QL10 và đến một số trung tâm xã trên địa bàn huyện. 

Đường huyện đi qua đô thị: Tuyến đường Nguyễn Văn Giản dài 500 m thuộc đường huyện ĐH.51 được đầu tư xây dựng đáp ứng tiêu chuẩn đường đô thị.

+ Đường xã: Toàn huyện có tất cả 51 tuyến đường trục xã, liên xã với tổng chiều dài khoảng 112,51 km. Các tuyến đường xã, liên xã chủ yếu có lộ bề rộng mặt đường đạt 3,5-5,5m trở lên. Đặc biệt tại một số xã như: xã Khánh Phú, xã Khánh Cư, xã Khánh An hầu hết các tuyến đường xã có nền đường rộng từ 8- 15m, mặt đường rộng từ 7-9m. Hiện nay,100% các tuyến đường xã đã được nhựa hóa và bê tông hóa.

 (ii) Tỷ lệ km đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, có các hạng mục cần thiết về an toàn giao thông theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, lan can phòng hộ,…), được trồng cây xanh, được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng – xanh – sạch – đẹp:

Toàn bộ 15 km đường huyện được đầu tư xây dựng với kết cấu mặt đường là bê tông nhựa 12,3 km và bê tông xi măng 2,7km (đạt 100%). Các vị trí giao cắt với hệ thống đường trên địa bàn huyện được đầu tư các hạng mục an toàn giao thông đảm bảo theo quy định hiện hành. 100% các đoạn đường huyện đi qua khu dân cư có hệ thống chiếu sáng, cây xanh. Các tuyến đường huyện được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng – xanh – sạch – đẹp.

(iii) Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại III trở lên:

Bến xe khách Thị trấn Yên Ninh được Quy hoạch trong Quy hoạch chung điều chỉnh thị trấn Yên Ninh đến năm 2030 tại phía Đông Bắc thị trấn Yên Ninh, được đầu tư xây dựng hoàn thành vào tháng 7 năm 2019 và được Sở Giao thông vận tải Ninh Bình công bố đưa vào khai thác tại Quyết định số 1772/QĐSGTVT ngày 25/7/2019 là Bến xe khách loại III (thời hiệu công bố từ ngày 25/7/2019 đến ngày 25/7/2024).

c) Đánh giá: Huyện đạt chuẩn tiêu chí số 2 về Giao thông theo Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

6.3. Tiêu chí 03 về Thủy lợi và phòng chống thiên tai: 

a) Yêu cầu tiêu chí 

– Các công trình thủy lợi do huyện quản lý được bảo trì và nâng cấp, đảm bảo tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu theo chuyển đổi số; 

– Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các vi phạm và nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi trên địa bàn huyện; 

– Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng, chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ. 

b) Kết quả rà soát 

(i) Các công trình thủy lợi do huyện quản lý được bảo trì và nâng cấp, đảm bảo tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu theo chuyển đổi số:

Trên địa bàn huyện các công trình thủy lợi được quản lý theo 2 hình thức: UBND huyện (đã được Huyện ủy quyền cho xã và Hợp tác xã trên địa bàn Quản lý khai thác) và Chi nhánh Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ninh Bình trong đó: 

* Đối với công trình do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ninh Bình – Chi nhánh huyện Yên Khánh quản lý: 

Hiện nay công ty đang quản lý khai thác có tổng số: 21 Trạm bơm (trạm bơm Tưới 10 cái, trạm bơm Tiêu 6 cái, trạm bơm Tưới tiêu kết hợp 5 cái); 125 km kênh mương các loại. (Tưới 45,8 km; tưới tiêu kết hợp 79,1 km), 99 cống các loại (trong đó: Cống trên đê là 27 cái, cống cấp II là 72 cái). 

Trong năm 2022, theo kế hoạch các công trình thủy lợi được đưa vào bảo trì, nâng cấp, sửa chữa bao gồm: có tổng số: 3 Trạm bơm; 0,2 km kênh tưới. Kết quả các công trình thủy lợi được đưa vào bảo trì, nâng cấp, sửa chữa theo kế hoạch đề ra: 3 Trạm bơm (đạt 100%); 0,2 km kênh mương các loại (đạt 100%). 

* Đối với công trình UBND huyện quản lý: 

Các công trình thủy lơi do huyện Quản lý khai thác có tổng số: 75,06 km đê; 89 Trạm bơm; 1.119 cống các loại (trong đó: Cống dưới đê là 40 cống, cống các loại là 1.079 cái); 1.099 km kênh mương các loại (Kênh cấp I: 92,2 km; kênh cấp II: 431,2 km; kênh cấp III: 575,9 km) 

Trong năm 2022, huyện đã triển khai công tác bảo trì, nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi đạt 100% kế hoạch, bao gồm: 2,5 km đê; 25 Trạm bơm; 136,5 km kênh mương các loại, 51 cống các loại.

 Hàng năm, hoạt động kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp các công trình thủy lợi luôn được quan tâm triển khai đánh giá, UBND huyện đã thực hiện rà soát, lập kế hoạch bảo trì nâng cấp sửa chữa các công trình thủy lợi đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và phục vụ sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong vùng. Đồng thời, trong quá trình thực hiện UBND huyện đã chỉ đạo phòng chuyên môn thường xuyên kiểm tra, báo cáo hiện trạng và phương án phòng chống úng, hạn trước và sau mùa mưa bão bảo đảm an toàn hệ thống công trình thủy lợi vận hành điều tiết nước đạt tiêu chuẩn quy định trước mùa mưa bão. 

Trên địa bàn huyện có 02 công trình trạm quan trắc tự động của Trung tâm Khí tượng thủy văn Ninh Bình có áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý và khai thác giúp thu thập các dữ liệu, giám sát các thông số về mực nước, lượng mưa: 01 công trình tại trụ sở UBND huyện Yên Khánh, 01 công trình tại UBND xã Khánh Thành. 

Hiện nay về phần cơ sở dữ liệu kết cấu hạ tầng thủy lợi của huyện đang được UBND huyện chỉ đạo các đơn vị phòng, ban và UBND các xã của huyện nghiên cứu tham mưu triển khai tiến hành thực hiện tích hợp, cập nhật trên phần mềm cơ sở dữ liệu tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo quy định.

(ii) Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các vi phạm và nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi trên địa bàn huyện: 

Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân trên địa bàn nội dung kiểm soát, xử lý nguồn nước thải từ sinh hoạt, từ chăn nuôi, và các hoạt động kinh doanh cũng như nuôi trồng thủy hải sản của đơn vị trước khi thải ra môi trường. Năm 2023, UBND huyện đã ban hành 02 kế hoạch thực hiện kiểm kê, kiểm soát các vi phạm và nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi trên địa bàn huyện: Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 13/4/2023 về kiểm kê, kiểm soát, bảo vệ môi trường các nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Yên Khánh; Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 18/6/2023 về Quản lý chất lượng nước thải trên địa bàn huyện. Từ năm 2017 đến nay, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Chi nhánh Khai thác công trình thủy lợi huyện Yên Khánh, UBND các xã, thị trấn kiểm tra, phát hiện và xử lý 15/15 trường hợp vi phạm với hình thức xây dựng, cơi nới và xả nước thải vào công trình thủy lợi.

(iii) Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng, chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ:

Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; hằng năm, xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai; có phương án ứng phó đối với các loại hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên địa bàn, phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão theo phương châm “4 tại chỗ” được phê duyệt theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai. 

Hằng năm, Ủy ban nhân dân huyện tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm, kịp thời các Luật, Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và của UBND tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cả cộng đồng về các loại hình thiên tai, kinh nghiệm, kiến thức phòng tránh, nhất là việc chủ động phương án ứng phó, khắc phục hậu quả với bão mạnh, siêu bão. Xác định phòng chống, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của cộng đồng dân cư trên địa bàn. 

Công tác tuyên truyền được thường xuyên phát sóng trên hệ thống đài phát thanh huyện, cụm truyền thanh các xã và được phát tăng thời lượng, truyền tải kịp thời các bản tin, công điện chỉ đạo của các cấp về phòng chống, ứng phó thiên tai trong thời điểm diễn ra các đợt bão, lũ, để các cấp chính quyền địa phương, cơ sở và người dân chủ động thực hiện. 

Trên địa bàn, UBND huyện đã huy động và lồng ghép các nguồn lực để triển khai tu sửa, nâng cấp, xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai, công tác chuẩn bị 4 tại chỗ được triển khai và bổ sung thường xuyên đảm bảo tốt yêu cầu công tác phòng chống thiên tai; công tác khắc phục hậu quả mưa bão được quan tâm thực hiện hiệu quả, thực chất theo phương án đã được phê duyệt.

c) Đánh giá: Huyện đạt chuẩn tiêu chí số 3 về Thủy lợi và Phòng chống thiên tai theo Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

6.4. Tiêu chí 04 về Điện 

a) Yêu cầu tiêu chí 

Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, cấp điện tin cậy, ổn định, an toàn hành lang lưới điện và mỹ quan. 

b) Kết quả rà soát 

– Trên địa bàn huyện Yên Khánh có tổng số 241,87 km đường dây trung áp (được đầu tư xây dựng đảm bảo theo đúng quy hoạch vùng).

– Hệ thống điện hạ thế đã được đầu tư đồng bộ, điện áp ổn định, an toàn (dây hạ áp 519,27 km, 408 trạm biến áp và 56.767 công tơ điện) phục vụ 100% các hộ dân và các nhà máy, công ty trên địa bàn huyện.

– Trong năm 2023, ngành điện đã phối hợp UBND huyện Yên Khánh, UBND các xã, thị trấn chỉnh trang mỹ quan các khu trung tâm, xử lý đảm bảo an toàn hành lang lưới điện. 

– Tại khu trung tâm huyện, trung tâm các xã, thị trấn hệ thống điện chiếu sáng đạt 100%, tuyến đường Quốc lộ 10, đường ĐT483 đã được đầu tư trên 80% chiều dài tuyến, phục vụ người và phương tiện tham gia giao thông vào ban đêm.

– Toàn bộ hệ thống điện thuộc địa bàn huyện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật như sau: 

+ Đảm bảo “đạt” thông số kỹ thuật, an toàn điện theo Tiêu chí về điện tại Quyết định số 2332/QĐ-BCT ngày 07/11/2022 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện và xét công nhận Tiêu chí về điện trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; 

+ Đồng bộ và đạt yêu cầu kỹ thuật trong vận hành với hệ thống điện phân phối (về tần số, điện áp, cân bằng pha, sóng hài điện áp, nhấp nháy điện áp, công suất, truyền tải, hệ thống bảo vệ) liên xã theo các thông số quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công Thương quy định về hệ thống lưới điện phân phối; 

+ Hệ thống điện liên xã đảm bảo phù hợp với tình trạng và yêu cầu kết nối giữa các hệ thống, sự phù hợp về kỹ thuật của ngành điện và theo quy hoạch; Hệ thống điện đầu tư giai đoạn 2021-2025 phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực tỉnh sau năm 2021, đảm bảo chất lượng nguồn cung cấp điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong sinh hoạt, sản xuất của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2021-2025.

c) Đánh giá: Huyện đạt chuẩn tiêu chí số 4 Điện theo Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

6.5. Tiêu chí 05 về Y tế – Văn hóa – Giáo dục 

a) Yêu cầu tiêu chí 

– Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụng cho cả nam và nữ) ≥95% 

– Có công viên hoặc quảng trường được lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao; 

– Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc được kế thừa và phát huy hiệu quả; các di sản văn hóa trên địa bàn được kiểm kê, ghi danh, truyền dạy, xếp hạng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị hiệu quả. 

– Có 100% số trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có ít nhất 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. 

– Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục, đạt cấp độ 2. 

b) Kết quả rà soát 

(i) Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế:

Huyện Yên Khánh đã tập trung chỉ đạo các xã tiếp tục xây dựng kế hoạch triển khai xây dựng và duy trì xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nhằm đảm bảo 100% dân số trên địa bàn huyện được theo dõi, quản lý sức khỏe. Đảm bảo 100% Trạm Y tế thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu về phòng chống dịch bệnh, phát triển chuyên môn kỹ thuật, theo dõi quản lý bệnh không lây nhiễm… mạng lưới y tế cơ sở từ huyện đến xã, thực hiện đầy đủ các chức năng về y tế dự phòng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, thực hiện quản lý sức khỏe hộ gia đình trên hồ sơ điện tử. Thực hiện có hiệu quả công tác huy động các nguồn lực để phát triển hệ thống y tế, tích cực thu hút đầu tư phát triển mạng lưới y tế ngoài công lập.

Chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các địa phương, doanh nghiệp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT; phát triển mạng lưới ủy quyền thu BHXH, BHYT tại các xã, thị trấn. Đến nay tỷ lệ người dân tham gia BHYT 143.495 người/ 151.025 người đạt 95,01%

(ii) Có công viên hoặc quảng trường được lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao:

Thực hiện tiêu chí văn hóa trong xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, nhằm khuyến khích phong trào rèn luyện thể thao nâng cao sức khỏe trong cộng đồng, huyện Yên Khánh đầu tư lắp đặt 30-50 dụng cụ thể thao tại 02 địa điểm công cộng cấp huyện: 01 điểm tại sân Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện và 01 điểm tại Sân vận động huyện Yên Khánh phục vụ hiệu quả nhu cầu tập luyện và vui chơi, giải trí của nhân dân đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Các dụng cụ thể thao khá đa dạng về chức năng và ứng dụng cho nhiều môn tập luyện thể thao như: lưng eo, đi bộ, lắc tay, đạp xe, xoay eo, đẩy tay, đi bộ trên không, tay vai, xà kép,… phù hợp cho mọi độ tuổi. Từ đó, thu hút đông đảo người dân tham gia, thúc đẩy phong trào thể thao của huyện tiếp tục phát triển văn minh hiện đại, đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Thời gian tới, huyện tiếp tục kêu gọi các nguồn lực, thực hiện xã hội hóa đầu tư các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời để phục vụ nhu cầu luyện tập, rèn luyện sức khỏe của Nhân dân, đồng thời có kế hoạch quản lý, bảo dưỡng, duy tu thiết bị hằng năm. 

(iii) Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc được kế thừa và phát huy hiệu quả; các di sản văn hóa trên địa bàn được kiểm kê, ghi danh, truyền dạy, xếp hạng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị hiệu quả:

Trên địa bàn huyện Yên Khánh có 222 di tích đã được kiểm kê. Trong đó, có 58 di tích được xếp hạng (12 di tích được công nhận di tích cấp Quốc gia, 46 di tích được công nhận di tích cấp tỉnh). 

Các di tích lịch sử văn hóa từ khi được công nhận các xã, thị trấn thành lập Ban Quản lý di tích, thực hiện quản lý chặt chẽ, không để xảy ra các hành vi vi phạm quy định của Luật Di sản văn hóa cũng như các quy định pháp luật hiện hành có liên quan. Từ đó, cảnh quan thiên nhiên của di tích luôn được bảo vệ; các hình thức văn hóa, lễ hội truyền thống và thuần phong mỹ tục của địa phương được bảo tồn, tổ chức hoạt động theo đúng quy định.

Yên Khánh còn là một trong những cái nôi của di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh với đa dạng các loại hình, di sản tiêu biểu như: hát Chèo, hát Xẩm, múa trống, tín ngưỡng dân gian, trò chơi dân gian, múa rồng, múa lân, kéo chữ, cờ người, tổ tôm điếm,… Hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn huyện được các cơ quan quản lý nhà nước kiểm kê thường xuyên và được cộng đồng chung tay bảo vệ, giữ gìn, phát huy bằng nhiều hình thức. Hàng năm, ngành Văn hóa và Thể thao tỉnh và huyện tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghệ thuật truyền thống và nâng cao kỹ năng sử dụng nhạc cụ dân tộc cho các học viên là những hạt nhân văn nghệ nòng cốt trong các CLB Chèo các xã, thị trấn trên địa bàn huyện… qua đó, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện.

Cùng với việc đầu tư của Nhà nước, huyện cũng tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hóa việc tu bổ, tôn tạo di tích. Nhân dân trong huyện đã đóng góp nhiều ngày công, hàng trăm triệu đồng cho công việc bảo vệ, quản lý tu bổ, tôn tạo các di tích. Ngoài ra, công tác tổ chức lễ hội tại các điểm di tích cũng được huyện quan tâm chỉ đạo. Hàng năm UBND huyện đều có hướng dẫn tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo đúng quy chế của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và của các cấp, các ngành. Thực hiện Nghị định 110/2018/NĐ-CP, ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về tổ chức và quản lý lễ hội, các lễ hội đều được thành lập Ban Tổ chức; các nghi lễ trong lễ hội được tổ chức theo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa, quy chế tổ chức lễ hội, phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương, giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lễ hội, không để xảy ra tình trạng lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín, dị đoan…; các lễ hội đã thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia như: Lễ hội Đền Tam Thánh và Chùa Yên Lữ (xã Khánh An), Lễ hội Đền Triệu Việt Vương, Đền Nội (thị trấn Yên Ninh), Đền Tiên Yên và Chùa Kinh Dong (xã Khánh Lợi), Lễ hội Đền Duyên Phúc (xã Khánh Hồng)…

(iv) Có 100% số trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có ít nhất 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2: 

Trên địa bàn huyện có 3 trường Trung học phổ thông, 02 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, cụ thể:

+ Trường THPT Yên Khánh A được thành lập năm 1965. Hiện nay, trường có 89 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó 100% số cán bộ, giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn chiếm 22,61%. Trường có 33 phòng học cao tầng với đầy đủ trang thiết bị; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm đều đạt 100%; tỷ lệ đỗ đại học hàng năm nguyện vọng 1 đạt 90%

Trường THPT Yên Khánh A vinh dự được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới”, được tặng biểu tượng vàng nguồn nhân lực Việt Nam năm 2012, năm học 2017-2018: Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của UBND tỉnh Ninh Bình . 

Trường THPT Yên Khánh A được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận và cấp Bằng công nhận Trường THPT đạt chuẩn Quốc gia tại Quyết định số 432/QĐ-UBND ngày 06/10/2010; công nhận lại và cấp bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia tại Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 14/6/2016; công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 tại Quyết định số 290/QĐ-UBND ngày 23/3/2022 của UBND tỉnh.

+ Trường THPT Yên Khánh B được thành lập năm 1966. Hiện nay, trường có 81 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó 100% số cán bộ, giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn chiếm 27%. Trường có 30 phòng học cao tầng với đầy đủ trang thiết bị. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm đều đạt 100%; tỷ lệ đỗ đại học hàng năm nguyện vọng 1 đạt 65%.

Trường THPT Yên Khánh B vinh dự được Nhà nước tặng thưởng huân chương Lao động hạng nhất năm 2009, Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia tại Quyết định số 525/QĐ-UBND ngày 29/10/2018 của UBND tỉnh.

+ Trường THPT Vũ Duy Thanh được thành lập năm 2000. Hiện nay, trường có 62 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó 100% số cán bộ, giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn chiếm 22,6%. Trường có 28 phòng học với đầy đủ trang thiết bị. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm đều đạt 99,4%; tỷ lệ đỗ đại học hàng năm nguyện vọng 1 đạt 12,8%.

Trường THPT Vũ Duy Thanh vinh dự được Thủ tướng tặng bằng khen năm 2009 do có thành tích xuất sắc. Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia tại Quyết định số 540/QĐ-UBND ngày 06/7/2023 của UBND tỉnh.

(v) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục, đạt cấp độ 2:

Hiện nay, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Yên Khánh có 20 lớp, với 20 phòng học và các trang thiết bị phục vụ học tập (Trong đó có 15 phòng học kiên cố, 05 phòng học bán kiên cố). Trung tâm có tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 43 người (Biên chế là 21 người, hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP là 02 người, còn lại 20 người Trung tâm hợp đồng), trong đó 100% cán bộ giáo viên đạt chuẩn và 34,8% trên chuẩn. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm đạt từ 96%.

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Yên Khánh đã được Sở Giáo dục và đào tạo kiểm định và đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục mức độ 2 tại Quyết định số 481/QĐ-SGDĐT ngày 28/6/2023.

c) Đánh giá: Huyện đạt chuẩn tiêu chí số 5 Y tế – Văn hóa – Giáo dục theo Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025

6.6. Tiêu chí 06 về Kinh tế 

a) Yêu cầu tiêu chí 

– Có KCN được lấp đầy từ 50% trở lên, hoặc có CCN được đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và được lấp đầy từ 50% trở lên, hoặc có cụm ngành nghề nông thôn được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ. 

– Vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của huyện được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, được cấp mã vùng và có ứng dụng quy trình kỹ thuật tiến tiến. 

– Có chợ đạt tiêu chuẩn chợ hạng 2, hoặc trung tâm thương mại đạt chuẩn theo quy định. 

– Có Đề án/Kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn đối với sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP và được triển khai hiệu quả. 

– Hình ảnh điểm du lịch của huyện được quảng bá thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội. 

b) Kết quả rà soát 

(i) Có khu công nghiệp (KCN) được lấp đầy từ 50% trở lên, hoặc có cụm công nghiệp (CCN) được đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và được lấp đầy từ 50% trở lên, hoặc có cụm ngành nghề nông thôn được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ:

Trên địa bàn huyện Yên Khánh có 02 KCN (Khánh Phú và Khánh Cư), 02 CCN đang hoạt động (Khánh Nhạc và Yên Ninh), tất cả đã được xây dựng đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

+ KCN Khánh Phú được thành lập theo Văn bản số 704/CP-CN ngày 26/05/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc đồng ý chủ trương xây dựng Khu công nghiệp Ninh Phúc (nay là KCN Khánh Phú) tỉnh Ninh Bình, nằm trên địa bàn của xã Khánh Phú và một phần diện tích của xã Ninh Phúc của thành phố Ninh Bình, diện tích 355,54 ha, tỷ lệ lấp đầy là 98,37%; 

+ KCN Khánh Cư được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu phụ trợ phục vụ sản xuất, kinh doanh tại Quyết định số 829/QĐ-UBND ngày 24/06/2016 của UBND tỉnh và điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tại Quyết định số 1310/QĐ-UBND ngày 09/10/2017 của UBND tỉnh, diện tích 52,28 ha, tỷ lệ lấp đầy là 55,6%.

+ CCN Khánh Nhạc có diện tích 37,18 ha được thành lập theo Quyết định số 1296/QĐ-UBND ngày 23/11/2015 của UBND. Hiện có 02 cơ sở đã hoạt động với tổng diện tích là 20,515 ha gồm: Công ty TNHH sản xuất giày Chung Jye Ninh Bình – Việt Nam diện tích 19,53 ha và Công ty cổ phần chế biến nông sản Việt Xanh diện tích 0,985 ha.

+ CCN Yên Ninh được thành lập năm 2015 có diện tích 6,76 ha tại Quyết định số 476/QĐ-UBND ngày 21/05/2015 của UBND tỉnh. Hiện tại có 01 dự án đầu tư và đã đi vào hoạt động là Công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam được thành lập theo giấy chứng nhận đầu tư số 091043000029 ngày 01/10/2008 của UBND tỉnh Ninh.

(ii) Vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của huyện được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, được cấp mã vùng và có ứng dụng quy trình kỹ thuật tiến tiến:

– Sản phẩm chủ lực thuộc lĩnh vực trồng trọt của huyện là lúa gạo; rau củ quả và trạch tả (trong đó diện tích đất trồng lúa chiếm 73% diện tích đất nông nghiệp).

Toàn huyện có 19 vùng sản xuất (17 vùng sản xuất lúa; 01 vùng sản xuất cây dược liệu; 01 vùng sản xuất rau củ quả); các vùng đều nằm trong Quy hoạch xây dựng vùng huyện Yên Khánh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 471/QĐ-UBND ngày 26/6/2023 của UBND tỉnh Ninh Bình.

Tại 18 xã trên địa bàn, các HTX đều thực hiện hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa HTX nông nghiệp của các xã với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Các vùng sản xuất đều được đầu tư đồng bộ về hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất và được cấp mã số vùng trồng, chứng nhận an toàn thực phẩm và mã truy suất nguồn gốc sản phẩm. 

Năm 2023, trên địa bàn huyện đã có 21 mã số vùng trồng do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp, đảm bảo theo quy định, giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP hoặc các chứng nhận VietGAP hoặc tương đương còn hiệu lực

(iii) Có chợ đạt tiêu chuẩn chợ hạng 2, hoặc trung tâm thương mại đạt chuẩn theo quy định:

– Năm 2023, UBND xã Khánh Thiện đã đầu tư, cải tạo nâng cấp chợ Xanh đạt tiêu chuẩn chợ hạng 2 theo quy định, cụ thể: Chợ có 202 gian hàng, điểm kinh doanh; khu vệ sinh được bố trí nam và nữ riêng, có hệ thống nước sạch, hệ thống thu gom xử lý rác thải trong ngày, hệ thống rãnh thoát nước đảm bảo theo quy định; hệ thống bảng hiệu, địa chỉ và số điện thoại thuận lợi liên hệ; Các gian hàng được sắp xếp bố trí theo ngành nghề kinh doanh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn phòng cháy chữa cháy; đã bố trí kho chứa hàng cho các hộ kinh doanh, có khu trông giữ xe đảm bảo trật tự an toàn cho khách. Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng chợ được các cơ quan thẩm định, thẩm duyệt đảm bảo an toàn công trình, an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường,… và đã được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Chợ đã được UBND tỉnh quyết định công nhận chợ hạng 2.

(iv) Có Đề án/Kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn đối với sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP và được triển khai hiệu quả:

– UBND huyện Yên Khánh đã ban hành Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 06/6/2023 thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Yên Khánh năm 2023. Mục tiêu cụ thể, trong năm 2023, có thêm ít nhất 15 sản phẩm được công nhận đạt từ 03 sao trở lên; phấn đấu có sản phẩm tiềm năng 04 sao đề 2 nghị Hội đồng cấp tỉnh đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Triển khai thí điểm ít nhất 01 mô hình phát triển sản phẩm OCOP gắn với bảo tồn và phát huy vai trò của các làng nghề, làng nghề truyền thống; đẩy mạnh hoạt động quản lý chất lượng và xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP. 

– Trong 6 tháng đầu năm 2023, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 06/6/2023. UBND huyện đã ban hành Quyết định thành lập Hội đồng và Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện; Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng; Tổ chức đánh giá, phân hạng 15 sản phẩm, các sản phẩm đều được đánh giá xếp hạng OCOP 3 sao, có sản phẩm tiềm năng 4 sao gửi Hội đồng cấp tỉnh đánh giá, phân hạng. Tổ chức Hội nghị tập huấn đưa các sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, Hội nghị tuyên truyền nâng cao kiến thức chuyển đổi số cho các chủ thể OCOP. Tham gia các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP trên hệ thống truyền thanh, truyền hình của huyện, các lễ hội, tuần lễ du lịch “Sắc vàng Tam Cốc”…

(v) Hình ảnh điểm du lịch của huyện được quảng bá thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội:

–  Huyện đã xây dựng chuyên mục du lịch trên trang Thông tin điện tử của huyện tại địa chỉ http://yenkhanh.ninhbinh.gov.vn và trên Fanpage Facebook “Yên Khánh Quê hương tôi”,… Thông tin về điểm du lịch của huyện được thường xuyên cập nhật trên chuyên mục du lịch của huyện; chuyên mục du lịch của huyện được kết nối với website du lịch của Sở Du lịch Ninh Bình để quảng bá tiềm năng, sản phẩm du lịch của huyện.

c) Đánh giá: Huyện đạt chuẩn tiêu chí số 6 Kinh tế theo Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

6.7. Tiêu chí 07 về Môi trường: 

a) Yêu cầu tiêu chí 

– Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom và xử lý theo quy định ≥95%. 

– Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường đạt 100%. 

– Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và sản phẩm thân thiện với môi trường ≥80%. 

– Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn ≥70%. 

– Tỷ lệ nước thải sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện được thu gom, xử lý bằng các biện pháp, công trình phù hợp ≥50%. 

– Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn ≥4m2/người. 

– Không có làng nghề ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện. 

– Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định ≥85%. 

b) Kết quả rà soát 

(i) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom và xử lý theo quy định ≥95%:

– Chất thải rắn sinh hoạt: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh trên địa bàn huyện khoảng 78 tấn/ngày (khoảng 28.500 tấn/năm), được phân loại, thu gom, xử lý khoảng 70 tấn/ngày, đạt tỷ lệ 89,7%.

Hiện nay các xã, thị trấn trên địa bàn huyện không có trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt, không có bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trực tiếp, không có bãi đốt, xử lý rác lộ thiên, chỉ có 04 điểm tập kết rác thải tạm thời trong đó 04 xã có điểm tập kết chung, tại các xã, thị trấn còn lại không tập kết cố định mà các xe gom rác của các thôn, xóm, phố chuyển giao trực tiếp lên xe chuyên dụng ngay sau khi thu gom. Tại các điểm tập kết, chất thải rắn sinh hoạt được chứa trên xe gom rác sau đó chuyển lên xe chuyên dụng, không có chất thải rắn, nước thải tràn đổ ra điểm tập kết, các xe gom rác thu gom từ các khu dân cư tập kết về và chuyển trực tiếp lên xe chuyên dụng, hoạt động diễn ra trong khoảng 01-02 giờ, không có chất thải rắn hoặc nước rỉ rác rơi vãi ra khu vực tập kết rác sau đó các xe gom rác được nhân viên của tổ thu gom rửa sạch, tự đưa về nhà để lưu giữ, sử dụng cho đợt thu gom tiếp theo. Có 47.742/47.742 hộ gia đình đã đăng ký thực hiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt tập trung, đạt tỷ lệ 100% trong đó có 34.520/47.742 hộ thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được tái chế, tái sử dụng, tự xử lý tại hộ gia đình là khoảng 20 tấn/ngày (730 tấn/năm), khối lượng được thu gom, xử lý tập trung khoảng 50 tấn/ngày (18.250 tấn/năm). 

– Chất thải rắn không nguy hại: 

+ Chất thải rắn xây dựng: Chất thải rắn xây dựng các xã, thị trấn trên địa bàn huyện chủ yếu phát sinh từ các hoạt động phá dỡ hoặc xây dựng công trình có khối lượng khoảng 3.300 tấn/năm nói chung được các chủ công trình tái sử dụng tại chỗ để làm vật liệu san lấp, gia cố, nâng cấp các công trình xây dựng, các tuyến đường làng, ngõ xóm, không có tình trạng đổ chất thải xây dựng bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Toàn bộ 100% chất thải rắn xây dựng được tái sử dụng theo mục đích phù hợp.

+ Chất thải rắn công nghiệp: Chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn huyện khoảng 7.470 tấn/năm tập trung tại các khu, CCN, trong đó có một số cơ sở phát sinh nhiều chất thải rắn công nghiệp như: Công ty TNHH ADM 21 Việt Nam (khoảng 542 tấn/năm), Công ty TNHH may Nien Hsing Ninh Bình (khoảng 987 tấn/năm), Công ty TNHH Chung Jye Ninh Bình – Việt Nam (khoảng 1.594 tấn/năm), Công ty cổ phần Bình Điền – Ninh Bình (khoảng 240 tấn/năm),… 100% chất thải rắn công nghiệp được các cơ sở tận dụng tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất, phân loại bán phế liệu hoặc hợp đồng với đơn vị chức năng để xử lý theo quy định. Đối với tro xỉ từ hoạt động sản xuất của các cơ sở phát sinh khoảng 255.090 tấn/năm chủ yếu từ Công ty TNHH MTV đạm Ninh Bình (khoảng 237.629 tấn) và Công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Phúc Hưng 18 (khoảng 16.660 tấn). được các đơn vị hợp đồng với đơn vị chức năng để tái chế, tái sử dụng làm vật liệu xây dựng và làm nguyên liệu cho ngành sản xuất khác (tro xỉ của Công ty TNHH MTV đạm Ninh Bình được Công ty TNHH thương mại Thái Sơn tái sử dụng, tro xỉ của Công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Phúc Hưng được Công ty TNHH thương mại và phát triển Phúc Long và Công ty TNHH Aitec Việt Nam tái sử dụng). Tỷ lệ tro xỉ phát sinh được thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý đạt 100%.

(ii) Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường đạt 100%:

Khối lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh trên địa bàn huyện khoảng 941 tấn/năm bao gồm: từ hoạt động sản xuất công nghiệp 930 tấn/năm, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng khoảng 4,2 tấn/năm, chất thải y tế nguy hại khoảng 07 tấn/năm đã được thu gom, từ hoạt động sinh hoạt khoảng 17,5 tấn/năm vận chuyển và xử lý theo quy định: 

+ Chất thải rắn nguy hại từ các cơ sở sản xuất, kinh chủ yếu từ các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô lớn như: Công ty TNHH MTV đạm Ninh Bình (15 tấn/năm), Công ty TNHH Long Sơn (48,2 tấn/năm), Công ty TNHH sản xuất giày Chung Jye Ninh Bình – Việt Nam (252 tấn/năm), Công ty TNHH ADM 21 Việt Nam (28,5 tấn/năm), Công ty TNHH Chang Xin (430,1 tấn/năm), Chi nhánh số 2 Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen tại Yên Khánh – Ninh Bình (24,9 tấn/năm), Công ty TNHH may Nien Hsing Ninh Bình (67 tấn/năm), Công ty cổ phần Austdoor Ninh Bình (5,4 tấn/năm), Công ty TNHH MVT sản xuất và thương mại Phúc Hưng (13,2 tấn/năm), Công ty TNHH công nghiệp Chia Chen (12,3 tấn/năm), Công ty TNHH Beauty Surplus Int’l Việt Nam (21,1 tấn/năm), …. Tất cả chất thải nguy hại phát sinh được chủ cơ sở ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định. 

+ Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng: Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng được các hộ dân bỏ vào các thiết bị bể chứa (ống bi, bể bê tông có nắp đậy, thùng đựng chất thải nguy hại) đã được các xã đặt tại các điểm, các vị trí phù hợp nhằm tránh việc vứt bỏ chất thải nông nghiệp nguy hại không đúng nơi quy định. Đến nay số lượng bể thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật được lắp đặt tại các bờ ruộng, cánh đồng 1.645 bể. Định kì 1 năm/lần sẽ chuyển giao cho đơn vị có đủ chức năng đến thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nông nghiệp nguy hại theo quy định. 100% xã đã ký hợp đồng vận chuyển và xử lý vỏ bao gói thuốc BVTV với đơn vị có chức năng. Hàng năm, sau mỗi vụ phun trừ thuốc bảo vệ thực vật, các xã đã tổ chức 19 phát động thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên các cánh đồng để xử lý theo quy định, không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, các động vật khác. UBND huyện đã chỉ đạo các xã tiếp tục kiểm tra, rà soát lắp đặt bổ sung và sửa chữa các bể chứa bị hỏng, mất nắp, không đạt yêu cầu lưu chứa theo quy định. 100% vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định. Người dân đã có ý thức hơn trong việc thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tập kết tại các bể, hạn chế được tình trạng vỏ bao bì vứt bừa bãi ven các bờ ruộng, kênh, mương. 

+ Chất thải rắn y tế nguy hại: Trên địa bàn huyện có 27 cơ sở y tế (Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh, Phòng khám đa khoa Khánh Trung, 19 trạm y tế cấp xã, 06 phòng khám tư nhân. Chất thải tại các cơ sở y tế được các cơ sở phân hoại theo hướng dẫn tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.

Trung tâm Y tế huyện ký hợp đồng với Công ty Cổ phần đầu tư và kỹ thuật tài nguyên môi trường ETC để vận chuyển và xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại. Trạm y tế các xã, thị trấn thu gom, vận chuyển tập kết chất thải nguy hại để lưu giữ tại kho chất thải nguy của Trung tâm Y tế huyện Yên Khánh để lưu giữ, thu gom và vận chuyển theo quy định. Các cơ sở y tế khác ký hợp đồng với đơn vị chức năng để vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại theo quy định. 

Các phòng khám tư nhân hợp đồng với đơn vị chức năng để vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại theo quy định. 

+ Chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt tại hộ gia đình chiếm khối lượng khoảng 0,1% chất thải sinh hoạt phát sinh. UBND huyện triển khai các văn bản hướng dẫn thu gom, phân loại và xử lý chất thải nguy hại từ hộ gia đình đến UBND các xã, thị trấn. Chất thải nguy hại phát sinh trong sinh hoạt hộ gia đình, các xã, thị trấn bố trí các điểm tập kết chất thải nguy hại, mỗi xã bố trí từ 1-2 điểm tập kết CTNH. Người dân đem CTNH của hộ gia đình đến các điểm thu gom; lực lượng trực tiếp tham gia tổ chức, trực các điểm thu gom của địa phương đến tận các hộ gia đình vận động và thu gom CTNH. Chất thải nguy hại phát sinh trong sinh hoạt các hộ gia đình được thu gom từ các điểm tập kết CTNH hoặc khu vực lưu chứa được vận chuyển, xử lý theo hợp đồng giữa UBND các xã, thị trấn và Công ty cổ phần đầu tư và kỹ thuật tài nguyên môi trường ETC.

(iii) Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và sản phẩm thân thiện với môi trường ≥80%:

Theo thống kê, tổng lượng phụ phẩm cây trồng trên địa bàn huyện là 44.390 tấn/năm. Các phụ phẩm này chủ yếu là từ rơm, rạ, thân cây lương thực, cây có hạt. Đối với rơm rạ từ hoạt động sản xuất lúa, trên địa bàn huyện có 48 máy cuộn rơm để thu gom 100% rơm trên đồng ruộng làm thức ăn gia súc, làm nguyên liệu để trồng nấm, dùng để che phủ trên vườn mầu, … Đối với phần gốc rơm rạ còn lại được xử lý bằng biện pháp cày lật đất để tăng độ mùn cho đất, trên địa bàn xã không có hiện tượng đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng hoặc vứt bừa bãi nơi công cộng, cản trở giao thông. Năm 2023, được sự quan tâm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Khoa học môi trường đã phối hợp UBND xã Khánh Thành tổ chức hội nghị tập huấn và hỗ trợ men vi sinh xử lý gốc rơm rạ trên các cánh đồng với số lượng 19/19 xóm đăng ký tham gia thực hiện. Mô hình đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, góp phần tăng hàm lượng chất hữu cơ cho đất, giảm thiểu lượng phụ phẩm nông nghiệp phát sinh. Đến nay, tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp phát sinh từ hoạt động trồng trọt được tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường trên địa bàn các xã đều đạt trên 83%.

Tổng lượng chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi theo thống kê là 4.190 tấn/năm. Rác thải chủ yếu là phân gia súc, gia cầm. Các trang trại, hộ gia đình chăn nuôi cơ bản đã thực hiện các công trình, biện pháp xử lý chất thải như xử lý bằng bể biogas, đệm lót sinh học… đảm bảo vệ sinh, môi trường và các điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi.. 

(iv) Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn ≥70%:

UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu gắn liên với các nội dung bảo vệ môi trường. Theo đó, tất cả các khu dân cư đều triển khai các mô hình về phân loại, xử lý rác thải tại nguồn, giảm lượng rác thải phát sinh. Đến nay, đã có 34.520/47.742 hộ gia đình có triển khai mô hình phân loại rác thải tại nguồn đạt tỷ lệ 72,3%. 

Ngoài công tác tuyên truyền, UBND huyện có cơ chế hỗ trợ kinh phí đối với các khu dân cư triển khai thực hiện mô hình. 

(v) Tỷ lệ nước thải sinh hoạt trên địa bàn huyện được thu gom, xử lý bằng các biện pháp, công trình phù hợp ≥50%:

Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình, tổ chức tại các khu dân cư tập trung là khoảng 10.000 m3 /ngày trong đó khối lượng nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình 9.500 m3 /ngày đêm, nước thải các tổ chức khoảng 500 m3/ngày đêm. 

Hiện nay, nước thải tại các tổ chức, hộ gia đình tại các khu dân cư tập trung chủ yếu được thu gom xử lý lại các bể tự hoại 3 ngăn, đối với nước rửa tay chân, tắm giặt, nước thải nhà bếp được xử lý qua các bể lắng, hố ga trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung của các khu dân cư. Hệ thống thoát nước tại các khu dân cư tập trung cơ bản đã được đầu tư xây dựng đáp ứng yêu cầu tiêu thoát nước thải. 

Đến nay, có 46.731/47.742 hộ (97,8%) các hộ dân có nhà tiêu tự hoại 3 ngăn và có hố ga, bể lắng xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Các bể tự hoại, hố gas, bể lắng được nạo vét thường xuyên. UBND huyện Yên Khánh đã triển khai thực hiện dự án Đầu tư xây dựng công trình Hệ thống xử lý môi trường làng nghề bún bánh Yên Ninh, huyện Yên Khánh để thu gom, xử lý toàn bộ nước thải làng nghề bún Yên Ninh (bao gồm cả nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất) trong đó trạm xử lý nước thải có công suất 500 m3 /ngày đêm thu gom, xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất từ các hộ gia đình tại khu phố Thượng Đông và Thượng Tây của thị trấn Yên Ninh. Hiện thực hiện xong hạng mục xây dựng, không thực hiện việc lắp đặt máy móc, thiết bị do đó công trình chưa đi vào vận hành được. Năm 2023 UBND huyện Yên Khánh đã bố trí kinh phí và tiếp tục triển khai việc lắp đặt các thiết bị, máy móc để đưa dự án đi vào vận hành, dự kiến hoàn thành lắp đặt và vận hành trong năm 2023. 

Theo quy hoạch xây dựng vùng huyện Yên Khánh đến năm 2030 được duyệt, quy hoạch xây dựng, nâng cấp các trạm xử lý nước thải tập trung như sau: 

+ Nâng cấp trạm xử lý nước thải thị trấn Yên Ninh lên 15.000 m3/ngày. 

+ Xây dựng mới trạm xử lý nước thải tại xã Khánh Thiện công suất 10.000 m3/ngày. 

+ Xây dựng mới trạm xử lý nước thải tại xã Khánh Thành công suất 10.000 m3/ngày. 

UBND huyện ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 19/6/2023 quản lý chất lượng nước thải trên địa bàn huyện Yên Khánh, mục tiêu của Kế hoạch là nhận diện các nguồn nước thải; thống kê, kiểm kê hiện trạng phát sinh nước thải, xử lý nước thải và xả nước thải vào môi trường trên địa bàn huyện. Định hướng các nội dung, nhiệm vụ về quản lý nước thải. Giao nhiệm vụ cho các phòng, ban, đơn vị có liên quan với mục tiêu 100% nước thải phát sinh phải được xử lý trước khi thải ra môi trường.

(vi) Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn ≥4m2/người:

Diện tích đất cây xanh công cộng tại các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện Yên Khánh là 616.945,3 bao gồm: 

+ Các cơ sở giáo dục (các trường mầm non, các trường tiểu học, các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, phòng giáo dục đào tạo); các cơ sở y tế (các trạm y tế xã, thị trấn, trung tâm y tế huyện); nhà văn hóa – khu thể thao các thôn, xóm, xã, thị trấn; điểm phục vụ bưu chính, viễn thông các xã, thị trấn, huyện…. có diện tích 519.979,3 m2.

+ Khu sân chơi công cộng của các xã, thị trấn, sân vận động huyện…; vườn hoa các xã, thị trấn, có diện tích 96.966 m2.

Cây xanh, cây bóng mát được trồng tại các điểm công cộng trên thường là các loài cây bản địa thân gỗ như: cây đa, cây sấu, cây bằng lăng, bàng, phượng, xà cừ, vú sữa, cây si… phù hợp với khu vực nông thôn. Không bao gồm các loại thân thảo, vườn hoa, thảm cỏ; không trồng các loại cây dễ đổ gãy ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thuộc danh mục các loài ngoại lai xâm hại theo quy định. Mật độ trồng cây 600 cây/ha.

Tổng số nhân khẩu của địa phương: 151.025 người.

Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn bình quân 01 người là 4,09 m2.

 (vii) Không có làng nghề ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện:

Trên địa bàn huyện có 07 làng nghề được UBND tỉnh công nhận bao gồm: làng nghề cói Bình Hòa, làng nghề cói – bèo bồng Đức Hậu, làng nghề cói – bèo bồng Đồng Mới xã Khánh Hồng, làng nghề cói xóm 8 xã Khánh Mậu, làng nghề cây cảnh xóm 1 xã Khánh Thiện, làng nghề ẩm thực xóm Phong An, xã Khánh Thiện, làng nghề bún Yên Ninh, thị trấn Yên Ninh. Các làng nghề và cơ sở sản xuất trong làng nghề đã thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường, cụ thể: 

+ 100% các làng nghề đã có phương án bảo vệ môi trường làng nghề được UBND huyện phê duyệt; UBND các xã đã ban hành Quyết định thành lập tổ tự quản về môi trường tại các làng nghề. 

+ Không có cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và không có cơ sở gây ô nhiễm môi trường kéo dài trong làng nghề; không có làng nghề trong danh mục gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; không có cơ sở sản xuất trong làng nghề có hành vi vi phạm quy định về xả nước thải, bụi, khí thải, tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải hoặc chôn lấp đổ thải chất thải trái quy định bảo vệ môi trường đến mức bị áp dụng hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực BVMT. 

+ Các làng nghề cói – bèo bồng, cây cảnh phát sinh chất thải sản xuất với khối lượng nhỏ chủ yếu là các đầu mẩu cói, bèo, cành lá cây được các hộ gia đình thu gom, tái sử dụng làm chất đốt, tự xử lý tại gia đình hoặc giao cho đơn vị vận chuyển đi xử lý cùng với chất thải rắn sinh hoạt của địa phương. 

+ Nước thải từ các hộ gia đình tại làng nghề ẩm thực xóm Phong An xã Khánh Thiện có khối lượng không lớn do quy mô sản xuất chủ yếu là hộ gia đình, nước thải được thu gom, lắng bằng bể lắng và xử lý bằng bể tự hoại trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung. 

+ Nước thải từ các hộ gia đình tại làng nghề bún Yên Ninh có khối lượng khoảng 200 m3/ngày được các hộ xử lý sơ bộ bằng bể lắng và bể biogas sau đó xả ra hệ thống thoát nước chung. UBND huyện Yên Khánh đã đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải làng nghề bún Yên Ninh công suất 500 m3/ngày để xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất của làng nghề. Đến nay đã xây dựng xong hệ thống đường ống và các hạng mục công trình của trạm xử lý nước thải, trong thời. Trong thời gian tới, UBND huyện Yên Khánh tiếp tục thực hiện lắp đặt trang thiết bị, máy móc và đưa vào vận hành đối với hệ thống xử lý nước thải dự kiến hoàn thành trong năm 2023.

(viii) Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn huyện được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định ≥80%:

Khối lượng chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn huyện khoảng 2.945 tấn/năm chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình, cá nhân (khoảng 2.850 tấn/năm), từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (khoảng 95 tấn/năm). Thành phần chính của chất thải nhựa chủ yếu là các đồ dùng, dụng cụ bằng nhựa (khoảng 30 – 35%) và túi ni lông (khoảng 50 – 55%), các sản nhẩm nhựa dùng một lần và sản phẩm nhựa khác (khoảng 10 – 15%).

UBND huyện đã ban hành Kế hoạch, chỉ đạo, triển khai các phong trào “Chống rác thải nhựa” trên phạm vi toàn huyện. UBND huyện đã tổ chức các lớp tập huấn và triển khai mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn huyện. Khuyến khích người dân hạn chế sử dụng các loại sản phẩm nhựa 1 lần, tăng cường tái chế, tái sử dụng đồng thời triển khai phát động mô hình thu gom chất thải nhựa, phế liệu gây quỹ Hội, quỹ Đội trong các nhà trường của Huyện đoàn và Hội liên hiệp phụ nữ huyện và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, cụ thể:

+ Hạn chế sử dụng túi ni lông hoặc tái sử dụng túi ni lông, sử dụng dụng cụ khác để đựng hàng hóa trong hoạt động mua sắm, nhất là sử dụng các sản phẩm thủ công của làng nghề tại địa phương để thay thế túi ni lông.

+ Hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần như hộp, cốc nhựa đựng thực phẩm.

+ Tăng cường tái chế, tái sử dụng đối với các chất thải nhựa như: đồ dùng, dụng cụ, chai, lọ bằng nhựa không còn sử dụng góp phần tạo nguồn thu và tiết kiệm chi phí cho các hộ gia đình.

+ Thu gom, xử lý triệt để đối với các chất thải nhựa không thể tái sử dụng và giao cho đơn vị thu gom cùng với chất thải rắn sinh hoạt vận chuyển đi xử lý tại khu xử lý chất thải rắn của tỉnh tại thành phố Tam Điệp.

Đối với chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp chủ yếu là các loại bao bì, vỏ bọc bằng nhựa được các cơ sở phân loại để bán phế liệu hoặc giao cho đơn vị xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường. Khối lượng chất thải nhựa từ hoạt động công nghiệp được tái chế, tái sử dụng, xử lý đạt 100%. 

Tỷ lệ thu gom, xử lý đối với chất thải nhựa trên địa bàn huyện từ hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân khoảng khoảng 2.760/2.945 tấn/năm đạt tỷ lệ 93,6%, trong đó khối lượng chất thải nhựa được tái chế, tái sử dụng đạt khoảng 1.050 tấn/năm, khối lượng được xử lý đạt khoảng 1.710 tấn/năm. 

Trên địa bàn huyện có 02 cơ sở có khả năng tái chế chất thải nhựa là Công ty TNHH sản xuất bao bì nhựa Trường Thịnh tại xã Khánh Hải và Công ty cổ phần Austdoor Ninh Bình. Công ty TNHH sản xuất bao bì nhựa Trường Thịnh có công suất tái chế các loại bao bì nhựa (HDPE, LDPE, PP, …) là 28.800 tấn/năm đã lập hồ sơ cấp Giấy phép môi trường và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thông báo hoàn thiện hồ sơ theo kết quả kiểm tra. Công ty cổ phần Austdoor Ninh Bình có công suất tái chế chất thải nhựa silicone là 13.400 tấn/năm đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất số 107/GXN-BTNMT ngày 30/12/2021 trong đó khối lượng phế liệu nhập khẩu tối đa là 11.840 tấn/năm. Các xã, thị trấn có 25 cơ sở thu gom, sơ chế các loại phế liệu, chất thải nhựa giúp nâng cao tỷ lệ thu gom, tái chế chất thải nhựa trên địa bàn. 

c) Đánh giá: Huyện đạt chuẩn tiêu chí số 7 Môi trường theo Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025

6.8. Tiêu chí 08 về Chất lượng môi trường sống 

a) Yêu cầu tiêu chí 

– Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung ≥ 43%. 

– Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm ≥80 lít. 

– Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững ≥40%. 

– Có mô hình xử lý nước mặt (ao, hồ) bảo đảm quy định về bảo vệ môi trường (≥ 01 mô hình). 

– Cảnh quan, không gian trên địa bàn toàn huyện đảm bảo sáng – xanh – sạch – đẹp, an toàn. 

– Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện quản lý tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm đạt 100%. 

– Tỷ lệ cán bộ làm công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do huyện quản lý hàng năm được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đạt 100%. 

– Không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của huyện. 

– Có mô hình xã, thôn thông minh. 

b) Kết quả rà soát 

(i) Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung:

Số hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung toàn huyện là 37.752/47.742 hộ, đạt tỷ lệ 79,02%.

(ii) Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm ≥80 lít.

Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm toàn huyện là 85,01 lít/người/ngày đêm.

(iii) Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững ≥ 40%:

Huyện Yên Khánh có 14 công trình cấp nước tập trung đang hoạt động cấp nước trên địa bàn, trong đó có 14 công trình được đánh giá có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững, đạt tỷ lệ 100%. 

(iv) Có mô hình xử lý nước mặt (ao, hồ) bảo đảm quy định về bảo vệ môi trường (≥ 01 mô hình):

UBND huyện Yên Khánh đã triển khai dự án xây dựng mô hình xử lý nước mặt ao, hồ trên địa bàn huyện tại hồ trung tâm nhà văn hóa cũ của huyện Yên Khánh thuộc thị trấn Yên Ninh, có diện tích 3.000 m2 với tổng kinh phí là 456,8 triệu đồng. 

Trước khi thực hiện mô hình, hồ bị ô nhiễm do tiếp nhận nước thải và rác thải sinh hoạt, bị phú dưỡng gây ô nhiễm môi trường. Các giải pháp công nghệ được áp dụng xử lý nước mặt ao hồ như sau:

+ Bè thủy sinh: các bè thủy sinh được lắp đặt nổi trên mặt hồ và được kết nối với nhau thành 1 khối để xử lý nước hồ. Cây thủy sinh được sử dụng là cây thủy trúc. Cây thủy trúc sống tốt trong môi trường nước nhờ bộ rễ chùm nên được chọn làm cây thủy sinh lọc nước bẩn, giúp nước trong và sạch hơn. 

+ Bơm tạo oxy: máy tạo oxy thành đài phun nước nên có tác dụng lưu chuyển dòng nước cung cấp thêm oxy hòa tan vào trong nước hồ, khử mùi hôi trong nước, làm mát nước vào mùa hè làm ấm nước vào mùa đông theo nhiệt độ môi trường. 

+ Bể lọc: lắp đặt bể lọc tuần hoàn nước trong hồ kết hợp trồng cây trong bể lọc để hấp thu các chất ô nhiễm trong nước, các bể lọc được lắp đặt ngay trên bờ hồ, nước hồ được bơm vào các bể lọc bằng máy bơm chìm sau khi qua bể lọc được chảy xuống hồ theo đường ống. 

Đến thời điểm hiện tại, chất lượng nước hồ đã được cải thiện rõ rệt không còn tình trạng ô nhiễm và được duy trì thường xuyên nhờ các bè thủy sinh có tác dụng xử lý chất ô nhiễm trong nước. Mô hình đã tạo được cảnh quan sạch đẹp, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường nước nói riêng và môi trường nói chung. 

(v) Cảnh quan, không gian trên địa bàn toàn huyện đảm bảo sáng – xanh – sạch – đẹp, an toàn: 

Hàng năm, UBND huyện Yên Khánh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn, Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thanh huyện tổ chức các hoạt động hưởng ứng các sự kiện quan trọng về môi trường như: Ngày đất ngập nước thế giới 02/02; Ngày Nước và Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ Trái đất, Tuần Lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường; Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn… bằng các hoạt động treo băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền về BVMT, tiến hành thu gom rác thải trên địa bàn, khơi thông dòng chảy và làm sạch dòng sông. Các khu dân cư trên địa bàn huyện đã xây dựng các hương ước, quy ước trong đó có nội dung về bảo vệ môi trường. Duy trì việc tổng vệ sinh môi trường mỗi tháng 2 lần tại các xã, thị trấn, thôn, xóm, phố. 100% xã, thị trấn có cảnh quan, không gian xanh – sạch – đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung.

– Đối với hệ thống cây xanh: Hệ thống cây xanh nhân tạo tại các xã đã được đầu tư, hoàn thiện (gồm cả cây bóng mát, cây cảnh, cây hoa và thảm cỏ…) đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau:

+ Phù hợp với quy hoạch được phê duyệt; không gian xanh, bao gồm không gian xanh tự nhiên (thảm thực vật ven sông, hồ) và không gian xanh nhân tạo (công viên, vườn hoa, mặt nước…) phải được gắn kết với nhau thành một hệ thống liên hoàn; kết hợp với quy hoạch trồng cây phòng hộ ngoài đồng ruộng, cây chống xói mòn để tạo thành một hệ thống cây xanh trong huyện.

+ Hàng năm, UBND huyện xây dựng và ban hành Kế hoạch trồng cây và Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” vào mùa Xuân. Đồng thời hưởng ứng chương trình trồng 01 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của tỉnh,  Riêng năm 2023 toàn huyện Yên Khánh phấn đấu trồng được 15.000 cây xanh các loại, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế – xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. 

+ Ưu tiên trồng cây xanh ở các địa điểm công cộng như: Trụ sở xã, trường học, trạm y tế xã, trung tâm văn hóa thể thao, các chợ, cửa hàng dịch vụ…

Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện đạt 4,09 m2/người. 

– Đối với hệ thống ao, hồ sinh thái: Trên địa bàn huyện Yên Khánh có hệ thống sông, ngòi ao hồ dày đặc, căn cứ diện tích, quy hoạch và vai trò điều hòa môi trường không khí, UBND huyện đã rà soát lập danh sách 21 ao, hồ thuộc đối tượng không được san lấp trình UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 28/11/2022 về việc phê duyệt Đề cương và dự toán nhiệm vụ “Lập danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”.

Hệ thống ao, hồ sinh thái trong khu dân cư tại các xã có diện tích khoảng 1.149 ha đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau: Phù hợp với quy hoạch được phê duyệt; mặt bằng thoáng, điều tiết khí hậu, tạo cảnh quan đẹp; có khả năng phát triển chăn nuôi, thủy sản, tạo nguồn lợi kinh tế; được nạo vét, tu bổ ao, hồ thường xuyên nhằm tạo không gian, cảnh quan sinh thái và điều hòa môi trường; có rào chắn, biển cảnh báo tại các khu vực có nguy cơ mất an toàn với người dân. 

+ Có 227 km kênh mương thoát nước tại các khu dân cư được nạo vét thường xuyên thông qua các đợt tổng vệ sinh môi trường định kỳ hàng tháng, các hoạt động thủy lợi nội đồng. Các đoạn sông, kênh, mương trên địa bàn các xã không có mùi, không ứ đọng rác thải; không có tên trong danh sách khu, điểm ô nhiễm môi trường do UBND tỉnh phê duyệt.

– Đối với cảnh quan trên các tuyến đường giao thông: 

+ Các tuyến đường huyện với chiểu dài 15 km và được lắp đặt hệ thống chiếu sáng và trồng cây xanh (cây bóng mát các loại) đạt tỷ lệ 100%. Tại các tuyến đường qua khu trung tâm, điểm dân cư đều được trồng hoa, thảm cỏ, tiểu cảnh và vệ sinh định kỳ; có hệ thống thùng rác. 

+ Các tuyến đường liên xã, trục xã có tổng chiều dài 112 km, được bố trí trồng cây bóng mát dọc các tuyến đường, chủ yếu trồng các cây bản địa phù hợp với đặc điểm khí hậu địa phương là 95km đạt tỷ lệ 84,8%; được lắp đặt hệ thống chiếu sáng là 98,2 km đạt tỷ lệ 87,6%.

+ Các tuyến đường trục thôn, liên thôn (87,6 km) và đường ngõ, xóm (372 km) tất cả được cứng hóa 100%, có hệ thống rãnh thoát nước, cống rãnh đảm bảo đi lại thuận tiện, tiêu thoát nước và vệ sinh môi trường.

Các tuyến đường trong xã, thôn thông thoáng, không bị lấn chiếm lòng lề đường và không có tình trạng xả rác bừa bãi không đúng vị trí tập kết theo quy định.

– Các thôn, xóm tại các xã trên địa bàn huyện đã xây dựng hương ước về giữ gìn vệ sinh chung trong thôn và các hộ gia đình.

– Có 36.674/43.159 hộ gia đình (85%) thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào bằng cây xanh hoặc các loại hàng rào khác nhưng có phủ cây xanh. Hàng rào bằng cây được cắt tỉa gọn gàng, không gây cản trở giao thông.

– Duy trì thường xuyên hoạt động tổng vệ sinh môi trường mỗi tháng 2 lần tại các xã, thị trấn, thôn, xóm, phố. 

+ Đối với khu vực công cộng: Các khu vực công cộng (chợ, đường giao thông, công viên, khu vui chơi, giải trí, bến thuyền,…) không có hiện tượng xả nước thải, CTR không đúng quy định, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.

+ Đối với khuôn viên trụ sở UBND xã, trạm y tế, trường học và nhà văn hóa thôn, xóm được chỉnh trang, vệ sinh sạch sẽ, trồng cây xanh, cây hoa phù hợp cảnh quan và có nước sinh hoạt, nhà vệ sinh an toàn.

+ Ban hành, niêm yết công khai và tổ chức thực hiện quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, BVMT nơi công cộng.

+ Tăng cường cải tạo ao, hồ, khu vực công cộng… thành các khu vui chơi giải trí, khu vực tập thể dục, khu sinh hoạt cộng đồng, khu vực học bơi cho trẻ em.

+ Các khu dân cư tập trung đều có hệ thống cống rãnh thoát nước đảm bảo không có tồn đọng nước thải sinh hoạt trong các khu dân cư; địa phương quan tâm lắp đặt hệ thống chiếu sáng và từng bước lắp đặt camera an ninh đảm bảo an toàn cho khu dân cư.

(vi) Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện quản lý tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm đạt 100%:

UBND huyện đã quan tâm đến công tác quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn, chỉ đạo phát triển, thu hút đầu tư xây dựng các mô hình vùng sản xuất nguyên liệu tập trung cho chế biến thực phẩm, đến nay trên địa bàn huyện đã phát triển và duy trì nhiều mô hình sản xuất thực phẩm theo hướng an toàn thực phẩm tại các xã, thị trấn; Thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, lồng ghép có hiệu quả các giải pháp, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng và phát triển bảo hộ thương hiệu cho các mặt hàng nông sản chủ lực, đặc trưng của huyện như gạo hữu cơ, bánh đa, miến, nấm, rau an toàn và các mặt hàng nông sản khác. UBND huyện thống kê, lập danh sách, cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và tổ chức ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn là 212 cơ sở, trong đó lĩnh vực y tế 67 cơ sở; Kinh tế hạ tầng là 127 cơ sở và Nông nghiệp và PTNT là 18 cơ sở (18 cơ sở do Sở Nông nghiệp và PTNT cấp) đảm bảo tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện quản lý tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm đạt 100%. Trong năm qua trên địa bàn huyện không xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm.

(vii) Tỷ lệ cán bộ làm công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do huyện quản lý hàng năm được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ:

100% cán bộ làm công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do huyện quản lý hàng năm được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ.

(viii) Có mô hình xã, thôn thông minh:

Trên địa bàn huyện có 02 xã: Khánh Cư, Khánh Nhạc được thực hiện thí điểm chuyển đổi số từ năm 2021, gồm các nội dung: 

* Chính quyền xã thông minh:

UBND xã Khánh Cư, Khánh Nhạc đã triển khai ứng dụng công nghệ số vào công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của chính quyền, tăng tính minh bạch trong các hoạt động của xã đảm bảo phục vụ người dân.

100% cán bộ, công chức xã được tập huấn, hướng dẫn sử dụng thành thạo việc chuyển, nhận văn bản trên hệ thống i-Office, hòm thư công vụ; 100% cán bộ, công chức đã được cấp chữ ký số và thường xuyên sử dụng trong giải quyết công việc trên hệ thống i-Office và dịch vụ công.

100% cán bộ, công chức thuộc bộ phận một cửa của xã đã được cấp tài khoản. Đến nay, việc giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin Một cửa điện tử của xã Khánh Nhạc, Khánh Cư đã được thực hiện thường xuyên, sử dụng ký số hồ sơ trên phần mềm. UBND xã đã triển khai thanh toán không tiền mặt bằng các hình thức chuyển khoản qua tài khoản thẻ, quét mã QR-Code tại bộ phận một cửa của xã, công dân đến giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, tiện lợi tránh được phiền hà, mang lại sự hài lòng cho nhân dân.

* Giao tiếp với người dân: UBND xã sử dụng nhiều kênh giao tiếp với người dân, thay đổi cách thức chính quyền giao tiếp, tương tác với người dân thông qua các công cụ công nghệ số. Tập trung đẩy mạnh hoạt động của Trang thông tin điện tử xã, phản ánh tin, bài về các hoạt động của Đảng, Chính quyền; đoàn thể; công tác cải cách thủ tục hành chính; xây dựng nông thôn mới. Đến nay, trang thông tin điện tử của 02 xã đã có khoảng 452 tin bài; gần 100.000 lượt truy cập; có nhóm Zalo kết nối chính quyền và người dân mỗi trang với gần 500 thành viên tham gia thường xuyên cập nhật kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nhiệm vụ của địa phương cũng như tiếp nhận phản ánh các vấn đề người dân quan tâm như an ninh nông thôn; an sinh xã hội; môi trường; chất lượng nước sinh hoạt … UBND xã thiết lập kênh giao tiếp giữa chính quyền xã với người dân thông qua tin nhắn SMS.

– Xã Khánh Nhạc, Khánh Cư đã được hỗ trợ triển khai thực hiện dự án xây dựng đài truyền thanh thông minh trên địa bàn toàn xã với 36 cụm loa. Hệ thống truyền thanh Công nghệ thông tin Viễn thông bước đầu mang lại hiệu quả cao trong công tác thông tin tuyên truyền đến được với hầu hết mọi tầng lớp nhân dân.

* Thương mại điện tử:

Góp phần xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, UBND xã Khánh Cư, Khánh Nhạc xây dựng sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của xã để tiến hành xây dựng thương hiệu, triển khai dịch vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, làm các thủ tục pháp lý khác theo quy định đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử; đồng thời nghiên cứu giải pháp kết nối với các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bán sản phẩm. 

Hiện nay, trên địa bàn xã Khánh Cư có 2 sản phẩm OCOP là Nấm mộc nhĩ của doanh nghiệp tư nhân Hương Nam và Dưa Kim Hoàng Hậu của Công ty cổ phần công nghệ Xanh; xã Khánh Nhạc có sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ từ cói. Các sản phẩm đã được quảng bá rộng rãi trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Trang thông tin điện tử của xã và trang web của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng, giúp khách hàng tiếp cận và mua bán sản phẩm dễ dàng.

* Dịch vụ xã hội:

Các nhà trường triển khai chuyển nhận văn bản liên thông các cấp trên hệ thống i-Office, thực hiện việc quản lý trên phần mềm quản lý cán bộ, phần mềm quản lý tài sản, phần mềm kế toán. Học sinh được theo dõi, quản lý trên phần mềm y tế, học bạ điện tử, phần mềm thư viện; sử dụng sổ liên lạc điện tử để tiện giao tiếp với phụ huynh học sinh; thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trên ứng dụng Sisap,… 

Trạm y tế xã sử dụng các ứng dụng CNTT cung cấp giải pháp y tế thông minh tổng thể trong lĩnh vực y tế như: Quản lý y tế cơ sở, Cơ sở dữ liệu tập trung, Quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, Quản lý tiêm chủng, Quản lý kê đơn thuốc, Quản lý nhân sự, Quản lý tài chính kế toán, Quản lý tài sản, Quản lý văn bản điều hành, Cổng thông tin điện tử, Hóa đơn điện tử, Chữ ký số, Tổng đài hỗ trợ,… giúp tiết kiệm thời gian đăng ký khám của nhân dân, thời gian kê đơn thuốc của cán bộ trạm, thời gian thu phí, duyệt bảo hiểm, thời gian xuất thuốc,… 

* Quảng bá thương hiệu: Ứng dụng công nghệ để hỗ trợ, quảng bá, xây dựng thương hiệu và hình ảnh về mô hình xã thông minh, thương hiệu cho các sản phẩm nông sản, dịch vụ du lịch của địa phương trên môi trường mạng.

* Hệ thống mạng LAN ở xã đã được nâng cấp đảm bảo tốc độ dường truyền; số lượng máy tính đảm bảo tương ứng với tỷ lệ cán bộ công chức; chất lượng máy đảm bảo đáp ứng với tình hình xử lý công nghệ số hiện nay.

c) Đánh giá: Huyện đạt chuẩn tiêu chí số 8 Chất lượng môi trường sống theo Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025

6.9. Tiêu chí 09 về An ninh trật tự – hành chính công 

a) Yêu cầu tiêu chí 

– An ninh, trật tự trên địa bàn huyện được giữ vững ổn định và nâng cao 

– Có dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 4 

b) Kết quả rà soát 

(i) An ninh, trật tự trên địa bàn huyện được giữ vững ổn định và nâng cao 

Trong những năm qua, Huyện ủy Yên Khánh đều có Chỉ thị, UBND huyện có kế hoạch, Đảng ủy Công an huyện có Nghị quyết về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm an ninh, trật tự và BCĐ Phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ huyện có chương trình công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn cơ bản ổn định, không để xảy ra tình trạng bị động, bất ngờ, không làm phát sinh điểm nóng, phức tạp về an ninh, trật tự. Từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn huyện không có khiếu kiện đồng người kéo dài, trái pháp luật, số vụ phạm tội về trật tự xã hội năm 2022 xảy ra 62 vụ (giảm 4 vụ =6,1% so với 2021); số vụ tai nạn giao thông năm 2022 xảy ra 31 vụ (giảm 10 và = 24,4% so với 2021), số vụ cháy nổ năm 2022: 0 vụ (giảm 1 vụ so với năm 2021), 100% xã trên địa bàn huyện đạt chỉ tiêu 19.2 thuộc tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Trong đó có 12/18 xã (66,7%) đạt chỉ tiêu 19.2 thuộc tiêu chi số 19 về Quốc phòng và An ninh trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025. Năm 2022, Công an huyện đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”.

(ii) Có dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 4:

Huyện đã triển khai 292 dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện, 113 dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã, trong đó: cấp huyện có 168 dịch vụ công trực tuyến toàn trình (mức độ 4), cấp xã có 53 dịch vụ công trực tuyến toàn trình, qua đó cho phép việc tiếp nhận và giải quyết TTHC được thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử. Từ 01/2023 đến tháng 6/2023 tại UBND huyện và 19/19 xã, thị trấn đã tổ chức tiếp nhận và giải quyết 20.983 hồ sơ trong đó tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hoàn toàn trên môi trường điện tử là 12.103 hồ sơ đạt tỷ lệ 57,68%. 

c) Đánh giá: Huyện đạt chuẩn tiêu chí số 9 An ninh trật tự – hành chính công theo Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025

7. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

* Đối với cấp huyện:

– Tổng mức đầu tư các công trình, dự án: 1.048.372 triệu đồng.

– Lũy kế khối lượng nghiệm thu từ khi khởi công đến ngày 30/6/2023: 338.195 triệu đồng.

– Lũy kế số vốn đã bố trí đến năm 2023: 615.693 triệu đồng.

– Nợ xây dựng cơ bản đến ngày 30/6/2023: 0 đồng.

* Đối với cấp xã:

– Tổng mức đầu tư các công trình, dự án: 524.072 triệu đồng.

– Lũy kế khối lượng nghiệm thu từ khi khởi công đến ngày 30/6/2023:255.705 triệu đồng.

– Lũy kế số vốn đã bố trí đến năm 2023: 337.919 triệu đồng.

– Nợ xây dựng cơ bản đến ngày 30/6/2023: 0 đồng.

Như vậy, đến thời điểm báo cáo, các công trình thuộc ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã không có nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Các công trình hiện nay đang triển khai thực hiện để hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao đều đã được bố trí đủ vốn theo tiến độ kế hoạch thi công của dự án nên đến hết năm 2023 cũng không làm phát sinh nợ xây dựng cơ bản. Sở Tài chính Ninh Bình đã có Văn bản số 2325/STC-DN ngày 17/8/2023 xác nhận đến 30/6/2023 huyện Yên Khánh không có nợ xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

8. Về kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới nâng cao

Các nội dung, kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới của huyện Yên Khánh đề ra hoàn toàn phù hợp với chủ trương, định hướng của tỉnh Ninh Bình.

Tỉnh Ninh Bình đã xác định mục tiêu đến năm 2025 có từ 2-3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu, UBND tỉnh Ninh Bình sẽ tập trung chỉ đạo các địa phương hoàn thành mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, trong đó định hướng xây dựng huyện Yên Khánh thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu của tỉnh. 

II. KẾT LUẬN

1. Về hồ sơ

Hồ sơ đề nghị xét, công nhận của huyện Yên Khánh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đã được UBND huyện Yên Khánh hoàn thành đầy đủ, đúng trình tự, đủ thủ tục, số lượng theo quy định. Hồ sơ đã được Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh tiếp nhận, các sở, ngành đã thẩm tra, có đánh giá đảm bảo các quy định tại Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 và Quyết định số 1343/QĐ-BNN-VP ngày 04/4/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

2. Về số xã, thị trấn đạt chuẩn theo quy định

Huyện Yên Khánh đã đáp ứng đầy đủ quy định số xã, thị trấn đạt chuẩn theo quy định tại Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021- 2025, cụ thể: 18/18 (100%) số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 10/18 (55,56%) số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2/18 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 01 thị trấn (100%) đạt chuẩn đô thị văn minh, 150 thôn, xóm đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

3. Về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao ở các xã

Huyện Yên Khánh đã 18/18 xã (tỷ lệ 100%) đạt chuẩn nông thôn mới trong đó có 12/18 xã (chiếm 66,7%) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo quy định tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021- 2025 và quy định tại Quyết định số 563/QĐ-UBND ngày 22/6/2022 và Quyết định số 735/QĐ-UBND ngày 18/8/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình.

4. Về kết quả thực hiện và mức độ đạt chuẩn các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao

Huyện Yên Khánh đã đạt chuẩn 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021- 2025 và quy định cụ thể tại Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 22/8/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình.

5. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

Huyện Yên Khánh không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.

III. KIẾN NGHỊ

Đối chiếu với quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình đã đảm bảo điều kiện công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. 

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành Trung ương tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023./.

Nơi nhận:
– Bộ Nông nghiệp và PTNT;

– VPĐP nông thôn mới Trung ương;

– Thành viên BCĐ các CTMTQG tỉnh;

– Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

– Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;

– Các Tổ chức CT-XH tỉnh;

– Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh;

– Cổng Thông tin điện tử tỉnh;

– Lưu: VT; VP2,3,5.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN 
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

 

 

Trần Song Tùng

 

 

 

Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao đến năm 2023 của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

(Kèm theo Báo cáo số /BC-UBND ngày / /2023 của UBND tỉnh Ninh Bình)

 

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Tiêu chuẩn đạt chuẩn

Kết quả tự đánh giá của huyện

Kết quả thẩm tra của tỉnh

1

Quy hoạch

1.1. Có quy hoạch xây dựng chi tiết khu chức năng dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn

Đạt

Đạt

Đạt

1.2. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hoặc hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng đạt mức yêu cầu theo quy hoạch xây dựng vùng huyện đã được phê duyệt 

Đạt

Đạt

Đạt

2

Giao thông

2.1. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối liên xã, liên vùng và giữa các vùng nguyên liệu tập trung, phù hợp với quá trình đô thị hóa

Đạt

Đạt

Đạt

2.2. Tỷ lệ km đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, có các hạng mục cần thiết về an toàn giao thông theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, lan can phòng hộ,…), được trồng cây xanh, được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng – xanh – sạch – đẹp 

100%

100%

Đạt

2.3. Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại III trở lên

Đạt

Đạt

Đạt

3

Thủy lợi và phòng, chống thiên tai

3.1. Các công trình thủy lợi do huyện quản lý được bảo trì, nâng cấp, đảm bảo tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu theo chuyển đổi số

Đạt

Đạt

Đạt

3.2. Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các vi phạm và nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi trên địa bàn huyện

Đạt

Đạt

Đạt

3.3. Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng, chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ

Khá

Khá 

(83 điểm)

Đạt

4

Điện

Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, cấp điện tin cậy, ổn định, an toàn hành lang lưới điện và mỹ quan

Đạt

Đạt

Đạt

5

Y tế – Văn hóa – Giáo dục

5.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) 

≥ 95%

95,01%

Đạt

5.2. Có công viên, hoặc quảng trường được lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao

Đạt

Đạt

Đạt

5.3. Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc được kế thừa và phát huy hiệu quả; các di sản văn hóa trên địa bàn được kiểm kê, ghi danh, truyền dạy, xếp hạng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị hiệu quả

Đạt

Đạt

Đạt

5.4. Có 100% số trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có ít nhất 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

Đạt

Đạt

Đạt

5.5. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên hoạt động hiệu quả

Cấp độ 2

Cấp độ 2

Đạt

6

Kinh tế

6.1. Có KCN được lấp đầy từ 50% trở lên, hoặc có CCN được đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và được lấp đầy từ 50% trở lên, hoặc có cụm ngành nghề nông thôn được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ 

Đạt

Đạt

Đạt

6.2. Vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của huyện được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, được cấp mã vùng và có ứng dụng quy trình kỹ thuật tiến tiến 

Đạt

Đạt

Đạt

6.3. Có chợ đạt tiêu chuẩn chợ hạng 2, hoặc trung tâm thương mại đạt chuẩn theo quy định

Đạt

Đạt

Đạt

6.4. Có Đề án/Kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn đối với sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP và được triển khai hiệu quả

Đạt

Đạt

Đạt

6.5. Hình ảnh điểm du lịch của huyện được quảng bá thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội 

Đạt

Đạt

Đạt

7

Môi trường 

7.1Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom và xử lý theo quy định 

≥ 95%

95,30%

Đạt

7.2. Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường 

100%

100%

Đạt

7.3. Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và sản phẩm thân thiện với môi trường 

≥ 80%

90%

Đạt

7.4. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn 

≥ 70%

73,20%

Đạt

7.5. Tỷ lệ nước thải sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện được thu gom, xử lý bằng các biện pháp, công trình phù hợp

≥ 50%

93,50%

Đạt

7.6. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn 

≥ 4m2/người

4,09 m2/người

Đạt

7.7. Không có làng nghề ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện

Đạt

Đạt

Đạt

7.8. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định 

≥ 85%

85%

Đạt

8

Chất lượng môi trường sống

8.1. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung

≥ 53%

78%

Đạt

8.2. Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm 

≥ 80 lít

85,01 lít

Đạt

8.3. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững 

≥ 40%

100%

Đạt

8.4. Có mô hình xử lý nước mặt (ao, hồ) bảo đảm quy định về bảo vệ môi trường 

≥ 01 mô hình

01 mô hình

Đạt

8.5. Cảnh quan, không gian trên địa bàn toàn huyện đảm bảo sáng – xanh – sạch – đẹp, an toàn

Đạt

Đạt

Đạt

8.6. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện quản lý tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm 

100%

100%

Đạt

8.7. Tỷ lệ cán bộ làm công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do huyện quản lý hàng năm được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 

100%

100%

Đạt

8.8. Không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của huyện

Đạt

Đạt

Đạt

8.9. Có mô hình xã, thôn thông minh

≥ 01 mô hình

02 mô hình

Đạt

9

An ninh, trật tự – Hành chính công

9.1. An ninh, trật tự trên địa bàn huyện được giữ vững ổn định và nâng cao

Đạt

Đạt

Đạt

9.2. Có dịch vụ công trực tuyến 

Mức độ 4

Mức độ 4

Đạt

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Chủ tịch Quốc hội Armenia kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Sáng 23/11, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan và Đoàn đại biểu Quốc hội Cộng hòa Armenia rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tiễn Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan và Đoàn tại sân bay Nội Bài có: Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình; Đại sứ Armenia tại Việt Nam Suren Baghdasaryan. Trong thời gian thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch...

Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (22/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Ngược lại, mức cao nhất khu vực là 63.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và TP Hà Nội. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá heo hơi tại...

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 hạt cát yêu thương

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 “hạt cát” yêu thươngGần 7 năm ròng rã trên hành trình tìm con, chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, quê Ninh Bình) có ý định bỏ cuộc, dù chặng đường ấy nhiều chông gai, ghập ghềnh. Tháng 6/2012, mối tình đẹp giữa cô giáo Bùi Thị Giang và chàng thủy thủ Trần Văn Thiên đã được đánh dấu bằng một đám cưới hạnh phúc sau...

giá heo tăng nhẹ ở một số địa phương

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (21/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, TP. Hà Nội và các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Vĩnh Phúc đang bán heo hơi cao nhất khu vực với giá 63.000 đồng/kg. Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá...

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, AgroViet 2024 được tổ chức nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất