Powered by Techcity

Chung tay xây dựng những ngôi nhà ấm tình đoàn kết lương giáo



Từ năm 2018 đến nay, với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, các chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã tích cực hưởng ứng vận động, đóng góp gần 10 tỷ đồng để xây mới gần 200 ngôi nhà ấm tình đoàn kết lương-giáo cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Những ngôi nhà ấm tình đoàn kết lương-giáo

Hơn 70 tuổi, bà Trần Thị Nhâm ở xóm 2, xã Đồng Hướng (Kim Sơn) nay mới được sống trong ngôi nhà khang trang, vững chãi được xây dựng từ sự chung tay, góp sức của cộng đồng và sự hỗ trợ tích cực của các chức sắc tôn giáo. Đó là ngôi nhà cấp 4, được xây dựng kiên cố, công năng hợp lý.

Bà Nhâm chia sẻ: Là phụ nữ đơn thân, nhiều năm qua, cuộc sống của tôi gặp không ít khó khăn. Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Kim Sơn và Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ xã Đồng Hướng đã vận động các nhà hảo tâm, các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tham gia hỗ trợ, giúp đỡ tôi xây nhà mới. Những ngày thi công ngôi nhà, anh em, làng xóm, đại diện các đoàn thể của xã đều đến động viên, giúp đỡ về ngày công, kinh phí… để ngôi nhà sớm được hoàn thiện.

Chung niềm vui được sống trong ngôi nhà ấm tình đoàn kết lương-giáo, ông Ngô Đức Lung ở thôn Thổ Hoàng, xã Yên Hòa (Yên Mô) cho biết: Gia đình ông thuộc diện hộ nghèo, vợ chồng tuổi cao, sống chủ yếu dựa vào tiền công nhật làm thuê. Vì vậy những năm qua, gia đình phải sống trong ngôi nhà tạm bợ, không đảm bảo cho sinh hoạt và có nguy cơ cao mất an toàn khi mùa mưa bão đến. Cuối năm 2023, từ sự quan tâm của Ủy ban MTTQ các cấp, ông Lung đã được hỗ trợ xây nhà mới. Sau 2 tháng khởi công xây dựng, ngôi nhà mới có diện tích gần 100m2 đã được hoàn thành và bàn giao cho gia đình sử dụng với tổng kinh phí xây dựng 150 triệu đồng. Trong đó: Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ xã Yên Hòa hỗ trợ 30 triệu đồng; Giáo xứ Hải Nạp hỗ trợ 25 triệu đồng, chùa Trinh Nữ hỗ trợ 20 triệu đồng, còn lại là do anh em dòng họ, gia đình và bà con lối xóm ủng hộ. “Đến bây giờ tôi vẫn không dám mơ mình có được một ngôi nhà khang trang như thế này. Nơi ăn chốn ở ổn định, gia đình đã thoát nghèo, từng bước chăm lo cuộc sống tốt hơn”- ông Ngô Đức Lung tâm sự.

Mỗi ngôi nhà đoàn kết lương-giáo được xây dựng từ sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức tôn giáo, thể hiện truyền thống “tương thân tương ái” tốt đẹp của dân tộc cũng như phương châm “sống tốt đời, đẹp đạo”, “tôn giáo đồng hành cùng dân tộc” của các tổ chức tôn giáo. Qua đó góp phần củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân và quan tâm, chăm lo, hỗ trợ người nghèo ngày càng tốt hơn để “không ai bị bỏ lại phía sau”. Sự chung tay của các tôn giáo đã góp phần thực hiện công tác giảm nghèo, cải thiện đời sống cho người dân, đồng thời xây dựng hình ảnh đẹp về các tôn giáo trong cộng đồng.

Khơi dậy mạnh mẽ nguồn lực chăm lo cho hộ nghèo

Từ khi phát động, mô hình “Vận động chức sắc, chức việc các tôn giáo chung tay xây dựng những ngôi nhà ấm tình đoàn kết lương – giáo” đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ các chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Nhiều ngôi nhà ấm tình đoàn kết đã được xây dựng, mang lại niềm vui và hy vọng cho nhiều gia đình. Những ngôi nhà này không chỉ là nơi ở, mà còn là biểu tượng của tình đoàn kết, sự sẻ chia và lòng nhân ái.

Đồng chí Nguyễn Minh Trường, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Kim Sơn cho biết: Trên cơ sở khảo sát, thống kê những hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách có nhà ở đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không có điều kiện để xây dựng lại, MTTQ huyện đã vận động, kêu gọi các chức sắc, các nhà hảo tâm chung tay hỗ trợ. Bằng uy tín của mình, các chức sắc tôn giáo đã tích cực vận động tín đồ và Nhân dân góp công, góp của chung tay xây dựng những ngôi nhà ấm tình đoàn kết lương-giáo. Theo đó, trong gần 6 năm qua, các chức sắc, tín đồ hai tôn giáo và Nhân dân đã chung tay xây dựng được 28 nhà Đại đoàn kết với số tiền hỗ trợ trên 1,5 tỷ đồng, trong đó có 16 ngôi nhà ấm tình đoàn kết lương-giáo với kinh phí hỗ trợ trên 700 triệu đồng. 

Thượng tọa Thích Minh Quang, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh cho biết: Với đường hướng “Đạo pháp dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”, phát huy tinh thần “Phụng đạo yêu nước”, thời gian qua, các tăng, ni, tín đồ Phật tử của Giáo hội Phật giáo tỉnh Ninh Bình luôn phát huy tinh thần đoàn kết hòa hợp, chung sức, đồng lòng cùng với Đảng bộ, Chính quyền, MTTQ và Nhân dân trong tỉnh ra sức thi đua, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, góp phần xây dựng quê hương Ninh Bình ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh. Các tăng, ni và tín đồ Phật tử tỉnh đã quyên góp ủng hộ tài lực, vật lực cho công tác từ thiện nhân đạo (trong đó có hỗ trợ xây nhà đoàn kết lương-giáo) với tổng trị giá hàng chục triệu đồng. Số tiền tuy vẫn còn khiêm tốn song đã thể hiện rõ trách nhiệm của những Phật tử, góp phần khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái và xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng.

Linh mục Đỗ Văn Khoa, Giáo xứ Ninh Bình chia sẻ: Chúng tôi nhận thấy, mô hình “Vận động chức sắc, chức việc các tôn giáo chung tay xây dựng những ngôi nhà ấm tình đoàn kết lương-giáo” không chỉ nhằm xây dựng những ngôi nhà mới cho các hộ gia đình khó khăn, mà thông qua mô hình góp phần thúc đẩy sự hiểu biết và hòa hợp giữa các tôn giáo, xây dựng một xã hội đoàn kết, văn minh. Do vậy, mô hình cũng đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của đông đảo bà con giáo dân Giáo xứ Ninh Bình.

Từ năm 2018 đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng với Ban Dân vận Tỉnh ủy đã vận động các chức sắc, chức việc các tôn giáo hỗ trợ xây mới gần 200 ngôi nhà cho hộ nghèo có khó khăn về nhà ở với tổng số tiền gần 10 tỷ đồng. Đặc biệt, để chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, chào mừng kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh và Đại hội Phật giáo các cấp, các linh mục và các tăng, ni của hai tôn giáo đã chung tay, tham gia ủng hộ và tổ chức khởi công xây dựng 48 ngôi nhà ấm tình đoàn kết lương-giáo cho hộ gia đình người Công giáo, dân tộc là hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở với kinh phí xây dựng trên 9 tỷ đồng (do hai tổ chức tôn giáo chung tay xây dựng).

Thực hiện hiệu quả mô hình “Vận động chức sắc, chức việc các tôn giáo chung tay xây dựng những ngôi nhà ấm tình đoàn kết lương – giáo” MTTQ các cấp đã trở thành “cầu nối” để các chức sắc, chức việc, đại diện các tôn giáo cùng chung sức chăm lo cho người nghèo, hiện thực hóa giấc mơ “an cư, lạc nghiệp”, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh.

Bài, ảnh: Mai Lan





Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/chung-tay-xay-dung-nhung-ngoi-nha-am-tinh-doan-ket-luong/d20240829221910305.htm

Cùng chủ đề

Đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp xúc cử tri huyện Kim Sơn

Dự buổi tiếp xúc có các đồng chí: Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hoàng...

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Kim Sơn thành phố Tam Điệp

Dự buổi tiếp xúc có các đồng chí: Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hoàng...

Cùng tác giả

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh – sạch – đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình mà còn là mô hình để truyền cảm hứng, thúc đẩy việc bảo vệ, gìn giữ các tài sản quý báu của nhân loại. Tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục có nhiều...

Ngắm Tràng An vào mùa thu với khung cảnh non nước hữu tình đẹp lay động lòng người

Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi trái đất, khí hậu đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động. Ngoài ra danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư...

Lấy ý kiến sự hài lòng người dân Ninh Bình xây dựng nông thôn mới sau 13 năm, kết quả thế nào?

Cụ thể, hơn 13 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, tỉnh Ninh Bình luôn nêu cao vai trò chủ thể của Nhân dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý của người dân về kết quả nông thôn mới tỉnh Ninh Bình Qua đó, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được...

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuyến đường bộ ven biển Thái Bình

Theo đó, Chính phủ quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án hơn 4,8 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 1 nghìn tỷ đồng so với Quyết định số 348 ban hành ngày 28/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định tổng mức đầu tư của dự án là hơn 3,8 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn bao gồm vốn ngân sách Trung ương hơn 1,1 nghìn tỷ đồng, vốn ngân sách...

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồngHà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Tiến độ các dự án quan trọng, liên kết...

Cùng chuyên mục

Dấu ấn Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024

Thành công của Festival Ninh Bình 2024 mở ra hướng đi mới mang chiều sâu văn hóa, lịch sử cần có của lễ hội. Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản” được tổ chức với quy mô quốc tế từ ngày 24.11 đến ngày 30.11, với nhiều hoạt động nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới độc đáo về lịch sử thông qua ngôn ngữ của...

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Ninh Bình qua những tà áo dài

Tối 23/11, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mốt tổ chức chương trình trình diễn thời trang "Ninh Bình - Áo dài trên con đường di sản". Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”. Bộ sưu tập áo dài với chủ đề Kiến trúc cổ Hoa Lư. Tại chương trình, Ban tổ chức...

Những người mẹ áo xanh

Một ngày trung tuần tháng 10, chúng tôi đến thăm em Ngô Thị Phương Vy, xóm 4, xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn. Trong căn nhà cũ, Vy đang tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và dạy các em...

Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình quảng bá điểm đến du lịch tiềm năng bối cảnh quay phim tại Hàn Quốc và Hoa Kỳ

Tham dự sự kiện, Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình có đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Ninh...

Tích cực thực hiện chính sách BHYT học sinh sinh viên

Bị bệnh lý hẹp van tim từ nhỏ nên hành trình chữa bệnh của Vũ Việt Bách (học sinh lớp 10A5, Trường THPT Gia Viễn B) và gia đình hết sức vất vả. Trong hành trình ấy, gia đình...

Công bố quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa thể thao và quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 2030 tầm...

Hội nghị được kết nối trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự tại điểm cầu Ninh Bình có đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất