Powered by Techcity

Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình


Ngày 10/10/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 20 – CT/TU về tăng cường công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Trồng rừng ngập mặn tại Cồn Nổi, huyện Kim Sơn. Ảnh: Anh Tuấn

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về trồng rừng, phục hồi rừng, trồng cây phân tán, tổ chức thực hiện Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025″… Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đã tập trung lãnh, chỉ đạo, trồng thêm được 4,1 triệu cây xanh các loại, đạt 75% chỉ tiêu đề ra cho giai đoạn 2021-2025; tại một số khu vực đã hình thành vùng trồng cây theo chủ đề, tôn tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xanh, được Nhân dân hưởng ứng thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, việc trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh vẫn còn những hạn chế, khó khăn như: Tỷ lệ và diện tích cây xanh đô thị còn ở mức thấp; chưa hình thành rõ nét xu hướng hạ tầng xanh cho phát triển đô thị; chưa lựa chọn được các loài cây bản địa phù hợp, bền vững trên các tuyến đường giao thông, bảo vệ các tuyến đê sông, đê biển, trong khu dân cư, đô thị, điểm du lịch để thực sự tạo ra nét đặc sắc riêng của tỉnh; trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao; chưa có nhiều giải pháp bền vững, có tính đột phá để cải tạo phục hồi cảnh quan môi trường sau khi đóng cửa mỏ.

Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn chủ yếu là: Chưa có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng mức, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ; công tác tuyên truyền, vận động chưa được thường xuyên, toàn diện; công tác quy hoạch cảnh quan ở các địa phương chưa được quan tâm thực hiện; việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh còn theo hình thức tự phát; chưa hình thành ý thức, thói quen tự giác bảo vệ môi trường, trồng, giữ gìn cây xanh; cơ chế, chính sách, quy chế, chế tài chưa được chú trọng đúng mức, đủ mạnh; chưa huy động tốt các nguồn lực để trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

Để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, tạo bước đột phá trồng cây xanh tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nếp sống văn hóa trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; tiếp tục xây dựng, phát triển bản sắc đặc trưng vùng sinh thái di sản thiên nhiên văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội xanh bền vững, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035 với đặc trưng là đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội trong tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau: 

1. Quán triệt nghiêm túc, đầy đủ mục tiêu, quan điểm phát triển tỉnh theo Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 04/3/2024. Xác định trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá cần tập trung, ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của cả hệ thống chính trị trong giai đoạn 2025-2035. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, nhất là vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong việc chỉ đạo quyết liệt, cụ thể hóa bằng các đề án, chương trình, kế hoạch, nguồn vốn trong tổ chức thực hiện và bảo đảm hiệu quả, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, tạo sự thống nhất cao, thực chất trong nhận thức, hành động của mọi tầng lớp Nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc trồng cây xanh, cải tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai và phát triển kinh tế – xã hội. Có hình thức biểu dương, khen thưởng kịp thời, xứng đáng đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, doanh nhân có đóng góp tích cực trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; đồng thời tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về bảo vệ rừng và phát triển rừng, cây xanh theo đúng quy định của pháp luật.

2. Ban cán sự đảng UBND tỉnh tập trung chỉ đạo xây dựng Đề án trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình gắn với các cơ chế, chính sách cụ thể để tổ chức thực hiện. Ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ. Trong đó quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

– Rà soát quy hoạch xây dựng và phát triển hệ thống cây xanh đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 gắn với phát triển hạ tầng xanh bảo đảm quan điểm, tầm nhìn phát triển đô thị di sản thiên niên kỷ.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Tập trung công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, lựa chọn loại cây, vị trí trồng theo quy hoạch và đề án được phê duyệt phù hợp với tình hình thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, nhất là trong phát triển du lịch, phát huy giá trị di sản, xây dựng bản sắc và thương hiệu của địa phương. Tăng cường giám sát, kiểm soát chặt chẽ công tác trồng cây xanh bảo đảm tuân thủ theo thiết kế được duyệt, đúng kỹ thuật, đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn.

– Thực hiện trồng cây xanh, trồng rừng bảo vệ các tuyến giao thông, hệ thống đê sông, đê biển trên địa bàn toàn tỉnh. Rà soát diện tích khu vực ven biển, diện tích đất trống, các diện tích đã đóng cửa mỏ có thể trồng cây xanh, diện tích cần cải tạo, thay thế cây xanh; xây dựng lộ trình thực hiện việc trồng cây gắn với xây dựng cảnh quan, bảo đảm theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Tập trung xây dựng các quy định, thiết chế, cơ chế, giải pháp cụ thể để quản lý, bảo tồn cây bản địa, cây di sản. Điều tra, rà soát, thiết lập hồ sơ lý lịch cây di sản. Tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác quy hoạch, trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh.

– Khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, cải tạo cảnh quan, phát triển các nông trại, trang trại nhằm đa dạng các sản phẩm du lịch trên địa bàn. Nghiên cứu bổ sung chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Ninh Bình để thực hiện nhiệm vụ trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

– Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước; tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn bộ máy gắn với tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, môi trường, đô thị, nông thôn.

3. Đảng đoàn HĐND tỉnh chỉ đạo HĐND tỉnh xem xét phê duyệt Đề án trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình để tổ chức thực hiện hiệu quả chủ trương tạo cuộc “cách mạng xanh” của tỉnh Ninh Bình; tăng cường công tác giám sát việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch về trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

4. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phối hợp với các ngành chức năng, địa phương tổ chức phát động các phong trào trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng, trách nhiệm, nghĩa vụ của việc trồng cây xanh cải tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Toàn dân đoàn kết xây dựng đô thị di sản thiên niên kỷ, đưa tỉnh Ninh Bình trở thành ngôi nhà xanh của Nhân dân trong tỉnh, là điểm đến hấp dẫn với du khách và các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

5. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội căn cứ tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai quán triệt, tuyên truyền, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ tại Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

6. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan làm tốt công tác hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của hệ thống chính trị và Nhân dân.

Giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; định kỳ 6 tháng, hằng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện; tham mưu sơ kết, tổng kết báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo quy định.

Chỉ thị này được phổ biến, quán triệt đến chi bộ và Nhân dân trong tỉnh.



Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/chi-thi-cua-ban-thuong-vu-tinh-uy-ve-tang-cuong-cong-tac/d202410151506943.htm

Cùng chủ đề

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Hoa Lư

Dự và chủ trì buổi làm việc có các đồng chí: Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Quang...

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI

Đồng chí Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng...

Cùng tác giả

Cổ đông LPBank thông qua tờ trình chuyển trụ sở chính và đầu tư vào FPT

ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 của Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) ngày 16/11 tại Ninh Bình thông qua tờ trình của HĐQT về phương án phân phối lợi nhuận năm 2023, tăng vốn điều lệ năm 2024, góp vốn mua cổ phần FPT và thay đổi địa điểm trụ sở chính. Tuy nhiên, LPBank chưa công bố thông tin cụ thể về địa điểm cũng như thời gian chuyển sang trụ sở mới.  Về phương án góp vốn,...

Quả xạ đen có tác dụng gì?

Một số đặc điểm của cây xạ đen Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, cây xạ đen là thực vật thân gỗ và dây leo, dài 3 – 10m, mọc thành bụi, có nhiều ở khu vực rừng núi Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình. Khi còn non, cây không có lông, màu xám nhạt; khi trưởng thành, cây có nhiều lông, màu xanh...

Cả nước đồng loạt giữ giá, cao nhất là 64.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (17/11/2024) tại miền Bắc đi ngang ở mức cao, tiếp tục duy trì mức giá từ trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội và Phú Thọ là hai địa phương có mức giá heo hơi cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải Dương; Nam Định; Thái Nguyên; Thái Bình; Hà Nam; Vĩnh Phúc; Tuyên...

CLB Bình Phước của Công Phượng bám đuổi quyết liệt Ninh Bình

Ở vòng 4, CLB Bình Phước và đội Ninh Bình đều có những chiến thắng đầy kịch tính để duy trì thứ hạng của mình. Thầy trò HLV Nguyễn Anh Đức đã dẫn trước CLB Bà Rịa-Vũng Tàu 2-0 nhờ sự tỏa sáng của Công Phượng (1 bàn, 1 kiến tạo) nhưng lại để đối thủ gỡ hòa 2-2. Rất may ở những phút cuối, Lê Thanh Bình lên tiếng kịp thời để mang về chiến thắng 3-2 tương...

Khu vực Hà Nội và Phú Thọ cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (16/11/2024) tại miền Bắc hôm nay giữ giá đi ngang trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, Lào Cai và Ninh Bình có giá thấp nhất khu vực, đang giao dịch tại mức 62.000 đồng/kg. TP. Hà Nội và Phú Thọ có giá 64.000 đồng/kg, cao nhất cả nước. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải Dương; Nam Định; Thái Nguyên; Thái Bình;...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất