Powered by Techcity

Chè Trại Quang Sỏi trước nguy cơ mai một

Vang danh một thời

Chè Trại Quang Sỏi đã có lịch sử hàng trăm năm, từng đi vào tiềm thức dân gian qua những câu ca như: “Khôn thì uống chè Trại/ Dại thì uống chè Me” hay “Muốn ăn cơm trắng cá mè/Thì về Ba Trại hái chè cùng anh”. Theo những người dân trong vùng, từ thời kỳ phong kiến, chè đã được trồng tập trung ở đây thành những đồn điền lớn. Sau này, trải qua nhiều thăng trầm, diện tích lúc tăng lúc giảm nhưng người dân ở đây thì vẫn luôn tự hào về chất lượng chè của mình. 

Ông Lương Trường Yên (thôn Tân Nhuận, xã Quang Sơn) phân tích: Chè nơi khác thường có lá màu xanh đậm, dai, gân lá to, nhiều gân, ít răng cưa, nhưng riêng giống chè ở đây thì lá lại màu xanh vàng, dày và giòn, gân lá nhỏ, thưa và có nhiều răng cưa xung quanh viền lá. Chính giống chè đặc biệt cộng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng bán sơn địa có lượng bức xạ lớn, chất đất chứa hàm lượng sét cao mà chè Trại Quang Sỏi có hương vị rất riêng, chát nhẹ, hậu vị ngọt, đậm đà, còn màu nước chè thì vàng óng như mật ong. Chè ở đây luôn được người tiêu dùng trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận như: Nam Định, Thanh Hóa, Thái Bình yêu thích, lựa chọn sử dụng làm thức uống hàng ngày. 

Năm 2019, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học & Công nghệ đã cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu chứng nhận “Chè Trại Quang Sỏi”, điều này càng khẳng định chất lượng, cũng như nét đặc trưng của sản phẩm chè nơi đây. 

Chè Trại Quang Sỏi trước nguy cơ mai một
3 ngày chị Trần Thị Vân (tổ 7, Phường Tây Sơn) mới xuất bán được một chuyến chè với khối lượng chỉ vài tạ.

 

Làm đại lý, chuyên nhập, phân phối chè của vùng Quang Sỏi đi khắp các nơi 20 năm nay, chị Trần Thị Vân (tổ 7, phường Tây Sơn) chia sẻ: Đặc trưng của chè vùng này là hầu như người ta không thu hoạch búp mà chỉ bán chè tươi (hái lá già và cắt cành). Chè ngon nên khách hàng các nơi ưa chuộng lắm. Thời điểm thịnh vượng vào khoảng những năm 2016-2018, ô tô, xe thồ của thương lái ra vào, mua bán nhộn nhịp. Riêng nhà tôi mỗi ngày xuất đi hàng tấn chè, đó là chưa kể gần 20 đại lý khác nữa. Nhưng thật đáng buồn là hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm trở nên khó khăn. Cả vùng còn duy nhất nhà tôi và một đại lý khác nữa duy trì được nghề mà cũng chỉ bán cầm chừng, 3 ngày bốc hàng một lần, mỗi lần vài tạ.

Anh Trần Quốc Toàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quang Sơn cho biết: Chè từng là cây trồng chiến lược phát triển kinh tế, góp phần rất lớn trong việc nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người lao động địa phương. Từ trồng cây chè, nhiều hộ gia đình ở đây đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Theo thống kê, năm 2015, toàn xã có khoảng 170 ha chè với 5-6 trăm hộ gia đình và hơn một nghìn lao động tham gia sản xuất chè. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tuy chưa có thống kê chính xác nhưng ước tính diện tích chè chỉ còn khoảng 15-20 ha.

Vì đâu nên nỗi?

Chúng tôi đi thăm một số vùng trọng điểm sản xuất chè như các thôn: Tân Nhuận, Tân Trung, Tân Thượng, Tân Hạ… của xã Quang Sơn. Những đồi chè bạt ngàn, xanh ngắt trước đây hầu như đã biến mất, thay thế vào đó là cây dứa, cây ngô, nhìn kỹ mới thấy lác đác một vài hàng chè lẻ loi, trơ trọi, cằn cỗi do không được chăm sóc.

Gặp chị Trịnh Thị Phượng, thôn Tân Thượng đang thoăn thoắt làm cỏ cho ruộng dứa mới trồng, chúng tôi hỏi chuyện vì sao bỏ chè trồng dứa, chị phân trần: “Chè ở đây tốt và ngon đấy nhưng giờ nó không còn hiệu quả nữa. Khi trước, 1 tấn chè bán được 6 triệu, giờ có 3,5 triệu, trong khi công lao động, vật tư, phân bón cái gì cũng lên. Đó là chưa kể, nhiều khi gọi thương lái đến “cháy” máy điện thoại mà họ cũng có về mua cho đâu. Vậy nên gia đình đã phá bỏ 1 mẫu chè cách đây 2-3 năm để chuyển hẳn sang trồng dứa”. 

Nhiều người dân cho rằng, hiện nay trên thị trường có quá nhiều thức uống để người tiêu dùng lựa chọn. Ngay trong vùng trồng chè cũng đã thấy, trước kia bà con uống nước chè xanh ngày này qua ngày khác nhưng giờ mỗi hôm một loại, nào lá sen, chè vằng, lá vối, đinh lăng, xạ đen,… nên chè xanh “thất sủng” cũng là điều dễ hiểu.

Chè Trại Quang Sỏi trước nguy cơ mai một
Những gốc chè hàng chục năm tuổi bị phá bỏ làm củi.

 

Không bán được, giá liên tục sụt giảm, người dân bỏ bê không đầu tư chăm bón nữa dẫn đến cái vòng luẩn quẩn, năng suất giảm và thu nhập lại càng giảm sâu hơn nữa. 

Trao đổi với đồng chí Nguyễn Tiến Đạt, Phó Chủ tịch UBND xã Quang Sơn được biết: Thời gian qua, nhiều diện tích trên địa bàn xã thuộc diện phải thu hồi, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án lớn của quốc gia, của tỉnh như: cao tốc Bắc Nam, tuyến đường Đông Tây. Do vậy, diện tích cây chè bị mất đi khá nhiều. Bên cạnh đó do giá trị kinh tế của cây chè ngày càng thấp nên người dân chặt bỏ để trồng cây khác. Chính quyền địa phương cũng rất trăn trở để làm sao giữ gìn và phát huy được cây trồng truyền thống này. Nhiều phương án được đưa ra như: Chuyển sang hái búp chế biến chè khô nhưng cũng không đơn giản vì lâu nay bà con đã quen làm chè cành, hơn nữa việc này cần rất nhiều lao động trong khi lao động nông nghiệp càng ngày càng hiếm. Còn phương án thực hiện sơ chế, đóng gói để đưa chè cành tươi vào hệ thống các siêu thị cũng là một cách để gia tăng giá trị cho sản phẩm nhưng vấn đề là ai sẽ đứng ra làm, đến nay địa phương vẫn chưa tìm doanh nghiệp nào mặn mà…

Với góc nhìn của một đơn vị chuyên chế biến chè, đã bước đầu thành công trong việc khôi phục lại vùng chè Đông Sơn (thành phố Tam Điệp), anh Tống Duy Hiển, Giám đốc HTX Hoa, cây cảnh, nông sản Tam Điệp cho rằng: Vấn đề lớn nhất hiện nay là người dân không còn chuyên tâm với cây chè. Lao động trẻ thì đi làm công ty, cây chè bị bỏ bê, dù giống tốt, chất đất tốt thế nào đi chăng nữa nhưng không chăm sóc thì năng suất cũng không đạt, mà chất lượng cũng bị ảnh hưởng.

Trong lúc số phận cây chè vẫn đang còn bị bỏ ngỏ thì đâu đó vẫn còn những hộ gia đình không nỡ phá bỏ, vẫn lưu giữ lại vườn chè từng là cây nuôi sống cả gia đình. Như vườn chè của nhà bà Lâm (tổ 7, phường Tây Sơn), mỗi ngày, bà vẫn chăm sóc, hái tỉa lá cẩn thận tuy cây chè không còn giúp gia đình bà có nguồn thu nhập khá như trước kia. Bà Lâm tâm sự: Gắn bó với cây chè gần cả đời người, nhìn nó mai một từng ngày tôi cảm thấy vô cùng tiếc nuối. Chỉ mong có cách nào đó, giữ lại chút hương chè của vùng đất này cho mai sau.

Nguyễn Lựu



Nguồn

Cùng chủ đề

UBND thành phố Tam Điệp đối thoại về công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đền Dâu đền Quán...

Dự hội nghị đối thoại có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy; Công an tỉnh; các sở: Văn hóa và Thể thao, Nội vụ, Tư pháp, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường;...

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri các huyện thành phố

* Sáng 14/6, tại phường Trung Sơn (thành phố Tam Điệp), đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các vị trong Tổ đại biểu HĐND tỉnh, HĐND thành...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác phòng chống thiên tai tại các địa phương

Tham gia đoàn công tác có đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành có liên quan.Tại huyện Hoa Lư, đoàn...

Cùng tác giả

Chủ tịch Quốc hội Armenia kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Sáng 23/11, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan và Đoàn đại biểu Quốc hội Cộng hòa Armenia rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tiễn Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan và Đoàn tại sân bay Nội Bài có: Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình; Đại sứ Armenia tại Việt Nam Suren Baghdasaryan. Trong thời gian thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch...

Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (22/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Ngược lại, mức cao nhất khu vực là 63.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và TP Hà Nội. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá heo hơi tại...

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 hạt cát yêu thương

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 “hạt cát” yêu thươngGần 7 năm ròng rã trên hành trình tìm con, chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, quê Ninh Bình) có ý định bỏ cuộc, dù chặng đường ấy nhiều chông gai, ghập ghềnh. Tháng 6/2012, mối tình đẹp giữa cô giáo Bùi Thị Giang và chàng thủy thủ Trần Văn Thiên đã được đánh dấu bằng một đám cưới hạnh phúc sau...

giá heo tăng nhẹ ở một số địa phương

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (21/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, TP. Hà Nội và các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Vĩnh Phúc đang bán heo hơi cao nhất khu vực với giá 63.000 đồng/kg. Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá...

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, AgroViet 2024 được tổ chức nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất