Powered by Techcity

Cháu gái ông tổ nghề thêu rua ren Văn Lâm và hồi ức một làng nghề

Căn nhà nhỏ của mẹ con bà Nhi nằm trong con ngõ vắng hiếm hoi ở cái phố mà người dân gọi là “phố không ngủ”. Căn nhà hết sức đơn sơ, nội thất trang trí là hàng loạt bức tranh thêu do mẹ con bà làm và những khung thêu bày quanh nhà. 

Cũng như bao người phụ nữ khác ở Văn Lâm, bà Đinh Thị Nhi vừa buông mái chèo chở du khách ở bến thuyền Tam Cốc về nhà đã vội vã ngồi xuống khung thêu để hoàn thành nốt sản phẩm khách đã đặt. Công việc nối tiếp công việc đối với người phụ nữ đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy” cứ tưởng là vất vả, nhưng với bà là niềm vui, là sự tự hào về nghề mà bà và người dân nơi đây đã gắn bó cả cuộc đời.

Khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu về ông tổ nghề rua – ren ở Văn Lâm, bà Nhi bỗng trầm ngâm, ánh mắt hoài niệm đọc cho chúng tôi nghe 4 câu thơ truyền miệng của người dân nơi đây ca ngợi về nghề thêu “Có anh thợ thêu nho nhỏ/Thắp ngọn đèn sáng tỏ hơn sao/Tay cầm kim như Triệu Tử múa đao/Chân vắt chéo như Khổng Minh xem sách”.

Theo dòng những hồi ức bà Nhi kể lại, ngày ấy, ông nội của bà là nhà Nho nghèo Đinh Kim Tuyến sinh được 5 người con là Đinh Ngọc Hênh, Đinh Ngọc Xoang, Đinh Thị Hếnh, Đinh Ngọc Hiển, Đinh Ngọc Hoằng. Với tư tưởng “ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”, cụ Tuyến khi ấy đã bán ruộng, vườn đi cho hai con trai là ông Hênh, ông Xoang, lúc đó mới mười chín, đôi mươi ra Hà Đông học nâng cao nghề thêu ren ở nhà ông Hàn Tham. 

Người cháu gái ông tổ nghề thêu rua ren Văn Lâm và hồi ức một làng nghề
Kỹ thuật rua – ren độc đáo chỉ có ở làng nghề thêu Văn Lâm.

 

Hai anh em ông Hênh, ông Xoang vốn giỏi nghề thêu truyền thống từ làng, nên học nghề thêu ren mới rất nhanh và thêu rất đẹp. Sau khi thạo nghề, hai anh em ông Hênh và ông Xoang đã lên Hà Nội làm thuê cho bà Lê Thái Tỉnh – một bà chủ cửa hàng thêu lớn, nổi tiếng trên phố cổ Hà Nội, chuyên phục vụ khách Tây. Tại đây, hai ông tiếp tục phụ việc và học thêm các kĩ thuật thêu rua – ren mới từ các thợ thêu Hà Thành. Thấy hai anh em ông Hênh và ông Xoang thông minh, khéo tay nên bà Thái Tỉnh rất quý, giao cho các đơn hàng quan trọng của các ông chủ thầu lớn chuyên làm hàng cho Pháp thời bấy giờ. 

Một thời gian sau, được sự ủng hộ, giúp đỡ của bà Thái Tỉnh, hai anh em ông Hênh, ông Xoang về làng đem tất cả những kĩ thuật thêu ren mới học được hướng dẫn cho các thợ thêu lành nghề, có tay nghề cao trong làng để thực hiện gấp rút các đơn hàng lớn. Sau đó, những người được hướng dẫn kĩ thuật thêu ren mới lại về nhà truyền dạy cho các thành viên trong gia đình, họ hàng của mình. Không lâu sau, đội ngũ thợ thêu truyền thống đã thành thạo kĩ thuật rua – ren mới với chất lượng sản phẩm tốt. 

Đặc biệt, với đôi bàn tay và sức sáng tạo, anh em ông Hênh, Xoang và đội ngũ thợ thêu ren lành nghề còn tạo ra các mẫu thêu pha hoa rua, ren hoàn toàn mới lạ – những mẫu thêu này là sự kết hợp giữa kĩ thuật thêu truyền thống với kĩ thuật rua – ren phương Tây. Để tưởng nhớ, tri ân công lao của hai anh em cụ Hênh, cụ Xoang, ngày nay nhân dân làng Văn Lâm đã lập một ngôi miếu để thờ phụng ông tổ nghề thêu Việt Nam và hai ông. Dân làng cũng tôn vinh ông Hênh, Xoang là  ông tổ của nghề ren- rua ở Văn Lâm, người có công đưa nghề thêu ren Văn Lâm ghi danh trên bản đồ thêu rua – ren ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. 

 

Nghề thêu rua – ren và truyền thống của vùng đất Văn Lâm đã tạo dựng cho con người nơi đây nhiều đức tính, phẩm chất quý báu, tốt đẹp như cần cù, chịu thương chịu khó, sáng tạo, gu thẩm mỹ cao, ăn ở gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp, chỉn chu… Và cũng chính nghề thêu ren đã góp phần hình thành các quy chuẩn thẩm mỹ, đạo đức trong đời sống xã hội của cộng đồng, thêm vào đó là sự giao thoa, tiếp thu, tiếp biến văn hóa Châu Âu của văn hóa Việt Nam nói chung, sự giao thoa giữa nghệ thuật thêu phương Đông với nghệ thuật rua ren phương Tây. 

Bà Nhi cho rằng: Mặc dù họa tiết trên các sản phẩm thêu ren- rua của Văn Lâm là hình ảnh quen thuộc của văn hóa nghệ thuật Việt Nam các loại hoa dân dã như hoa chanh, hoa dâu, hoa thị; cuộc sống thường ngày như cấy lúa, gặt lúa, chăn trâu cắt cỏ… nhưng mang trong mình giá trị văn hóa nghệ thuật vượt thời gian và không gian. Chính vì vậy, các sản phẩm thêu rua, ren của người thợ Văn Lâm không chỉ nổi tiếng ở Pháp mà đã có mặt ở khắp các nước châu Âu và Châu Á.

Làng nghề nào cũng có lúc thăng, lúc trầm nhưng đối với làng nghề thêu Văn Lâm, thời kỳ hưng thịnh cả làng như một công xưởng, nhà nhà làm nghề, người người làm nghề. Trẻ em, thanh niên ngoài giờ đồng áng, học tập là lại chong đèn làm thêu. Bà Nhi nhớ lại, vào những năm 80-90 của thế kỷ trước, làng nghề phát triển, cứ khoảng 10 ngày thì tốp thanh niên 10-20 người đạp xe ra Nam Định, Hải Phòng để lấy vải, chỉ về làm và trả hàng xuất khẩu. 

Cuộc sống nhộn nhịp, sôi động, no đủ nên người Văn Lâm hầu như ít đi làm ăn xa. Thợ thêu Văn Lâm ngày ấy có giá, được mời đón đi truyền nghề khắp các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Bắc Ninh… 

Các sản phẩm thêu được xuất khẩu sang phương Tây không chỉ giúp người dân tiếp cận nên văn minh phương Tây mà còn đưa những người khách du lịch từ phương Tây về Văn Lâm. Có thể nói những yếu tố đó vô tình đã tạo nên những nét ký họa đầu tiên về du lịch ở Ninh Bình. 

Không gian làng xóm bình yên với hình ảnh người thợ miệt mài bên khung thêu đã trở thành hình ảnh đẹp đẽ, quen thuộc với người dân nơi đây. Bởi thế mà bà kể rằng “nhiều năm sau này, có một vị khách Pháp khi quay lại trở lại Tam Cốc đã mải mê đi tìm hình ảnh cô lái đò ngồi thêu ở bến thuyền Đình Các. Và người hướng dẫn viên du lịch cho đoàn đã tìm bằng được bà để giới thiệu cho vị khách đó” bà kể lại. 

Chính những hồi ức về làng nghề và sự gắn bó cả cuộc đời với nghề thêu đã tiếp cho bà Nhi cũng như những người làng Văn Lâm thêm sức mạnh để giữ lửa nghề. Mặc dù là truyền nhân đời thứ 2 của ông tổ nghề thêu ren- rua ở Văn Lâm nhưng gia đình bà Nhi tất cả chỉ làm “thợ thêu” chứ không ai làm “ông chủ”, mọi người thể hiện tình yêu nghề theo cách của mình “công việc làm thêu thu nhập không cao nhưng từ khi lên 5 lên 7 đến bây giờ chưa ngày nào tôi ngừng tay kim, kể cả khi ốm. Bây giờ tuổi cao, mắt kém chỉ mong có lớp trẻ đến học hỏi nghề để chúng tôi được truyền lại”. 

Rời ngôi nhà nhỏ bình yên của bà Nhi, tôi lại bước ra phố Tây ồn ào ở  Tam Cốc. Lắng đọng lại trong tôi là những lát cắt, những hồi ức không liền mạch về một làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi và tình yêu nghề vẫn như ngọn lửa âm ỉ cháy trong lòng người dân Văn Lâm. Mong rằng, ngọn lửa ấy sẽ có những tác nhân để được sáng mãi và là niềm tự hào của miền di sản Cố đô.

Bài, ảnh: Song Nguyễn



Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Nam Định phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm

Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định định hướng: Phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm, phấn đấu đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, là điểm đến an toàn, hấp dẫn của Vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Bộ. Xây dựng và từng bước khẳng định một số thương hiệu đặc thù của Nam Định; Tập...

Cựu tuyển thủ Lê Sỹ Mạnh đánh trọng tài khiến dân mạng phẫn nộ

video-element" data-id="1fOooKc_b_aVCjwRYiy8Jzp2jga_b_ca_b_c"> Cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh hành hung trọng tài ở trận đấu phong trào. Đoạn video cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh hành hung trọng tài gây xôn xao trên mạng xã hội. Đây là hình ảnh từ trận đấu thuộc một giải bóng đá phong trào diễn ra tại TP.HCM, được phát trực tiếp trên mạng xã hội. Dân mạng dễ dàng nhận ra cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh trong video. Anh từng là tiền đạo nổi...

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất