Powered by Techcity

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại các địa phương


Ngày 6/9, đồng chí Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đi kiểm tra tình hình ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Yên Khánh và Kim Sơn.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại các địa phương

Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí: Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hoàng Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương liên quan. 

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và Đoàn công tác đã kiểm tra tại Trạm bơm cống Kem (Khu công nghiệp Khánh Phú). Đoàn đã nghe lãnh đạo Ban Quản lý các KCN tỉnh báo cáo về tình hình vận hành các trạm bơm thuộc KCN và phương án tiêu thoát nước của KCN Khánh Phú. Theo đó, KCN Khánh phú  có 39 dự án đã xây dựng và đi vào hoạt động. Những năm qua, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, hệ thống tiêu thoát nước của KCN đã cơ bản được hoàn thiện. Khi có mưa lớn, nước sẽ thu vào hệ thống kênh nội bộ của các nhà máy, sau đó đổ vào hệ thống kênh điều hòa quanh KCN và được tiêu thoát theo hệ thống cống Kem, cống Cái, cống Chanh ra sông Đáy và sông Vạc. Ban Quản lý các KCN tỉnh cũng đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phương án sẵn sàng vận hành các cống tiêu thoát úng cho KCN Khánh Phú.

Tại huyện Kim Sơn, Đoàn đã kiểm tra một số điểm xung yếu và nghe báo cáo về công tác “4 tại chỗ”, công tác di dân, kêu gọi tàu thuyền tránh trú neo đậu về nơi an toàn.

Theo đó, Đoàn đã kiểm tra điểm sạt lở tại đê hữu sông Đáy, đoạn qua địa bàn xã Hùng Tiến và Như Hòa. Nguyên nhân gây sạt lở là do trước đó mưa lớn kéo dài làm cho tuyến đê bị suy yếu, khi triển khai tiêu nước chống úng cho diện tích lúa Mùa mới cấy, việc rút nước nhanh đã gây ra sự cố sạt lở mái đê Hữu Đáy phía đồng. Hiện tại, các ngành và huyện Kim Sơn đã tiến hành gia cố chân đê, trải bạt mái đê phía đồng để chống xói lở. Các xã Hùng Tiến và Như Hòa đã chủ động thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, chuẩn bị vật tư, phương tiện, lực lượng để thực hiện phương án bảo vệ trọng điểm; lực lượng thủy lợi, thủy nông, hạt quản lý đê được phân công hỗ trợ về kỹ thuật, biện pháp xử lý trực tiếp trọng điểm khi có sự cố xảy ra. Các xã cũng đã tổ chức 2 tổ tuần tra, mỗi tổ 2 người, thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến của sự cố tuyến đê Hữu Đáy và huy động lực lượng của xã để xử lý sự cố, với số lượng trên 80 người.

Tiếp đó, Đoàn đã kiểm tra công tác thi công Dự án xử lý sạt lở bờ tả sông Vạc đoạn từ K19+300-K22+000 và xử lý kè hữu sông Đáy đoạn từ K70+198-K70+518, huyện Kim Sơn. Dự án đang triển khai thi công đóng cọc kè gia cố chống sạt lở chân đê Tả sông Vạc; khối lượng đã thi công đạt khoảng 40%. Để phòng, chống bão số 3, chủ đầu tư đã chỉ đạo nhà thầu thi công triển khai các phương án đảm bảo chằng chống lán trại chắc chắn, tập kết máy móc công trường về vị trí an toàn. 

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và Đoàn công tác đã kiểm tra và chỉ đạo phương án xử lý tại điểm lún nứt mặt đê biển Bình Minh III (đoạn từ K12+484 / K12+571; K12+666 / K13+062 ), xã Kim Hải. Hiện trạng xuất hiện khu nứt dọc mặt bê tông, chiều rộng khe nứt từ 5-8 cm. Các ngành và địa phương đã đề xuất phương án xử lý trước mắt là khoan phụt nhồi. Về lâu dài cần phải tiến hành đánh giá thực trạng để lập dự án tu sửa, bảo dưỡng để đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa bão tiếp theo.

Huyện Kim Sơn cũng đã báo cáo với Đoàn kiểm tra về các công tác chuẩn bị “4 tại chỗ”, phương án di dân và tác kêu gọi tàu thuyền vào khu vực tránh trú an toàn. Theo đó, huyện đã tổ chức cấm biển, tạm dừng hoạt động của các bến đò ngang và triển khai di dân khu vực ngoài đê biển Bình Minh II (gồm cả lao động đang nuôi hàu trên sông Đáy) đến nơi tránh, trú an toàn. Tính đến 18h ngày 5/9/2024 đã kêu gọi toàn bộ 119 phương tiện, 267 thuyền viên vào nơi tránh trú bão an toàn; toàn bộ 347 lao động trên 218 lều chòi khu vực từ đê biển Bình Minh III đến Cồn Nổi; 4 lao động đang neo thả 42 bè luồng, 2 tàu gỗ đoạn từ đối diện cống C2 thuộc tuyến đê biển Bình Minh IV đến đầu Lạch Nghẽn đã vào nơi tránh trú bão an toàn. 

Các xã Kim Đông, Kim Trung, Kim Hải đã lập các tổ tuyên truyền, vận động người dân di dời vào trong đê biển Bình Minh II, đồng thời lập các chốt kiểm soát, không để người dân đi ra ngoài đê biển Bình Minh II kể từ 7h30′ ngày 6/9/2024 đến khi bão tan.

 Đồn Biên phòng Kim Sơn đã tổ chức bắn pháo hiệu cảnh báo bão. Tổ chức 5 tổ gồm 15 chiến sỹ thực hiện việc tuyên truyền, nhằm hạn chế người dân ra khu vực vùng bãi, cửa sông ven biển. Công an huyện phối hợp với các lực lượng vũ trang triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự ở vùng di dân để Nhân dân yên tâm chấp hành việc di dời. 

Qua kiểm tra thực tế và nghe báo cáo của các ngành, địa phương, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Mai Văn Tuất đánh giá cao công tác chủ động triển khai các phương án phòng, chống cơn bão số 3 của các địa phương. Tại các điểm xung yếu ghi nhận các lực lượng đã sẵn sàng để ứng cứu, vật tư trang thiết bị được chuẩn bị chu đáo, có phương án dự phòng, không để xảy ra tình tạng đột xuất, bất ngờ.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh, cơn bão số 3 đang về gần bờ và theo dự báo sẽ có sức ảnh hưởng rất lớn, cường độ bão rất mạnh. Tuy nhiên, do thời gian dài tỉnh Ninh Bình cũng như miền Bắc không có cơn bão lớn nên tinh thần chuẩn bị của người dân chưa cao. Chính vì thế, đồng chí đề nghị các cấp, các ngành, nhất là chính quyền địa phương và lực lượng hiệp đồng bám sát thông tin về cơn bão số 3 để triển khai các phương án phòng, chống bão hiệu quả nhất, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế. 

Tăng cường tuyên truyền trên đài truyền thanh 3 cấp để người dân nhận thức đúng về mức độ nguy hiểm của cơn bão số 3. Mỗi nhà, mỗi người phải có ý thức phòng chống bão, chủ động tổ chức cuộc sống, đảm bảo tính mạng, tài sản cho gia đình, cộng đồng. 

Các địa phương phải thực hiện nghiêm phương án 4 tại chỗ: chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ. Đảm bảo lực lượng và vật tư để xử lý các tình huống cấp bách có thể xảy ra. Trong suốt thời gian phòng, chống bão,  đề nghị các lực lượng phải đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt; có phương án chủ động, không để bị động, bất ngờ, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước. Đối với các điểm xung yếu cần triển khai ngay phương án xử lý cấp bách và đảm bảo lực lượng trực 24/24h để chủ động khi có tình huống xấu xảy ra. 

Nguyễn Thơm – Anh Tuấn 

 

 

 

* Sáng 6/9, đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đi kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư. Cùng đi có đồng chí Đinh Công Thanh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại các địa phương
Đoàn đến kiểm tra hồ 4 Yên Quang (huyện Nho Quan).

 

Tại huyện Nho Quan, Đoàn đã đi kiểm tra các trọng yếu hồ đập, trong đó có hồ Thường Xung và hồ 4 Yên Quang đang trong quá trình cải tạo, thi công. Tại đây, để ứng phó với bão số 3, chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu đã phối hợp với chính quyền địa phương lập các phương án đảm bảo an toàn cho công trình, tập kết máy móc, thiết bị về nơi an toàn, gia cố lán trại, có phương án đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng cho hơn 10 hộ dân vẫn còn đang sinh sống trong lòng hồ Thường Xung.

Báo cáo nhanh tại buổi kiểm tra, lãnh đạo huyện Nho Quan cho biết: Toàn huyện có 42,6 km đê sông, 61,5 km đê bao, 78 trạm bơm, 38 hồ lớn, nhỏ với trữ lượng nước trên 20 triệu m3. Về sản xuất nông nghiệp, huyện hiện có gần 5 nghìn ha lúa và rau màu chưa thu hoạch, trong đó diện tích lúa vùng trũng có nguy cơ bị ngập úng cao là trên 500 ha. Huyện đã tổ chức kiểm tra, rà soát và triển khai trên thực tế các phương án hộ đê; phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu, đặc biệt là các vị trí đã xảy ra sự cố nhưng chưa được xử lý, khắc phục; các công trình đang thi công… theo phương châm “bốn tại chỗ” để chủ động, sẵn sàng ứng phó với bão số 3.

Qua nghe báo cáo, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tống Quang Thìn đánh giá cao công tác chủ động ứng phó với bão số 3 của huyện. Đồng thời yêu cầu địa phương thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình bão, mưa lũ, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa để chủ động các biện pháp phòng tránh. Trong đó phải đặc biệt quan tâm đảm bảo an toàn hồ đập; rà soát, có phương án di dân ra khỏi vùng thấp trũng và vùng có nguy cơ sạt lở.

Kiểm tra kè Kính Chúc, xã Gia Phú; tràn Lạc Khoái, xã Gia Lạc trên địa bàn huyện Gia Viễn; nghe các đơn vị chức năng báo cáo về công tác chống lũ, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh: đây là một cơn bão mạnh, diễn biến phức tạp, dự kiến sẽ gây ra lượng mưa lớn trên diện rộng, vì vậy cần chủ động phương án vận hành tràn, nhất là trong tình huống trên sông Hoàng Long xuất hiện lũ tại bến Đế vượt mức +5,3m, đảm bảo an toàn tối đa cho công trình, tài sản, tính mạng của người dân.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại các địa phương
Nhân viên vận hành thử nghiệm hoạt động của tràn Lạc Khoái, xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn.

 

Cũng tại huyện Gia Viễn, đoàn đã kiểm tra phương án tiêu thoát nước cho Khu vông nghiệp Gián Khẩu. Hiện, Khu công nghiệp tiêu nước ra các công trình đầu mối gồm: Trạm bơm Gia Trấn, Trạm bơm Cung Sỏi, Trạm bơm Gia Tân có tổng công suất gần 77.000 m3/h. Để ứng phó với bão số 3, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cùng chính quyền địa phương đã phối hợp chặt chẽ đảm bảo vận hành hiệu quả các trạm bơm, đáp ứng yêu cầu tiêu thoát nước toàn khu vực. 

Tại đây, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các đơn vị liên quan tiếp tục làm tốt công tác phối hợp; chủ động phương án dự phòng về nguồn điện phục vụ vận hành thông suốt các trạm bơm, kịp thời tiêu thoát nước, đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.

Tại huyện Hoa Lư, đoàn đã đi kiểm tra phương án bảo vệ trọng điểm Âu Chanh, được xây dựng năm 1957, nằm trên đê Trường Yên. Do xây dựng đã lâu, hiện công trình đã xuống cấp, nền hai bên mang âu bị sụt lún, khi lũ cao có thể gây ra rò rỉ, thẩm lậu. Để ứng phó với mưa bão, lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đã chủ động phương án “4 tại chỗ”, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực sẵn sàng hoành triệt mang cống, bảo đảm an toàn khi mực nước sông Hoàng Long dâng cao. 

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại các địa phương
Tuyên truyền cho khách du lịch về việc tạm thời ngừng hoạt động Khu du lịch sinh thái Tràng An do ảnh hưởng của bão số 3.

 

Tiếp đó, đoàn đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn tại điểm du lịch bến thuyền Tràng An. Trước ảnh hưởng khó lường của cơn bão số 3, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu Sở Du lịch tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, các chủ đầu tư, Ban quản lý các khu, điểm du lịch, các hãng lữ hành có biện pháp cảnh báo, thông tin để du khách nắm bắt tình hình về cơn bão. Tạm thời ngưng hoạt động các chương trình, tuyến du lịch đi qua hang động, khu vực sông, hồ; chủ động phòng ngừa các tai nạn, tình huống xấu có thể xảy ra.

* Sáng 6/9, đồng chí Nguyễn Cao Sơn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp, huyện Yên Mô. Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; lãnh đạo các địa phương nơi đoàn đến làm việc.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại các địa phương
Đoàn kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, phương án tiêu thoát nước công trình đang thi công thuộc Dự án Đầu tư xây dựng cầu Chà Là, thành phố Ninh Bình.

 

Tại thành phố Ninh Bình, Đoàn đã đi kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, phương án tiêu thoát nước công trình đang thi công thuộc Dự án Đầu tư xây dựng cầu Chà Là. Dự án có điểm đầu là nút giao với đường Vân Giang, điểm cuối là nút giao với đường Lê Đại Hành. Đến nay, đơn vị thi công đang hoàn thiện các mố, trụ của cầu; ước đạt trên 70% khối lượng xây lắp.

Trao đổi tại buổi làm việc, đồng chí Đinh Văn Tiên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Ninh Bình cho biết, trước tình hình, diễn biến phức tạp của cơn bão Yagi, UBND thành phố Ninh Bình đã tổ chức hội nghị, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, công tác ứng phó với bão số 3. 

Đối với việc tiêu thoát nước công trình đang thi công, trong đó có Dự án Đầu tư xây dựng cầu Chà Là, UBND thành phố đã yêu cầu các đơn vị, nhà thầu thi công tạm dừng các hoạt động thi công, chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ công trình, khơi thông dòng chảy, tránh ảnh hưởng hoạt động tiêu thoát nước trên địa bàn. Đến sáng 6/9, đơn vị thi công đã tạm dừng hoạt động, đưa máy móc, phương tiện lên các vị trí cao, bố trí người trực thường xuyên.

Để đảm bảo an toàn cho nhân dân và kịp thời tiêu thoát nước trên địa bàn thành phố, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Cao Sơn đề nghị UBND thành phố và đơn vị thi công huy động máy móc khẩn trương khơi thông dòng chảy, đảm bảo tiêu thoát nước kịp thời.  

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại các địa phương
Phòng Quản lý Đô thị thành phố Ninh Bình phối hợp với đơn vị thi công công trình dự án xây dựng cầu Chà Là khơi thông dòng chảy, đảm bảo tiêu thoát nước, hạ độ cao các thiết bị máy móc…. đảm bảo công tác phòng, chống bão số 3.

 

Tại huyện Yên Mô, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra phương án đảm bảo an toàn đê hữu sông Vạc, đoạn từ cống Sáu Thôn đến cống Cự Lĩnh thuộc địa phận xã Yên Nhân có chiều dài khoảng 1,5 km, hiện mặt đê nhỏ, gồ ghề, khó khăn cho việc đi lại, một số vị trí dòng chảy áp sát chân đê gây xói lở.

Qua kiểm tra, đồng chí yêu cầu huyện và xã khẩn trương huy động nhân lực, vật lực để gia cố một số điểm xung yếu, đồng thời chuẩn bị phương án về phương tiện, nhân lực chủ động sẵn sàng ứng cứu khi có mưa bão xảy ra. Để ứng phó với bão số 3, huyện Yên Mô cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN, chuẩn bị đầy đủ vật tư theo phương châm “4 tại chỗ”. 

Tại thành phố Tam Điệp, Đoàn đã kiểm tra tuyến đê sông Bến Đang đoạn giáp ranh địa phận xã Sơn Hà, huyện Nho Quan đến cống 2/9, xã Yên Sơn có chiều dài 1,5 km; mặt đê có nhiều vị trí bị lún, lõm; mái đê nhiều vị trí bị sụt lún, sạt lở, có nguy cơ mất an toàn tuyến khi có lũ lớn. Kiểm tra khu vực đê bao hầm chui Quang Hiển, đoạn qua tổ dân phố 12 phường Tân Bình, có chiều dài khoảng 80m. Đoạn đê yếu, khi có mưa lớn, lũ sông Bến Đang cao, tràn qua mặt đê vào nội đồng, nguy cơ ngập úng khoảng 100 ha nuôi thủy sản và gây ngập lụt 40 hộ dân ở đây. 

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại các địa phương
Đoàn kiểm tra khu vực đê bao hầm chui Quang Hiển, đoạn qua tổ dân phố 12, phường Tân Bình.

 

Trước diễn biến phức tạp của bão Yagi, UBND thành phố Tam Điệp đã chủ động xây dựng phương án ứng phó khẩn cấp với bão số 3. Theo đó, thành phố chỉ đạo phường Yên Bình, Tân Bình và xã Yên Sơn chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư theo phương châm “4 tại chỗ”, không để bị động, bất ngờ, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản, thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình bão, mưa lũ, thông tin kịp thời để nhân dân chủ động các biện pháp phòng tránh. 

Về phương án phân luồng giao thông trong trường hợp Quốc lộ 1A bị ngập úng cục bộ, UBND thành phố đã giao Công an thành phố xây dựng phương án riêng và bố trí lực lượng hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thông bằng ô tô di chuyển qua tuyến cao tốc Bắc Nam. Đối với các phương tiện bằng mô tô và xe máy, di chuyển theo các tuyến đường nội thành. 

Đồng chí Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao công tác chuẩn bị phương án ứng phó với bão số 3 của thành phố Tam Điệp. Đồng chí đề nghị các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố được phân công phụ trách theo từng địa bàn, chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thường xuyên, khi có bão khẩn cấp phải có mặt tại địa bàn được phân công để chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn nhân dân phòng, chống lụt bão. Chỉ đạo Chi nhánh khai thác công trình thủy lợi thành phố trực 24/24h sẵn sàng vận hành máy bơm tiêu úng cho lúa mùa, thủy sản; chuẩn bị vật tư, lực lượng, phương tiện sẵn sàng bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu. Triển khai các phương án phân luồng giao thông khi xảy ra tình huống ngập lụt, đảm bảo giao thông thông suốt, nhất là trên tuyến Quốc lộ 1A. 

Nhóm P.V



Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/cac-dong-chi-lanh-dao-tinh-kiem-tra-cong-tac-ung-pho-voi-bao/d202409061345068.htm

Cùng chủ đề

Ninh Bình lan tỏa hoạt động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Từ rất sớm, các cán bộ, công chức, người lao động thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh đã nhanh chóng ủng hộ, hỗ trợ, mỗi người tối thiểu 1 ngày lương. Ngay sau đó, đã có hàng tỷ đồng...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO – Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu vực phía...

Cùng tác giả

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh – sạch – đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình mà còn là mô hình để truyền cảm hứng, thúc đẩy việc bảo vệ, gìn giữ các tài sản quý báu của nhân loại. Tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục có nhiều...

Ngắm Tràng An vào mùa thu với khung cảnh non nước hữu tình đẹp lay động lòng người

Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi trái đất, khí hậu đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động. Ngoài ra danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư...

Lấy ý kiến sự hài lòng người dân Ninh Bình xây dựng nông thôn mới sau 13 năm, kết quả thế nào?

Cụ thể, hơn 13 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, tỉnh Ninh Bình luôn nêu cao vai trò chủ thể của Nhân dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý của người dân về kết quả nông thôn mới tỉnh Ninh Bình Qua đó, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được...

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuyến đường bộ ven biển Thái Bình

Theo đó, Chính phủ quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án hơn 4,8 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 1 nghìn tỷ đồng so với Quyết định số 348 ban hành ngày 28/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định tổng mức đầu tư của dự án là hơn 3,8 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn bao gồm vốn ngân sách Trung ương hơn 1,1 nghìn tỷ đồng, vốn ngân sách...

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồngHà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Tiến độ các dự án quan trọng, liên kết...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất