Powered by Techcity

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

Dự hội nghị có đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo một số Ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

Hội nghị được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (Hà Nội) và trực tuyến đến 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu Ninh Bình. Cùng dự có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao; Sở Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố trong tỉnh.

Năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, các nghị quyết tại các phiên họp thường kỳ của Chính phủ; tập trung thực hiện nhiệm vụ chấn hưng, phát triển văn hóa Việt Nam; triển khai hiệu quả các hoạt động, nhiệm vụ của Bộ đến từng cơ quan, đơn vị… Thành công rõ nét là sự chuyển biến tư duy từ “làm văn hóa” sang “quản lý nhà nước về văn hóa”.

Năm 2023 cũng ghi dấu ấn thành công của chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Đề cương Văn hóa Việt Nam (1943 – 2023). Các sự kiện lớn được tổ chức theo hướng tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, mang tầm quốc gia và liên vùng, có điểm nhấn và có sức lan tỏa, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội, thể thao và du lịch vui xuân, đón Tết diễn ra sôi động, được nhân dân và du khách tích cực đón nhận, vừa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của nhân dân vừa đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội.

Nhiều sự kiện du lịch được tổ chức mang tính chất, quy mô toàn quốc, bước đầu đã phát huy việc thông qua các lĩnh vực văn hóa như: Điện ảnh – Triển lãm – Nghệ thuật biểu diễn để xây dựng thương hiệu du lịch. Nhiều địa phương đã bắt đầu tổ chức quảng bá, giới thiệu, xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch hướng đến sản phẩm đặc sắc, dịch vụ chuyên nghiệp, có tính cạnh tranh cao về chất lượng và giá cả để thu hút du khách.

Tham dự SEA Games 32, Đoàn Thể thao Việt Nam thi đấu xuất sắc, vượt chỉ tiêu đề ra, lần đầu tiên giành vị trí thứ Nhất toàn đoàn tại một kỳ SEA Games tổ chức tại nước bạn, khẳng định hình ảnh, vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế. Công tác thể thao quần chúng được quan tâm, phát triển rộng khắp cả nước, bước đầu phát huy hiệu quả hoạt động của các Liên đoàn và Hiệp hội…

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận làm rõ những kết quả nổi bật của ngành VHTTDL trong năm 2023.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc phát biểu tham luận tại hội nghị.

 

Phát biểu tham luận tại hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc trình bày nội dung “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa – lịch sử và tự nhiên gắn với phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”.

Theo đó, tỉnh Ninh Bình đã và đang khơi dậy, tập trung huy động các nguồn lực, đầu tư các hạ tầng và thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa – lịch sử và tự nhiên gắn với phát triển kinh tế – xã hội, cốt lõi là phát huy giá trị con người, vùng đất Cố đô và giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, tạo nguồn lực và động lực mới cho sự phát triển của tỉnh, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch đã góp phần quan trọng để ngành dịch vụ Ninh Bình liên tục trong 2 năm gần đây tăng trưởng với hai con số và xếp thứ hai cả nước trong năm 2023.

Để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch trong năm 2024, tỉnh Ninh Bình tập trung phát triển công nghiệp văn hóa và xác định lấy phát triển công nghiệp văn hóa làm hướng đột phá. 

Tuy nhiên, đây là công việc còn nhiều khó khăn, cần có sự quyết tâm, thống nhất nhận thức về những vấn đề thường có những quan điểm khác nhau làm cản trở công việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện, nhất là sự phát triển các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa bậc cao với nhu cầu giải trí phổ thông đại chúng; giữa phục dựng, bảo tồn di sản và cổ trang hóa phục vụ cho phát triển công nghiệp văn hóa; giữa duy trì, bảo tồn nguyên trạng di sản và nguồn lực hóa, tài sản hóa di sản cho phát triển, nhất là lĩnh vực dịch vụ và du lịch. 

Đặc biệt là những đột phá về cơ chế thúc đẩy phát triển kinh tế thương hiệu, bảo vệ giá trị tài sản vô hình, hoàn thiện cơ chế tín dụng phù hợp, tháo gỡ nút thắt cho các nhà đầu tư có nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa; cần nghiên cứu mở rộng phạm vi danh mục đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa (PPP).

Về phát triển Đô thị di sản, là một bộ phận cấu thành của hệ thống di sản, cao hơn là trở thành tài sản quốc gia và nhân loại, góp phần thúc đẩy và nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương. Cố đô Hoa Lư là đô thị di sản ngàn năm tuổi, mà pháp luật các nước gọi là đô thị di sản thiên niên kỷ hoặc thành phố lịch sử. 

Cùng với Huế, Hoa Lư là một trong hai đô thị di sản Cố đô ở Việt Nam cần có những cơ chế, quy định đặc thù nhằm đáp ứng yêu cầu phục dựng, bảo tồn và phát huy. Gắn với đó cần kiến tạo, thúc đẩy những cơ chế đặc thù cho phục dựng, bảo tồn và phát huy đô thị di sản, làm cho đô thị di sản giữ được bản sắc riêng có mà không bị cuốn theo đô thị nén, “bê tông hóa” gây xung đột với giá trị di sản. 

Để bảo đảm phục dựng, bảo tồn các đô thị di sản thiên niên kỷ cần đẩy mạnh phân cấp, giao quyền, phân bổ nguồn lực gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, nhất là các lĩnh vực như khảo cổ, phục dựng và xây dựng các thiết chế văn hóa, đồng thời các thiết chế văn hóa mới này sẽ trở thành các công trình, biểu tượng kiến trúc văn hóa mới như bảo tàng, nhà hát, phục dựng các công trình của kinh thành, phát triển hạ tầng công nghiệp văn hóa không thể áp dụng định mức kinh tế, kỹ thuật như các công trình thông thường. 

Đặc biệt cần có quy định các tiêu chí đặc thù của Đô thị di sản, làm cơ sở cho các địa phương có Đô thị di sản sở hữu danh hiệu UNESCO tiến hành quy hoạch, sắp xếp lại đơn vị hành chính, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hiện đại hóa và bảo tồn di sản đô thị trong quá trình đô thị hóa.

Cần đặc biệt quan tâm đến liên kết nội vùng và liên vùng về quản trị và khai thác, phát huy các di sản văn hóa với phát triển du lịch, tổ chức không gian văn hóa là một nội dung cần được đặc biệt nhấn mạnh trong quy hoạch phát triển vùng nói chung, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng ken dày các di sản, trong đó có các con đường di sản gắn với Cố đô, với Thủ đô. Từ quy hoạch để xác định từng con đường di sản cần kết nối bằng loại hình giao thông phù hợp, tăng cường xây dựng dữ liệu dùng chung cho phát triển văn hóa du lịch, tổ chức đầu tư phát triển các hạ tầng dịch vụ, các sản phẩm du lịch đặc trưng, khác biệt.

Với những vấn đề nêu trên, tỉnh Ninh Bình chủ động báo cáo các cơ chế đặc thù cho phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô Hoa Lư, xây dựng đô thị di sản, phát triển kinh tế di sản, kinh tế thương hiệu, công nghiệp văn hóa… rất mong được Trung ương, Chính phủ, các bộ, ngành hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ.

Tại hội nghị, Bộ VHTTDL đã tặng tặng Cờ thi đua cho 33 Sở VHTTDL, Sở Văn hóa, thể thao và Sở Du lịch các tỉnh, thành phố; tặng Bằng khen cho 42 Sở VHTTDL, Sở Văn hóa, thể thao và Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trong đó Sở Văn hóa, Thể thao và Sở Du lịch Ninh Bình được tặng Bằng khen).

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị.

 

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Trong thời gian tới, ngành VHTTDL cần quyết tâm tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức để đạt được mục tiêu tạo bứt phá, tăng tốc phát triển nhanh, bền vững. Tiếp tục tập trung triển khai hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về VHTTDL. Quyết tâm tạo đột phá trong xây dựng thể chế. Hoàn thiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về VHTTDL.

Tiếp tục bảo tồn, tôn tạo phát huy tối đa các giá trị di sản văn hóa dân tộc; các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của các vùng, miền; kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn trong phát triển VHTTDL nhanh, bền vững. Ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa. 

Phát huy mạnh mẽ vai trò của gia đình trong việc bồi dưỡng, xây dựng đạo đức, nhân cách, con người, đề cao chuẩn mực đạo đức xã hội. Xây dựng văn hóa số trong sạch, lành mạnh, phù hợp với truyền thống lịch sử văn hóa và bản sắc dân tộc. Củng cố, nâng cao hiệu quả đổi mới mô hình hoạt động, cách thức quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước về thể dục, thể thao; phát triển thể thao chuyên nghiệp toàn diện, bền vững. 

Đổi mới phong trào TDTT quần chúng gắn với cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Tiếp tục thực hiện chiến lược trọng điểm các môn thể thao. Tổ chức đánh giá tổng kết thi hành Luật Du lịch năm 2017; sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn…

Phát biểu tổng kết hội nghị tại điểm cầu tỉnh Ninh Bình, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc đã chia sẻ, trao đổi một số nội dung quan trọng để thúc đẩy VHTTDL tỉnh phát triển trong thời gian tới. 

Đồng chí nhấn mạnh: Nhiệm vụ đặt ra trong phát triển văn hóa, thể thao, du lịch của tỉnh thời gian tới rất lớn; đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng, tâm huyết, trách nhiệm cao của cán bộ, nhân viên ngành Văn hóa trong tỉnh, đặc biệt là thực hiện công tác tham mưu cho cấp trên về lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao, đáp ứng sự phát triển chung của cả nước, phù hợp với xu thế phát triển của tỉnh về văn hóa, lấy phát triển công nghiệp văn hóa làm hướng đột phá phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng thành phố di sản. Ngành Văn hóa, Thể thao và các địa phương cần quan tâm, tạo điều kiện cho công chức văn hóa phát huy năng lực, sở trưởng trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, thúc đẩy văn hóa cơ sở phát triển.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ ra một số hạn chế trong công tác văn hóa, thể thao ở cơ sở hiện nay, đòi hỏi cán bộ văn hóa cần sâu sát hơn nữa, góp phần giúp phong trào văn hóa, thể thao cơ sở phát triển mạnh mẽ, lan tỏa sâu rộng…

 Hồng Vân-Minh Đường



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão

Bắt đầu từ 4 giờ sáng7/9, tại Hạ Long, Quảng Ninh đã xuất hiện mưa nhỏ kèm gió nhẹ. (Ảnh: THÀNH ĐẠT) Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội,...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm động viên sản xuất tại Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao

Cùng đi có các đồng chí: Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.Về phía lãnh...

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt vượt qua những thách thức viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam!Kính thưa các bậc lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân...

Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế

Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng.Dự hội nghị tại điểm cầu Ninh Bình có các đồng chí:...

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất