Powered by Techcity

Biến đổi khí hậu không chỉ là lời cảnh báo

Phóng viên (PV): Xin đồng chí cho biết vài nét về những tác động gần đây của biến đổi khí hậu tới Ninh Bình cũng như xu hướng các tác động biến đổi khí hậu đó như thế nào trong tương lai? 

Đồng chí (Đ/c) Nguyễn Tiến Dũng: Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại ngày nay do tính phức tạp và mức độ tác động ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu. Có thể khẳng định, biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tác động hầu như đến mọi mặt đời sống xã hội. 

Đối với tỉnh Ninh Bình, trong thời gian qua biến đổi khí hậu có những tác động đa dạng có thể nhận thấy. Tăng nhiệt độ toàn cầu dẫn đến nước biển dâng cao, gây ảnh hưởng đáng kể đến các khu vực ven biển và hệ thống sông lớn của Ninh Bình như Gia Viễn, Kim Sơn và Nho Quan. Xâm nhập mặn trong 10 năm trở lại đây diễn ra với chiều hướng xấu đi, không chỉ tiến sâu hơn vào trong nội đồng mà thời gian ảnh hưởng cũng kéo dài hơn. Ở vùng ven biển Kim Sơn, xâm nhập mặn đã lấn sâu vào các cửa sông từ 20-30 km trên sông Đáy và 10-15 km trên sông Vạc. 

Theo số liệu thống kê từ năm 2010 đến nay, hầu hết các địa phương trong tỉnh đều xảy ra hạn hán trong giai đoạn tưới dưỡng lúa vụ đông xuân, đặc biệt các huyện Nho Quan, Gia Viễn, thành phố Tam Điệp… diện tích hạn và thiếu nước chiếm bình quân 15-20% diện tích canh tác. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, một số hiện tượng thời tiết cực đoan cũng thường xuyên xuất hiện như nắng nóng gay gắt kéo dài hoặc xuất hiện mưa đá. 

Một điều dễ nhận thấy đó là biến đổi khí hậu có thể gây ra thay đổi trong mô hình mưa và lượng nước, gây xáo trộn đến hệ thống thủy lợi của Ninh Bình. Sự thay đổi về lượng mưa và mùa mưa có thể làm tăng nguy cơ lũ lụt hoặc hạn hán, gây khó khăn cho việc quản lý và sử dụng nguồn nước trong khu vực. Điển hình về lũ lụt trong hơn 30 năm qua, các xã vùng phân lũ, xả lũ thuộc 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn đã phải chịu 15 lần phân lũ, vùng hữu Hoàng Long 10 lần và vùng các xã ngoài đê năm nào cũng bị ngập làm ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế của nhân dân trong vùng. 

Ngoài ra, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hệ sinh thái và các loài động thực vật; tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp; ảnh hưởng đến nguồn nước; ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng; tác động đến tài nguyên đất… Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan cũng có tác động nhất định các hoạt động tham quan, lễ hội của khách du lịch, nhất là dịp đầu năm… 

PV: Thưa đồng chí, trước diễn biến ngày càng phức tạp của biến đổi khí hậu, tỉnh Ninh Bình đã có những giải pháp cụ thể gì để ứng phó? 

Đ/c Nguyễn Tiến Dũng: Thời gian qua, tỉnh đã triển khai một số giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động và tăng cường khả năng chống chịu. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, các cấp, ngành, địa phương đã quan tâm đến công tác ứng phó với biến đổi khí hậu; chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền quản lý tăng cường phối hợp triển khai thực hiện lồng ghép các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu vào hoạt động quản lý chuyên ngành; xây dựng các giải pháp chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; chuẩn bị các phương án, điều kiện phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, chủ động xử lý tình huống xấu nhất ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh. 

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu đã được chú trọng, tăng cường. Các huyện, thành phố đã rà soát, bổ sung điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn; tích cực xây dựng và triển khai các dự án, nhiệm vụ để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực ven biển và phòng chống thiên tai khu vực miền núi, như: Trồng rừng ngập mặn phòng hộ ven biển chống xói lở bờ biển; xây dựng hệ thống đê biển, kè, cống, xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất; chủ trương quy hoạch, xây dựng Nhà máy điện linh hoạt khí hóa lỏng, điện gió, điện rác… 

Tỉnh cũng đã tập trung vào việc bảo vệ và phục hồi các nguồn nước, bao gồm việc duy trì cân bằng hồ chứa nước, kiểm soát ô nhiễm nước, xây dựng hệ thống thu thập và lưu trữ nước mưa. Bên cạnh đó là thúc đẩy việc bảo vệ và phục hồi rừng, hạn chế việc chặt phá rừng trái phép. Cùng với đó là triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn và hỗ trợ để nâng cao năng lực chống chịu của nông dân trước biến đổi khí hậu; bao gồm việc cung cấp kiến thức về các phương pháp canh tác bền vững, sử dụng nguồn nước hiệu quả và ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan tâm, đầu tư vào việc xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo và ứng phó sự cố, các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu, như lũ lụt và hạn hán, giúp cảnh báo sớm và đưa ra các biện pháp ứng phó hiệu quả để giảm thiểu tổn thất và nguy cơ đối với cộng đồng. 

Mặt khác, nhằm thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, tỉnh đang khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió, giúp giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch và giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Chủ động nghiên cứu, tuyển chọn, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh; chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, áp dụng các quy trình tốt, hữu cơ, theo hướng hữu cơ nhằm tăng năng suất và tiết kiệm được nguồn tài nguyên; điều tra đánh giá các nguồn phát thải lớn trên địa bàn. 

Biến đổi khí hậu không chỉ là lời cảnh báo
Tuyến kênh tưới, tiêu xã Gia Lạc đang được huyện Gia Viễn đầu tư xây dựng, đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Ảnh: Minh Đường

 

PV: Có nhiều ý kiến cho rằng, quan trọng nhất là phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư, hơn nữa nên chú trọng sử dụng kiến thức bản địa trong các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm của đồng chí về vấn đề này như thế nào? 

Đ/c Nguyễn Tiến Dũng: Đúng là việc tham gia của cộng đồng dân cư và sử dụng kiến thức bản địa là rất quan trọng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Sự tham gia của cộng đồng giúp đảm bảo rằng các giải pháp được đưa ra phù hợp với nhu cầu và tình hình cụ thể của từng địa phương; tạo ra sự cam kết và sự đồng lòng trong việc thực hiện các biện pháp ứng phó. Sử dụng kiến thức bản địa là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Mỗi vùng địa lý có những đặc điểm riêng biệt và các vấn đề khác nhau liên quan đến biến đổi khí hậu. 

Sử dụng kiến thức bản địa giúp hiểu rõ hơn về những tác động cụ thể và những giải pháp phù hợp với từng vùng địa lý. Ngoài ra, việc sử dụng kiến thức bản địa còn khuyến khích sự đồng tình và sự chấp nhận của cộng đồng địa phương. 

Mỗi cộng đồng và vùng địa phương có sự đa dạng về văn hóa, kiến thức và công nghệ. Sử dụng và kết hợp những nguồn tài nguyên này trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu giúp tăng cường khả năng thích ứng và sự sáng tạo trong việc tìm ra các giải pháp hiệu quả. Nếu chỉ dựa vào các giải pháp từ bên ngoài mà không tận dụng được tiềm năng nội tại của cộng đồng và vùng địa phương, có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện và duy trì các biện pháp ứng phó. 

Tóm lại, sự tham gia của cộng đồng dân cư và việc sử dụng kiến thức bản địa giúp đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của các biện pháp ứng phó và tạo ra sự đồng lòng và cam kết trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. 

PV: Có thể nói, biến đổi khí hậu và nước biển dâng là xu thế tất yếu, phải sống chung và thích nghi. Là cơ quan thường trực, tham mưu trên lĩnh vực này, tới đây, ngành Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục tham mưu, lên kế hoạch hành động như thế nào để ứng phó với vấn đề này, thưa đồng chí? 

Đ/c Nguyễn Tiến Dũng: Là cơ quan thường trực, tham mưu về lĩnh vực biến đổi khí hậu, ngành Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình sẽ tiếp tục tham mưu cho tỉnh chỉ đạo tăng cường phối hợp, đôn đốc các sở, ngành triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu đã được UBND tỉnh phê duyệt cho giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời tham mưu UBND tỉnh đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cho giai đoạn này và xây dựng, cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Ninh Bình trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng mới nhất do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố. 

Trọng tâm là điều tra, khảo sát, thống kê, kiểm kê khí nhà kính, lập danh mục các cơ sở phát thải khí nhà kính và triển khai thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh. Xây dựng khả năng chống chịu, bao gồm việc đầu tư vào hạ tầng chống ngập, lụt, tăng cường hệ thống cảnh báo lụt, bảo vệ đa dạng sinh học và rừng ngập mặn; phát triển các giải pháp thích ứng trong nông nghiệp, giao thông vận tải, đô thị, du lịch và các ngành công nghiệp khác. Bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái như rừng, khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu dự trữ sinh quyển, đây là những hệ sinh thái rất quan trọng để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo ra sự nhất quán trong cộng đồng cùng hành động để giảm thiểu tác động đó. 

Cùng với đó là tăng cường, tranh thủ nguồn lực đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu; chú trọng đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; ưu tiên vào các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu, xử lý môi trường, giảm thiểu thiên tai… 

PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí! 

Song Nguyễn (thực hiện)



Nguồn

Cùng chủ đề

CLB Ninh Bình của Hoàng Đức gây bất ngờ khi thắng quá dễ, PVF-CAND chới với

Cuộc đối đầu giữa CLB PVF-CAND và đội Ninh Bình được chờ đợi diễn ra hấp dẫn. Bởi đây là màn so tài giữa 2 đội bóng được đánh giá là ứng cử viên vô địch và cùng đang đứng trong tốp 3 giải hạng nhất mùa này. Tuy nhiên, kịch bản bất ngờ đã xảy ra khi CLB Ninh Bình thắng tương đối dễ dàng.  Trên sân nhà, CLB PVF-CAND sớm “vỡ vụn” trước đội đầu bảng Ninh Bình....

Năm 2025 sẽ khởi công đoạn cao tốc gần 20.000 tỉ đồng nối Nam Định – Thái Bình

Phối cảnh cầu vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Ảnh: Bộ GTVT Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình (được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp thực hiện dự án) đã ký phê duyệt quyết định đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình theo phương thức đối tác công tư (PPP). Dự án có tổng mức đầu tư bao...

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Toàn cảnh buổi gặp gỡ báo chí về Giải Golf Di sản lần thứ nhất – Ninh Bình năm 2024. (Ảnh: Gia Thành) Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình và Công ty Cổ phần truyền thông đối ngoại Việt Nam chủ trì, phối hợp với Báo Văn hóa, Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam tổ chức. Giải Golf di sản lần thứ nhất là hoạt động thiết thực chào mừng và hưởng ứng Ngày...

Ninh Bình, Sơn La có tân giám đốc công an tỉnh

Chiều ngày 4/11/2024, tại Công an tỉnh Ninh Bình, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình đối với Đại tá Đinh Việt Dũng. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo...

Phát triển Văn hóa ẩm thực Du lịch bền vững

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình Dương Thị Thanh cho biết, du lịch ẩm thực đang dần trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành du lịch của Ninh Bình, do là một trong những điểm đến nổi bật nhờ nền ẩm thực phong phú, đa dạng và đặc trưng với nhiều món ăn nổi tiếng, chứa đựng chiều sâu văn hóa, đậm nét truyền thống của vùng đất Cố...

Cùng tác giả

Chủ tịch Quốc hội Armenia kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Sáng 23/11, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan và Đoàn đại biểu Quốc hội Cộng hòa Armenia rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tiễn Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan và Đoàn tại sân bay Nội Bài có: Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình; Đại sứ Armenia tại Việt Nam Suren Baghdasaryan. Trong thời gian thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch...

Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (22/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Ngược lại, mức cao nhất khu vực là 63.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và TP Hà Nội. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá heo hơi tại...

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 hạt cát yêu thương

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 “hạt cát” yêu thươngGần 7 năm ròng rã trên hành trình tìm con, chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, quê Ninh Bình) có ý định bỏ cuộc, dù chặng đường ấy nhiều chông gai, ghập ghềnh. Tháng 6/2012, mối tình đẹp giữa cô giáo Bùi Thị Giang và chàng thủy thủ Trần Văn Thiên đã được đánh dấu bằng một đám cưới hạnh phúc sau...

giá heo tăng nhẹ ở một số địa phương

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (21/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, TP. Hà Nội và các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Vĩnh Phúc đang bán heo hơi cao nhất khu vực với giá 63.000 đồng/kg. Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá...

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, AgroViet 2024 được tổ chức nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất