Powered by Techcity

Bảo vệ sản xuất nông nghiệp trước bão số 3


31 nghìn ha lúa Mùa, hơn 3 nghìn ha rau màu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có nguy cơ ảnh hưởng của cơn bão số 3 có cường độ dự báo cấp cuồng phong. Nếu không bảo vệ được sẽ không hoàn thành mục tiêu kế hoạch sản xuất cả năm.

Bảo vệ sản xuất nông nghiệp trước bão số 3

Trạm bơm dã chiến Hùng Tiến, Kim Sơn được vận hành để tiêu nước đệm trong đồng.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, hiện tại, toàn tỉnh có trên 31 nghìn ha lúa. Do ảnh hưởng của mưa lớn đầu vụ, một số diện tích lúa phải gieo cấy lại, lúa phân thành nhiều trà. Thời vụ chậm muộn nên đến nay mới chỉ có 3.600 ha lúa trỗ (chiếm 11,8% tổng diện tích gieo cấy), diện tích lúa đã thu hoạch rất ít, khoảng 115 ha, tập trung ở huyện Nho Quan.

Cùng với lúa, tỉnh cũng đang có gần 3.260 ha cây rau màu các loại, trong đó chủ yếu là ngô, lạc, khoai lang, đậu tương, rau đậu. Về thủy sản, tổng diện tích nuôi trồng là trên 14 nghìn ha, trong đó thủy sản nước ngọt 11.000 ha, thủy sản mặn lợ 3.366 ha.

Ngành chuyên môn nhận định: Phần lớn diện tích lúa trên địa bàn tỉnh sẽ trỗ tập trung từ 10-15/9/2024, rơi đúng vào thời gian mưa bão nên dễ bị thiệt hại. Ngoài ra, các loại rau màu, nuôi trồng thủy sản và cây ăn trái khác cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể nếu mưa bão kéo dài.

Ninh Bình Bảo vệ sản xuất nông nghiệp trước bão số 3
Nông dân huyện Yên Khánh ra đồng khơi thông dòng chảy để kịp thời tiêu úng cho lúa khi có mưa lớn xảy ra.

 

Đồng chí Lê Thị Linh, Phó Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Mô cho biết: Phần lớn diện tích lúa của huyện đang ở giai đoạn nứt đòng đến trỗ, nếu mưa lớn, nước không tiêu thoát kịp, lúa bị ngập úng lâu trong nước rất dễ bị úng đòng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cuối vụ. Bên cạnh đó, hiện nay huyện có khoảng 600 ha lúa đang ở giai đoạn chắc xanh chuẩn bị thu hoạch nguy cơ ngã đổ cao nếu gặp gió mạnh; 100 ha lạc và ngô mới gieo trồng cần được bảo vệ.

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Phòng đã tham mưu cho UBND huyện ra công điện về việc tập trung ứng phó. Trong đó, khẩn trương triển khai phương án chống úng, tiêu kiệt nước đệm, đảm bảo an toàn cho lúa Mùa, thủy sản. Đối với diện tích lúa sắp được thu hoạch nếu bị ngã đổ, sau bão sẽ lập tức huy động người dân ra đồng dựng, buộc tránh úng hỏng. Ngoài ra, rà soát diện tích nhà lưới, nhà kính ứng dụng công nghệ cao, chỉ đạo gia cố vững chắc ứng phó với gió lớn.

Đối với huyện ven biển Kim Sơn, do phần lớn lúa mới đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ do vậy nếu mưa bão cũng không quá lo ngại. Tuy nhiên, địa phương này lại có hàng nghìn ha thủy sản mặn, lợ có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn do mưa bão. Thực tế mưa lớn kéo dài sẽ làm thay đổi các yếu tố thủy, lý, hóa môi trường nuôi theo chiều hướng xấu làm thủy sản giảm sức đề kháng và mẫn cảm hơn với các tác nhân gây bệnh sẵn có trong nước.

Anh Đinh Văn Giang, xóm 4, xã Kim Trung (Kim Sơn) chia sẻ: Để ứng phó với mưa bão, đảm bảo an toàn cho 1 ha nuôi tôm của gia đình, tôi đã chằng chống lại hệ thống mái che, kiểm tra lại cống xả tràn cũng như chuẩn bị nguồn nước sạch để thay nước ao nuôi khi cần thiết. Đồng thời rắc vôi quanh bờ ao phòng nước mưa trôi phèn xuống làm biến động pH ao nuôi.

Ninh Bình Bảo vệ sản xuất nông nghiệp trước bão số 3
Nông dân Nguyễn Văn Đại, xóm 4, Kim Hải chằng buộc lại hệ thống đường ống nước quanh ao nuôi để đảm bảo an toàn trước gió bão.

 

Được biết, ứng phó với bão, Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh đang vận hành 27 máy bơm tiêu/8 trạm bơm, 44 cống dưới đê, 12 cống hồ nhằm tiêu thoát nước đệm, bảo vệ sản xuất cũng như an toàn công trình hồ đập. 

Sở Nông nghiệp và PTNT cũng yêu cầu các huyện, thành phố khẩn trương chỉ đạo tiêu nước trên hệ thống sông trục và kênh mương nội đồng; khoanh vùng có nguy cơ mưa lũ lớn để có các phương án xử lý nhanh. Rà soát diện tích lúa Mùa, cây trồng màu để đánh giá khả năng chịu úng và chỉ đạo tiêu nước đệm ứng phó với mưa lớn.

Đối với diện tích lúa Mùa sớm đã trỗ, kiểm tra, đánh giá khả năng thu hoạch, khuyến khích người dân thu hoạch nhanh chóng, hạn chế thiệt hại. Chỉ đạo rà soát điều tiết nước trong ruộng hợp lý để thuận lợi cho lúa làm đòng, trỗ bông và ứng phó với bão. Xây dựng các phương án khắc phục, khôi phục sản xuất sau bão.

Đồng thời khuyến cáo với diện tích rau, màu đã đến thời kỳ thu hoạch tập trung nhanh chóng thu hoạch; khơi thông, nạo vét mương máng, rãnh thoát nước trên ruộng. Sau khi nước rút cần vệ sinh đồng ruộng, phun phân bón lá, các chế phẩm vi lượng… cho cây nhanh phục hồi; khi đất khô ráo cần xới vun kịp thời để tạo độ thoáng cho đất tránh bị nghẹt rễ và kết hợp bón bổ sung phân lân, NPK…; chuẩn bị đủ lượng và chủng loại hạt giống rau để sẵn sàng gieo trồng lại phòng mưa lớn gây khan hiếm nguồn cung rau. Kết thúc mưa bão rà soát điều chỉnh kế hoạch sản xuất vụ Đông 2024, báo cáo Sở trước ngày 15/9/2024. 

Đối với lĩnh vực thủy sản, thực hiện kiểm tra, gia cố bờ ao, cống ao, kiểm tra chất lượng nước ao nuôi, chuẩn bị sẵn sàng các phương án xử lý kịp thời, giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lớn gây ra. Đồng thời bảo trì hệ thống máy móc phụ trợ sản xuất: quạt nước, sục khí, máy bơm, máy phát điện… Phát quang cây xanh bờ ao để hạn chế cành, lá cây rơi xuống ao làm ô nhiễm ao nuôi khi có bão lũ, đồng thời phòng khi gió lớn gây đổ cây vỡ bờ ao.

Ninh Bình Bảo vệ sản xuất nông nghiệp trước bão số 3
Nông dân nuôi trồng thủy sản chủ động xuống bạt các ao nuôi để tránh gió lớn làm thiệt hại.

 

Lĩnh vực chăn nuôi, thực hiện gia cố vững chắc chuồng trại để phòng, chống mưa bão. Những nơi có nguy cơ sạt lở đất, lũ, lụt kéo dài cần chuẩn bị phương án di dời đàn vật nuôi đến những nơi an toàn lên những vùng đất cao, làm chuồng che chắn cẩn thận, dự trữ đầy đủ thức ăn và bảo quản thức ăn khô ráo, không bị ẩm mốc, cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi uống. 

Sau bão, rà soát điều chỉnh kế hoạch sản xuất vụ Đông 2024chuẩn bị đủ lượng và chủng loại hạt giống rau để sẵn sàng gieo trồng lại phòng mưa lớn gây khan hiếm nguồn cung rau. Tăng cường công tác dự tính, dự báo tình hình phát sinh gây hại của các đối tượng sinh vật gây hại, đặc biệt là sự bùng phát của sâu bệnh hại trên lúa như: rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn… Sau bão để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh hại gây ra.

                                            Nguyễn Lựu – Anh Tuấn

 



Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/bao-ve-san-xuat-nong-nghiep-truoc-bao-so-3/d2024090708472927.htm

Cùng chủ đề

CLB Ninh Bình của Hoàng Đức gây bất ngờ khi thắng quá dễ, PVF-CAND chới với

Cuộc đối đầu giữa CLB PVF-CAND và đội Ninh Bình được chờ đợi diễn ra hấp dẫn. Bởi đây là màn so tài giữa 2 đội bóng được đánh giá là ứng cử viên vô địch và cùng đang đứng trong tốp 3 giải hạng nhất mùa này. Tuy nhiên, kịch bản bất ngờ đã xảy ra khi CLB Ninh Bình thắng tương đối dễ dàng.  Trên sân nhà, CLB PVF-CAND sớm “vỡ vụn” trước đội đầu bảng Ninh Bình....

Năm 2025 sẽ khởi công đoạn cao tốc gần 20.000 tỉ đồng nối Nam Định – Thái Bình

Phối cảnh cầu vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Ảnh: Bộ GTVT Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình (được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp thực hiện dự án) đã ký phê duyệt quyết định đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình theo phương thức đối tác công tư (PPP). Dự án có tổng mức đầu tư bao...

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Toàn cảnh buổi gặp gỡ báo chí về Giải Golf Di sản lần thứ nhất – Ninh Bình năm 2024. (Ảnh: Gia Thành) Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình và Công ty Cổ phần truyền thông đối ngoại Việt Nam chủ trì, phối hợp với Báo Văn hóa, Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam tổ chức. Giải Golf di sản lần thứ nhất là hoạt động thiết thực chào mừng và hưởng ứng Ngày...

Ninh Bình, Sơn La có tân giám đốc công an tỉnh

Chiều ngày 4/11/2024, tại Công an tỉnh Ninh Bình, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình đối với Đại tá Đinh Việt Dũng. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo...

Phát triển Văn hóa ẩm thực Du lịch bền vững

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình Dương Thị Thanh cho biết, du lịch ẩm thực đang dần trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành du lịch của Ninh Bình, do là một trong những điểm đến nổi bật nhờ nền ẩm thực phong phú, đa dạng và đặc trưng với nhiều món ăn nổi tiếng, chứa đựng chiều sâu văn hóa, đậm nét truyền thống của vùng đất Cố...

Cùng tác giả

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Ủng hộ mạnh mẽ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam nhưng các đại biểu Quốc hội và giới chuyên gia còn nhiều trăn trở về quy hoạch, vị trí đặt các ga… Vì sao không kéo dài tới Lạng Sơn, Cần Thơ? Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua...

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 với chủ đề “Dòng chảy di sản”

Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy Di sản” là sự kiện văn hóa-du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng của dân tộc. Hướng tới xây dựng Festival Ninh Bình mang thương hiệu quốc gia và quốc tế Festival Ninh Bình-Tràng An 2003: Xây dựng thương hiệu văn hóa đặc sắc Festival Ninh Bình-Tràng An 2023: Tôn vinh giá trị di sản gắn với du lịch Nguồn:...

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – đoàn Lâm Đồng cơ bản thống nhất với nội dung của dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng Theo đại biểu, tại Điều 6 dự thảo luật đã nêu 6 chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực hóa chất. Nội dung của các...

Vietlott ‘nổ’ độc đắc liên tục; không được khuyến mại cho người gửi tiền

Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền Thông tư 48 năm 2024 quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD) do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành, có hiệu lực từ 20/11. Theo Thông tư 48, TCTD khi nhận tiền gửi không được thực hiện khuyến mại...

Xác định đội bóng đầu tiên vào bán kết giải bóng chuyền nam vô địch quốc gia

Giai đoạn 2 giải bóng chuyền vô địch quốc gia chưa có bất ngờ lớn khi các đội sở hữu lực lượng nội binh đồng đều cùng ngoại binh chất lượng như Thể Công, Sanest Khánh Hòa, Biên Phòng đều khẳng định được sức mạnh. Đội Biên Phòng đoạt vé đầu tiên vào bán kết giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2024 Đương kim á quân Biên Phòng là đội bóng đầu tiên giành vé vào bán kết sau...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất