Powered by Techcity

Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật hát xẩm để phục vụ du lịch Góp phần định vị điểm đến Ninh Bình


Ninh Bình được xem là cái nôi của nghệ thuật dân gian hát Xẩm với sự đóng góp to lớn của nghệ nhân Hà Thị Cầu, người được mệnh danh là người hát Xẩm cuối cùng của thế kỷ XX. Trong định hướng phát triển của tỉnh nói chung và phát triển du lịch Ninh Bình nói riêng đều đặt vấn đề bảo tồn các giá trị nghệ thuật, trong có đó nghệ thuật hát Xẩm trở thành một hợp phần không thể thiếu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đã sớm được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch và góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, các nghệ nhân Xẩm tài danh dần bước vào tuổi xế chiều, rồi lần lượt ra đi, vĩnh viễn đem theo những giá trị nghệ thuật đặc sắc mà họ đã từng lưu giữ và thực hành, nhất là khi “người giữ hồn Xẩm” – nghệ nhân Hà Thị Cầu qua đời vào năm 2013. Tuy nhiên, sau bao thăng trầm và ít nhiều bị mai một, thất truyền, hát Xẩm đang được khôi phục, hồi sinh bởi những tấm lòng nhiệt huyết và đam mê với nghệ thuật truyền thống của nhiều nghệ sỹ. Nội dung các bài hát Xẩm đã phong phú hơn, ngoài ngợi ca tình yêu quê hương, đất nước, nghĩa mẹ, tình cha thì những vấn đề xã hội đã được đưa vào Xẩm để phù hợp với cuộc sống đương đại. Tại Ninh Bình, Yên Mô được coi là một trong những cái nôi sản sinh ra nghệ thuật hát Xẩm và là quê hương của cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. 

Hiện nay, Yên Mô có nhiều câu lạc bộ hát Xẩm đang hoạt động, trong đó tập trung ở xã Yên Phong, Yên Nhân, Yên Thành, Yên Hòa,… với sự tham gia của nhiều người ở các lứa tuổi. 

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Đặng Thái Sơn, Chủ tịch UBND huyện Yên Mô cho biết: Những năm gần đây, huyện Yên Mô luôn quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật nhằm phục vụ các điểm, khu du lịch trong và ngoài tỉnh. Theo đó, huyện đã chú trọng việc tìm hiểu, sưu tầm các tư liệu về nghệ thuật hát Xẩm, bảo tồn, giữ gìn các giai điệu trong hát Xẩm; tuyên truyền nâng cao nhận thức và lòng tự hào trong cộng đồng, trách nhiệm của các thế hệ, nhất là trong bảo tồn và phát huy giá trị hát Xẩm; từng bước đưa hát Xẩm trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện Yên Mô nói riêng và tỉnh Ninh Bình nói chung. 

Theo thống kê của UBND huyện Yên Mô, trên địa bàn huyện có gần 100 câu lạc bộ (CLB), đội, nhóm hát Chèo, hát Xẩm được thành lập và đi vào hoạt động có nền nếp, chất lượng, bình quân mỗi CLB có trên 30 thành viên tham gia. Các CLB, đội, nhóm đã xây dựng quy chế hoạt động, thường xuyên tập luyện, giao lưu trong các ngày lễ, ngày hội tại địa phương và tham gia các cuộc thi do huyện, tỉnh tổ chức. Tiêu biểu như các xã: Yên Phong, Khánh Thịnh, Yên Từ, Yên Nhân, Yên Mạc, Yên Hòa, Yên Đồng, Khánh Thượng, thị trấn Yên Thịnh,… đã và đang thu hút rất nhiều diễn viên, nhạc công tham gia luyện tập và phục vụ công chúng. Không gian hoạt động của các CLB hát Chèo, hát Xẩm là tại nhà văn hóa xã, thôn, xóm. 

Trong thời gian qua, UBND huyện Yên Mô đã ban hành các văn bản chỉ đạo, mở các lớp truyền dạy hát Xẩm cho các em học sinh, các thành viên CLB hát Chèo, hát Xẩm trên địa bàn vào dịp hè. Hằng năm huyện tổ chức Liên hoan các CLB hát chèo, hát Xẩm thu hút nhiều đoàn tuyển tham gia với hàng trăm tiết mục. 

Từ năm 2014 đến nay, huyện Yên Mô mở 12 lớp truyền dạy hát Xẩm cho nhân dân và học sinh, giáo viên các nhà trường. Để xây dựng lớp nhạc công trẻ kế cận, huyện đã mở lớp dạy cách sử dụng một số nhạc cụ chính thường được dùng trong hát Xẩm (nhị, trống, sênh…) cho 40 người. 

Để bảo tồn, phát huy Giá trị của nghệ thuật hát Xẩm trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, trong thời gian tới, theo đồng chí Chủ tịch UBND huyện Yên Mô: Huyện đã có kế hoạch đểưu tiên đưa loại hình hát Xẩm tham gia phục vụ khách du lịch, trong lễ hội; định kỳ tổ chức các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn, giao lưu văn hóa, văn nghệ. Hàng năm hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí hoạt động cho các CLB hát Xẩm, hát Chèo. Có kế hoạch mở các lớp truyền dạy tại cộng đồng. Xây dựng chuyên đề về hát Xẩm đưa vào giảng dạy ngoại khóa trong một số trường tiểu học, THCS, THPT. 

Ngoài ra, để hát Xẩm lưu truyền rộng rãi trong đời sống xã hội rất cần có sự tham gia của toàn xã hội. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật hát Xẩm. Đồng thời góp phần truyền dạy và giới thiệu loại hình nghệ thuật hát Xẩm. Có chính sách phù hợp giúp khích lệ và tạo điều kiện cho nghệ nhân Xẩm Bảo tồn, phát huy các giá trị của nghệ thuật hát Xẩm không chỉ có vai trò của chính quyền địa phương mà cần có sự tham gia tích cực của ngành Giáo dục. 

Trong đó, Trường Đại học Hoa Lư cần đưa loại hình hát Xẩm vào đào tạo cho sinh viên chuyên ngành văn hóa, du lịch. Cùng với đó, Sở Giáo dục và Đào tạo cần bổ sung những đầu sách về lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là tư liệu về hát Xẩm tại thư viện các trường tiểu học, THCS, THPT để học sinh có những kiến thức khái quát về loại hình nghệ thuật hát Xẩm. 

Quan trọng hơn cả trong quá trình bảo tồn, hát Xẩm phải phục dựng được môi trường diễn xướng truyền thống phù hợp. Do đó, phải kết hợp hát Xẩm với các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh. Thông qua đó, hát Xẩm có được môi trường diễn xướng ngoài trời, đông người qua lại, gần giống với môi trường biểu diễn truyền thống. Đồng thời thông qua các lễ hội truyền thống tuyên truyền, quảng bá loại hình nghệ thuật hát Xẩm đến với đông đảo công chúng, gắn hát Xẩm với phát triển du lịch để du khách trong và ngoài nước có cơ hội tiếp cận nhiều hơn bộ môn nghệ thuật dân gian này, từ đó góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch của tỉnh, đóng góp vào việc định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình. 

Nguyễn Thơm



Nguồn

Cùng chủ đề

Đặc sản nghe tên dễ nhầm ở Ninh Bình, ăn vào mùa đông càng ngon

Ngoài những đặc sản từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi như thịt dê, cơm cháy, Ninh Bình còn có một số món ăn ngon, riêng có được đông đảo người dân địa phương yêu thích, chẳng hạn như món cá kho gáo. Thoạt đầu nghe tên món ăn này, nhiều người tưởng nhầm là dùng gáo (một dụng cụ múc nước) để kho cá, giống như kho cá bằng niêu đất. Tuy nhiên, sự thực, đây là món cá kho...

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Toàn cảnh buổi gặp gỡ báo chí về Giải Golf Di sản lần thứ nhất – Ninh Bình năm 2024. (Ảnh: Gia Thành) Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình và Công ty Cổ phần truyền thông đối ngoại Việt Nam chủ trì, phối hợp với Báo Văn hóa, Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam tổ chức. Giải Golf di sản lần thứ nhất là hoạt động thiết thực chào mừng và hưởng ứng Ngày...

Công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tham dự Hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Trần Song Tùng; Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Nguyễn Ngọc Hà; Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO về Ưu tiên châu Phi và quan hệ đối ngoại Firmin Edouard Matoko; Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội Jonathan Baker. Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu trong chuyến tham quan Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, tháng 4/2024....

Tích cực thực hiện chính sách BHYT học sinh sinh viên

Bị bệnh lý hẹp van tim từ nhỏ nên hành trình chữa bệnh của Vũ Việt Bách (học sinh lớp 10A5, Trường THPT Gia Viễn B) và gia đình hết sức vất vả. Trong hành trình ấy, gia đình...

Cùng tác giả

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh – sạch – đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình mà còn là mô hình để truyền cảm hứng, thúc đẩy việc bảo vệ, gìn giữ các tài sản quý báu của nhân loại. Tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục có nhiều...

Ngắm Tràng An vào mùa thu với khung cảnh non nước hữu tình đẹp lay động lòng người

Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi trái đất, khí hậu đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động. Ngoài ra danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư...

Lấy ý kiến sự hài lòng người dân Ninh Bình xây dựng nông thôn mới sau 13 năm, kết quả thế nào?

Cụ thể, hơn 13 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, tỉnh Ninh Bình luôn nêu cao vai trò chủ thể của Nhân dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý của người dân về kết quả nông thôn mới tỉnh Ninh Bình Qua đó, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được...

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuyến đường bộ ven biển Thái Bình

Theo đó, Chính phủ quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án hơn 4,8 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 1 nghìn tỷ đồng so với Quyết định số 348 ban hành ngày 28/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định tổng mức đầu tư của dự án là hơn 3,8 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn bao gồm vốn ngân sách Trung ương hơn 1,1 nghìn tỷ đồng, vốn ngân sách...

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồngHà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Tiến độ các dự án quan trọng, liên kết...

Cùng chuyên mục

Dấu ấn Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024

Thành công của Festival Ninh Bình 2024 mở ra hướng đi mới mang chiều sâu văn hóa, lịch sử cần có của lễ hội. Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản” được tổ chức với quy mô quốc tế từ ngày 24.11 đến ngày 30.11, với nhiều hoạt động nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới độc đáo về lịch sử thông qua ngôn ngữ của...

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Ninh Bình qua những tà áo dài

Tối 23/11, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mốt tổ chức chương trình trình diễn thời trang "Ninh Bình - Áo dài trên con đường di sản". Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”. Bộ sưu tập áo dài với chủ đề Kiến trúc cổ Hoa Lư. Tại chương trình, Ban tổ chức...

Những người mẹ áo xanh

Một ngày trung tuần tháng 10, chúng tôi đến thăm em Ngô Thị Phương Vy, xóm 4, xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn. Trong căn nhà cũ, Vy đang tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và dạy các em...

Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình quảng bá điểm đến du lịch tiềm năng bối cảnh quay phim tại Hàn Quốc và Hoa Kỳ

Tham dự sự kiện, Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình có đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Ninh...

Tích cực thực hiện chính sách BHYT học sinh sinh viên

Bị bệnh lý hẹp van tim từ nhỏ nên hành trình chữa bệnh của Vũ Việt Bách (học sinh lớp 10A5, Trường THPT Gia Viễn B) và gia đình hết sức vất vả. Trong hành trình ấy, gia đình...

Công bố quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa thể thao và quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 2030 tầm...

Hội nghị được kết nối trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự tại điểm cầu Ninh Bình có đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất