Powered by Techcity

Ấn tượng mùa vàng Tam Cốc

Nằm trong Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, cánh đồng lúa Tam Cốc là kiệt tác của thiên nhiên và con người, tạo ra một vẻ đẹp bình dị bởi sự dung hòa giữa đất trời mênh mông và thành quả lao động của con người. Khác với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của những thửa ruộng bậc thang miền núi Tây Bắc, cánh đồng lúa Tam Cốc lại mang đến vẻ đẹp hiền hòa, thơ mộng, uốn lượn với sông nước, núi non, mây trời của Đồng bằng Bắc Bộ. 

Hàng năm, khi cánh đồng lúa hai bên sông Ngô Đồng chín vàng cũng là thời điểm Ninh Bình khai mạc Tuần Du lịch với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc và hấp dẫn. 

Năm 2018, Tuần Du lịch Ninh Bình lần đầu tiên được tổ chức nhằm tôn vinh các giá trị cảnh quan tự nhiên độc đáo, văn hóa đặc sắc của đất và người Cố đô Hoa Lư. Đồng thời, sự kiện là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch của Ninh Bình đến du khách trong nước và quốc tế; tiếp tục khẳng định thương hiệu, vị thế du lịch Ninh Bình là điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn. 

Sau thời gian bị gián đoạn bởi dịch COVID-19, hiện sự kiện này đã trở thành hoạt động du lịch thường niên, hấp dẫn, được nhiều du khách trong và ngoài nước mong đợi. Qua các lần tổ chức Tuần Du lịch Ninh Bình với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An” đã tạo hiệu ứng tích cực, thu hút hàng chục nghìn lượt du khách tham quan tại các điểm đến trên toàn tỉnh, góp phần kích cầu du lịch Ninh Bình vào mùa thấp điểm. 

Năm nay, trên nền tảng các hoạt động đã có, Ninh Bình có nhiều đổi mới, sáng tạo để làm phong phú thêm các hoạt động trải nghiệm, các sản phẩm du lịch, tạo ấn tưởng tốt đẹp với du khách. Trong đó, điểm nhấn của Tuần Du lịch năm nay là bức tranh “Mục đồng thổi sáo” trên diện tích gần 10.000m2 tại cửa hang Hai, cánh đồng lúa Tam Cốc.

“Tác phẩm nghệ thuật trên đồng lúa ở Tam Cốc được lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ “Mục đồng thổi sáo”, một bức tranh nổi tiếng mang đậm màu sắc của Đồng bằng Bắc Bộ xưa. Đây là hình ảnh thân thuộc với tuổi thơ của rất nhiều người Việt Nam. Bức tranh có ý nghĩa tôn vinh giá trị văn hóa, tín ngưỡng của vùng đất Cố đô. Con trâu vốn là “đầu cơ nghiệp”, rất quan trọng với nhà nông và cũng đại diện cho sự hiền lành, chăm chỉ của người nông dân. Ngoài ra, bức tranh còn thể hiện ước nguyện của người dân về thiên thời địa lợi nhân hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu” – ông Hoàng Thanh Phong, Ban Quản lý khu du lịch Tam Cốc chia sẻ. 

Chương trình “Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An” năm nay cũng có nhiều nét mới lạ, độc đáo, như: Lễ cúng thần Nông, mừng lúa mới… được tái hiện với sự tham gia của hơn 2.000 người dân trong vùng lõi di sản và gần 200 “cụ trâu” thể hiện cho nền ăn minh nông nghiệp lúa nước Việt Nam. Lần đầu tiên tại Ninh Bình, du khách được chiêm ngưỡng và hòa mình vào lễ rước 63 thuyền chở lễ vật, gồm những sản vật đặc trưng của các vùng miền trên cả nước dâng lên Thần Nông. 

Xuôi theo dòng sông Ngô Đồng ngập sắc lúa vàng là hoạt động thực cảnh tái hiện lại lối canh tác xa xưa, quá trình sản xuất lúa gạo của người Việt, lễ mừng lúa mới, cùng nghi lễ tế thần Nông mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Đây cũng là sự kiện nhằm nhớ ơn công đức của vị thần Nông đã cho Nhân dân một vụ lúa bội thu và tôn vinh nét đẹp nghề nông của người nông dân Đồng bằng Bắc Bộ nói chung và người dân Ninh Bình nói riêng. 

Cùng với những hoạt động trải nghiệm, sản phẩm du lịch mới, Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2024 diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc như: Lễ Khai mạc Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2024; tổ chức phố đi bộ; trình diễn, trưng bày các sản phẩm OCOP của tỉnh, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống; Tour du lịch chụp ảnh Mùa vàng Tam Cốc; chương trình khảo sát, giới thiệu sản phẩm du lịch Ninh Bình; triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề “Mùa vàng Tam Cốc-Tràng An”; Hội thi chọi dê; các chương trình văn hóa, văn nghệ quần chúng, múa rối nước, hát chèo, hát xẩm, các làn điệu dân ca 3 miền… 

Thời tiết nắng đẹp, thuận lợi, cánh đồng lúa chín vàng, rực rỡ, cùng với sức hấp dẫn của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, ngay trong ngày đầu diễn ra Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2024 đã thu hút hàng nghìn khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. 

Chị Lương Thị Hạnh, du khách đến từ thành phố Hà Nội chia sẻ: “Đây là lần thứ ba tôi cùng gia đình về tham quan, trải nghiệm Tuần Du lịch Ninh Bình. Là sự kiện thường niên, nhưng mỗi năm, Tuần Du lịch Ninh Bình lại mang đến cho gia đình tôi những trải nghiệm riêng, mới lạ, độc đáo và hấp dẫn. Năm nay, tôi ấn tượng với không gian văn hóa đặc sắc của Lễ hội sắc vàng Tam Cốc-Tràng An. Đây là một trải nghiệm thật khó quên đối với tôi và gia đình. Tôi tin rằng, với sự đổi mới các chương trình, sản phẩm du lịch, “Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An” ngày càng khẳng định được thương hiệu, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.” 

Còn đối với anh Antony, du khách đến từ Anh, sức hút của Tam Cốc đến từ nét đẹp hoang sơ song không kém phần kỳ vĩ của núi non, sông nước kết hợp hài hòa với cánh đồng lúa chín vàng do chính bàn tay người nông dân trồng, chăm sóc. “Cảnh vật và không gian của Tam Cốc rất đẹp, người dân hiền hòa, thân thiện, mến khách. Sau chuyến tham quan, tôi sẽ chia sẻ những hình ảnh tuyệt vời của Ninh Bình đến gia đình và bạn bè. Chắc chắn tôi sẽ quay trở lại để tiếp tục khám phá về nét đẹp của thiên nhiên, văn hóa nơi đây…”-anh Antony chia sẻ. 

Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2023, toàn tỉnh đón 172.600 lượt khách, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2022; trong đó, khách quốc tế đạt trên 30.000 lượt; khách đến khu vực Tam Cốc-Tràng An đạt 72.300 lượt. Với cảnh sắc của thiên nhiên núi xanh, mây trắng, lúa vàng, cùng nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật và các sản phẩm du lịch đặc sắc, dự kiến trong 8 ngày diễn ra sự kiện Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2024, toàn tỉnh thu hút khoảng 300.000 lượt khách, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Với việc làm mới các hoạt động và sản phẩm du lịch, Tuần Du lịch Ninh Bình đang chứng tỏ sức hút lớn với du khách trong nước và quốc tế, qua đó góp phần kích cầu du lịch mùa thấp điểm, tăng doanh thu, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Hồng Giang



Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (22/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Ngược lại, mức cao nhất khu vực là 63.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và TP Hà Nội. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá heo hơi tại...

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 hạt cát yêu thương

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 “hạt cát” yêu thươngGần 7 năm ròng rã trên hành trình tìm con, chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, quê Ninh Bình) có ý định bỏ cuộc, dù chặng đường ấy nhiều chông gai, ghập ghềnh. Tháng 6/2012, mối tình đẹp giữa cô giáo Bùi Thị Giang và chàng thủy thủ Trần Văn Thiên đã được đánh dấu bằng một đám cưới hạnh phúc sau...

giá heo tăng nhẹ ở một số địa phương

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (21/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, TP. Hà Nội và các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Vĩnh Phúc đang bán heo hơi cao nhất khu vực với giá 63.000 đồng/kg. Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá...

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, AgroViet 2024 được tổ chức nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản...

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Cụ thể, công điện của Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp ngành Công...

Cùng chuyên mục

Ninh Bình tổ chức Lễ hội khinh khí cầu với sự tham gia của các phi công nước ngoài

Đồng chí Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội cho biết: Tính từ thời điểm Quần thể danh thắng Tràng An được vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên...

Du lịch Ninh Bình Bứt phá sau hơn 30 năm tái lập tỉnh

Nhiều quyết sách đột phá Ngay sau khi tái lập tỉnh năm 1992, Ninh Bình đã tiến hành lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 1995-2010 và được điều chỉnh năm 2007 cho giai đoạn đến...

Phát triển du lịch miền núi Thêm giải pháp bền vững cho ngành công nghiệp không khói Kỳ III Xây dựng hệ sinh thái...

Những điều kiện cần Thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư hạ tầng, xúc tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch miền núi, du lịch xanh. Nhiều sản phẩm du lịch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất