Powered by Techcity

65 năm thực hiện lời Bác Nông nghiệp Ninh Bình đổi mới vươn xa


Thủy lợi-Đòn bẩy cho phát triển nông nghiệp 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng người nông dân và coi phát triển nông nghiệp là một tất yếu khách quan, là cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác. Người đã từng nói “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”, đồng thời khẳng định “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”. 

Tại Ninh Bình, ngày 15/3/1959 Bác đã về động viên, khích lệ đào mương, dẫn nước chống hạn trên cánh đồng Chằm, xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh. Trên đường từ xã Khánh Cư về thị xã Ninh Bình, Bác còn xuống tát nước cùng với bà con nông dân xã Ninh Sơn ở chân núi Cánh Diều (nay thuộc thành phố Ninh Bình). Bác Hồ đã căn dặn bà con nông dân: “Nước phải đủ, phân phải nhiều/Cày sâu, giống tốt, cấy đều dảnh hơn/Trừ sâu, diệt chuột chớ quên/Cải tiến nông cụ, là nền nhà nông/Ruộng nương quản lý ra công/Tám điều đầy đủ, thóc bông đầy bồ”. Lấy lời dạy của Bác Hồ làm kim chỉ nam, ngành Nông nghiệp Ninh Bình đã kiên trì áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và thân thiện với môi trường. 

Đồng chí Đinh Văn Khiêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Thấm nhuần và khắc ghi sâu sắc lời dạy của Bác, 65 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, ngành Nông nghiệp Ninh Bình đã có nhiều nỗ lực, không ngừng phát huy sức mạnh đoàn kết, sáng tạo để tham mưu đầu tư phát triển ngành thủy lợi, thực sự là đòn bẩy cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. 

Với địa hình của tỉnh đa dạng vùng miền, miền (miền núi, bán sơn địa, vùng chiêm trũng, vùng đồng bằng và vùng ven biển) lại có hệ thống sông ngòi dày đặc, đan xen với chế độ thủy thế phức tạp, nên nếu không thực hiện tốt công tác thủy lợi khó có thể chủ động ứng phó với các điều kiện thời tiết bất thường. Xác định thủy lợi là đòn bẩy phát triển kinh tế nông nghiệp; thực hiện lời căn dặn của Bác: “…phải thắng thiên tai, hạn hán, bão lụt để sản xuất ngày càng được nhiều, đem lại hạnh phúc cho nhân dân”, trong nhiều năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tích cực, chủ động tham mưu cho tỉnh quan tâm đầu tư cho lĩnh vực thủy lợi một cách bài bản, khoa học mang tính chiến lược lâu dài. 

Theo đó, ngoài việc phát động các phong trào làm thủy lợi nội đồng để đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất, tỉnh đã huy động các nguồn lực đầu tư nâng cấp các tuyến đê, công trình thủy lợi trọng điểm. Trong nhiều năm qua, Trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, như các tuyến đê biển, đê sông, đập tràn, các trạm bơm, các âu…. Đến nay, tỉnh ta đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi kiên cố, hiện đại, với tổng chiều dài các tuyến đê trên 424 km. Trong đó có 1 tuyến đê cấp II, 8 tuyến đê cấp III, 5 tuyến đê cấp IV và 20 tuyến đê cấp V, đi qua 8 huyện, thành phố. Toàn tỉnh có 46 hồ, đập, với tổng dung tích trên 43 triệu m3 , đảm bảo tưới, tưới, tiêu cho trên 8.575 ha đất canh tác. 

Cơ sở hạ tầng thủy lợi, phòng chống lụt bão được đầu tư xây dựng không chỉ tạo thêm sức mạnh, nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai mà còn đáp ứng cơ bản yêu cầu đa mục tiêu, đó là: phục vụ sản xuất, phòng chống thiên tai, phục vụ dân sinh, kết hợp giao thông và đảm bảo an ninh, quốc phòng. Minh chứng rõ nét cho hệ thống thủy lợi của Ninh Bình là đã trải qua, vượt qua các trận lũ lịch sử năm 2017 và mới đây là trận lũ xảy ra vào tháng 9 năm 2024. 

Từ canh tác truyền thống đến nông nghiệp thông minh 

Đồng chí Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đinh Văn Khiêm cho biết: Thực hiện lời dạy của Bác đối với lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là sản xuất lúa, ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, Ninh Bình đã đưa các giống lúa mới vào sản xuất như giống chân trâu lùn, giống tép Hải Phòng… Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh phong trào làm phân chuồng, phân xanh, bèo hoa dâu… Từ phong trào đã đưa năng suất lúa của tỉnh không ngừng được cải thiện, tăng cao, từ 2 tấn/ha lên 5 tấn/ha/vụ. 

Không dừng lại ở đó, vào những năm 1980, Ninh Bình đã mạnh dạn đưa các giống lúa lai năng suất cao vào sản xuất, như các giống dòng Nhị ưu, Bắc ưu. Đồng thời áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã đẩy năng suất lúa lên tới 7-8 tấn/ha/vụ, góp phần cùng với cả nước đưa nước ta vượt qua thời kỳ thiếu lương thực và trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. 

Với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự phát triển của kinh tế-xã hội, tư duy làm nông nghiệp của tỉnh cũng thay đổi theo thời gian. Ninh Bình đã chuyển đổi từ canh tác lúa lai sang lúa thuần, lúa đặc sản chất lượng cao. Đưa các giống Bắc thơm số 7, LT2, các dòng tám, nếp dự vào sản xuất; đến nay, các giống đặc sản chất lượng cao đã chiếm tới 80% cơ cấu. Cùng với đó là thực hiện dồn điền, đổi thửa, cải tạo bờ vùng, tận dụng phụ phẩm, sử dụng phân bón hữu cơ, đưa cơ giới hóa vào sản xuất và sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp Ninh Bình ổn định và bền vững. 

Ngoài cây lương thực, các loại cây rau màu, cây ăn quả cũng phát triển mạnh, đã hình thành lên những vùng chuyên canh hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Chăn nuôi cũng phát triển ổn định và trở thành ngành nghề sản xuất chính, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo ra sản phẩm hàng hóa, nâng cao thu nhập cho nông dân. Sản xuất nông-lâm nghiệp đã làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đã chuyển dần từ tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, ngành nghề nông-lâm nghiệp ngày càng phát triển, mở rộng, đời sống người dân được nâng lên đáng kể. 

Đồng chí Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đinh Văn Khiêm cho biết thêm: Những thành tựu đạt được đã khẳng định vị thế của nông nghiệp Ninh Bình. Tuy nhiên, trước thách thức của điều kiện biến đổi khí hậu cùng với định hướng phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, ngành Nông nghiệp của tỉnh cần tiếp tục thay đổi mạnh mẽ tư duy hơn nữa. Trong đó, đối với lĩnh vực thủy lợi cần tập trung nâng cấp hệ thống đê, từng bước xóa bỏ vùng phân lũ, chậm lũ của Nho Quan và Gia Viễn, tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội của vùng này. Đầu tư hệ thống các công trình thủy lợi đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, đặc biệt là tiêu úng theo hướng không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà cho cả vùng dân cư, khu đô thị, cụm khu công nghiệp. Song song với đó tiếp tục đầu tư cải tạo hệ thống thủy lợi nội đồng đáp ứng sản xuất canh tác giảm phát thải, hướng tới trao đổi tín chỉ cacbon trong sản xuất nông nghiệp. 

Đối với sản xuất nông nghiệp, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chuyển đổi số trong nông nghiệp, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tạo ra giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, quy hoạch vùng sản xuất năng suất, chất lượng cao, đặc biệt là vùng lúa, đầu tư hỗ trợ sản xuất theo hướng hữu cơ và canh tác lúa giảm phát thải. Phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản của tỉnh theo hướng hữu cơ, tuần hoàn đa giá trị phù hợp với 5 tiểu vùng kinh tế sinh thái của tỉnh, trong đó đặc biệt ưu tiên các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh, phục vụ du lịch… Có như vậy, sản xuất nông nghiệp của tỉnh mới ngày càng phát triển, đem lại hạnh phúc cho Nhân dân đúng như mong muốn của Bác Hồ kính yêu.

Bài, ảnh: Mai Lan





Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/65-nam-thuc-hien-loi-bac-nong-nghiep-ninh-binh-doi-moi-vuon/d20241017065817332.htm

Cùng chủ đề

CLB Ninh Bình của Hoàng Đức gây bất ngờ khi thắng quá dễ, PVF-CAND chới với

Cuộc đối đầu giữa CLB PVF-CAND và đội Ninh Bình được chờ đợi diễn ra hấp dẫn. Bởi đây là màn so tài giữa 2 đội bóng được đánh giá là ứng cử viên vô địch và cùng đang đứng trong tốp 3 giải hạng nhất mùa này. Tuy nhiên, kịch bản bất ngờ đã xảy ra khi CLB Ninh Bình thắng tương đối dễ dàng.  Trên sân nhà, CLB PVF-CAND sớm “vỡ vụn” trước đội đầu bảng Ninh Bình....

Năm 2025 sẽ khởi công đoạn cao tốc gần 20.000 tỉ đồng nối Nam Định – Thái Bình

Phối cảnh cầu vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Ảnh: Bộ GTVT Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình (được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp thực hiện dự án) đã ký phê duyệt quyết định đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình theo phương thức đối tác công tư (PPP). Dự án có tổng mức đầu tư bao...

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Toàn cảnh buổi gặp gỡ báo chí về Giải Golf Di sản lần thứ nhất – Ninh Bình năm 2024. (Ảnh: Gia Thành) Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình và Công ty Cổ phần truyền thông đối ngoại Việt Nam chủ trì, phối hợp với Báo Văn hóa, Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam tổ chức. Giải Golf di sản lần thứ nhất là hoạt động thiết thực chào mừng và hưởng ứng Ngày...

Ninh Bình, Sơn La có tân giám đốc công an tỉnh

Chiều ngày 4/11/2024, tại Công an tỉnh Ninh Bình, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình đối với Đại tá Đinh Việt Dũng. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo...

Phát triển Văn hóa ẩm thực Du lịch bền vững

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình Dương Thị Thanh cho biết, du lịch ẩm thực đang dần trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành du lịch của Ninh Bình, do là một trong những điểm đến nổi bật nhờ nền ẩm thực phong phú, đa dạng và đặc trưng với nhiều món ăn nổi tiếng, chứa đựng chiều sâu văn hóa, đậm nét truyền thống của vùng đất Cố...

Cùng tác giả

Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (22/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Ngược lại, mức cao nhất khu vực là 63.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và TP Hà Nội. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá heo hơi tại...

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 hạt cát yêu thương

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 “hạt cát” yêu thươngGần 7 năm ròng rã trên hành trình tìm con, chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, quê Ninh Bình) có ý định bỏ cuộc, dù chặng đường ấy nhiều chông gai, ghập ghềnh. Tháng 6/2012, mối tình đẹp giữa cô giáo Bùi Thị Giang và chàng thủy thủ Trần Văn Thiên đã được đánh dấu bằng một đám cưới hạnh phúc sau...

giá heo tăng nhẹ ở một số địa phương

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (21/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, TP. Hà Nội và các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Vĩnh Phúc đang bán heo hơi cao nhất khu vực với giá 63.000 đồng/kg. Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá...

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, AgroViet 2024 được tổ chức nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản...

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Cụ thể, công điện của Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp ngành Công...

Cùng chuyên mục

Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (22/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Ngược lại, mức cao nhất khu vực là 63.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và TP Hà Nội. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá heo hơi tại...

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 hạt cát yêu thương

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 “hạt cát” yêu thươngGần 7 năm ròng rã trên hành trình tìm con, chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, quê Ninh Bình) có ý định bỏ cuộc, dù chặng đường ấy nhiều chông gai, ghập ghềnh. Tháng 6/2012, mối tình đẹp giữa cô giáo Bùi Thị Giang và chàng thủy thủ Trần Văn Thiên đã được đánh dấu bằng một đám cưới hạnh phúc sau...

giá heo tăng nhẹ ở một số địa phương

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (21/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, TP. Hà Nội và các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Vĩnh Phúc đang bán heo hơi cao nhất khu vực với giá 63.000 đồng/kg. Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá...

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, AgroViet 2024 được tổ chức nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản...

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Cụ thể, công điện của Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp ngành Công...

CLB Ninh Bình của Hoàng Đức gây bất ngờ khi thắng quá dễ, PVF-CAND chới với

Cuộc đối đầu giữa CLB PVF-CAND và đội Ninh Bình được chờ đợi diễn ra hấp dẫn. Bởi đây là màn so tài giữa 2 đội bóng được đánh giá là ứng cử viên vô địch và cùng đang đứng trong tốp 3 giải hạng nhất mùa này. Tuy nhiên, kịch bản bất ngờ đã xảy ra khi CLB Ninh Bình thắng tương đối dễ dàng.  Trên sân nhà, CLB PVF-CAND sớm “vỡ vụn” trước đội đầu bảng Ninh Bình....

Nhập viện phẫu thuật sau ăn 3 trái hồng ngâm

Ba ngày trước, người đàn ông 59 tuổi, quê Ninh Bình ăn ba quả hồng ngâm, sau đó đau bụng âm ỉ, đau từng cơn và bí trung đại tiện phải đến bệnh viện kiểm tra. Qua thăm khám và các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tắc ruột do bã thức ăn, với khối bã lớn trong dạ dày. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật mở bụng để làm tan bã thức...

Ba mươi lăm năm một tấm lòng, một tình yêu

Nhà giáo ưu tú Trần Ngọc Thảo xuất thân trong một gia đình có truyền thống nho giáo ba đời làm thầy đồ và đông y. Có lẽ, nhờ vậy mà dù trong hoàn cảnh nào, mạch nguồn cha ông cứ ngấm dần, bồi đắp lên một Trần Ngọc Thảo – một nhà sư phạm mẫu mực, một người thầy đáng kính của bao lứa học trò. Ngày ấy, năm 1937, do hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, bố...

Đội tuyển Việt Nam có gì ‘lạ’?

BỘ KHUNG DẦN LỘ DIỆN Chiều 18.11, Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) công bố danh sách 30 cầu thủ tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024. Dựa trên những đợt hội quân trước, chúng ta có thể thấy rõ rằng bộ khung đội tuyển VN dưới thời HLV Kim Sang-sik dần hoàn thiện với trục “xương sống”, Nguyễn Filip, Thành Chung, Nguyễn Thanh Bình, Quang Hải, Hoàng Đức, Tiến Linh. Đây đều là những cầu thủ được trao...

Ký kết văn kiện Dự án Nhân rộng phương pháp tiếp cận khu công nghiệp sinh thái để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn...

(MPI) – Ngày 15/11/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức Lễ ký kết Văn kiện Dự án “Nhân rộng phương pháp tiếp cận khu công nghiệp sinh thái để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam”. Tham dự có Thứ trưởng Đỗ Thành Trung, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass và Đại diện quốc gia UNIDO tại Việt Nam...

Tin nổi bật

Tin mới nhất