Powered by Techcity

Doanh nhân Việt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Ngay sau khi thành lập nước, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới công thương Việt Nam, Người viết: “Hiện nay “Công-Thương cứu quốc đoàn” đương hoạt động để làm nhiều việc ích quốc lợi dân, Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công-Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng…”.

Kế thừa và phát huy tư tưởng của Người, cách đây 20 năm, ngày 13/10 hằng năm đã được chọn là Ngày Doanh nhân Việt Nam (theo Quyết định số 990/QĐ-TTg ngày 20/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ), với ý nghĩa chính là khuyến khích và tôn vinh vai trò của những nhà doanh nhân đã cống hiến nhiều thành tựu cho Tổ quốc và cho nhân dân. 

Hằng năm, cứ đến dịp ngày 13/10 – Ngày Doanh nhân Việt Nam, chúng ta lại có một cảm xúc đặc biệt. Đó là dịp để chúng ta tri ân, vinh danh các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu, có những đóng góp lớn cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Trong gần 40 năm thực hiện chính sách đổi mới, với các chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, về nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng lao động; thể hiện vai trò là lực lượng chủ lực quản lý, tổ chức các nguồn lực sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội đất nước. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ giới Công Thương Hà Nội tại Bắc Bộ phủ năm 1945. Ảnh: TTXVN

Hiện nay, chúng ta có hơn 930 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 14,4 nghìn hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh; đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh ở hầu hết mọi địa bàn, lĩnh vực; hoạt động không chỉ trong nước mà nhiều doanh nghiệp phát triển, gây được tiếng vang, khẳng định giá trị thương hiệu vươn tầm ra khu vực và thế giới; góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, xuất hiện một lực lượng doanh nhân, nhất là doanh nhân trẻ, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, khởi nghiệp thành công các mô hình kinh doanh mới, gắn với đổi mới sáng tạo. Đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp không chỉ làm nhiệm vụ phát triển kinh tế mà ngày càng khẳng định vai trò, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đảng và Nhà nước ta luôn có chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước”.

Đại hội XIII của Đảng đặt ra những mục tiêu và khát vọng phát triển của đất nước đến năm 2025 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đại hội XIII cũng đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi…”.

Ngày 10/10/2023, Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 9/5/2024 để hiện thực hóa mục tiêu phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hóa kinh doanh mang bản sắc dân tộc; có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển đất nước.

TP Hồ Chí Minh trao Bằng khen cho các doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu năm 2024 trong chiều 11/10/2024. Ảnh: TTXVN

Với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả, chúng ta khẳng định, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về khuyến khích phát triển, phát huy vai trò, trách nhiệm của doanh nhân Việt Nam đối với sự thịnh vượng của đất nước vẫn còn nguyên giá trị sâu sắc và tính thời sự nóng hổi, đặc biệt là trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đất nước ta. 

Đảng, Nhà nước luôn trân trọng hoan nghênh, chào đón các doanh nhân Việt Nam – những người đầy tài năng, tâm huyết, có ý thức sâu sắc và đúng đắn về trách nhiệm then chốt, vai trò tiên phong của mình trong góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế của đất nước. Đây là nguồn cảm hứng, khích lệ, động viên đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam tiếp tục vững tin vào vai trò, sứ mệnh cao cả của mình đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Các tòa nhà cao tầng và khu đô thị trên tuyến đường vành đai 3 Hà Nội. Ảnh: DUY LINH

Một góc Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Đứng trước khởi điểm lịch sử mới, Việt Nam chủ trương tận dụng hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước. Để có thể tận dụng cơ hội, bắt kịp xu hướng mới, chúng ta phải chuẩn bị một tâm thế để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, đó là Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Bối cảnh mới đặt ra các yêu cầu mới cho định hướng phát triển của đất nước. Chúng ta không chỉ phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng mà phải là tăng trưởng xanh, bền vững. Không chỉ là phát triển các ngành kinh doanh truyền thống, mà còn phải dồn lực để thu hút đầu tư và tạo sự bứt phá cho các ngành công nghiệp tiên phong. Không chỉ tăng trưởng dựa vào vốn, vào khai thác tài nguyên như trước, mà phải dựa vào khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo. Không phải chỉ là phát huy, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống mà còn phải phát huy được các động lực tăng trưởng mới đến từ kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số.

Trong bối cảnh ấy, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân cần: Tiên phong thúc đẩy “3 đột phá” chiến lược (thể chế, hạ tầng và nhân lực); tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đổi mới sáng tạo, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm…); tiên phong góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tiên phong xây dựng quản trị doanh nghiệp hiện đại; tiên phong củng cố, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, làm tốt công tác an sinh xã hội, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, không để ai bị bỏ lại phía sau, góp phần vào phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, toàn diện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến thăm, kiểm tra hoạt động của nhà máy Đạm Ninh Bình tháng 8/2022 để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại nhà máy này. Ảnh: Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường; thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, đặc biệt là các chính sách lớn, tác động trực tiếp đến môi trường kinh doanh… Nhờ đó, môi trường kinh doanh đã có sự cải thiện liên tục; công tác hỗ trợ doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc tiếp cận thông tin, chính sách thuận lợi hơn, cải cách hành chính, chuyển đổi số phát huy hiệu quả, trong đó có việc đẩy mạnh tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến góp phần tiết giảm đáng kể thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp.

Với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, chúng ta hãy: “Cùng lắng nghe, thấu hiểu”, “cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động”, “cùng làm, cùng thắng và cùng phát triển”, “cùng hưởng niềm vui, hạnh phúc và tự hào”, lực lượng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam luôn thể hiện sự tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, vì lợi ích của quốc gia và dân tộc, vì sự hùng cường, thịnh vượng của đất nước, vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân.

Ngày 21/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Ảnh: TTXVN

Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay, trong đó có đóng góp của các doanh nhân, doanh nghiệp. Với tinh thần kiến tạo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp để tạo dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các thành phần kinh tế; phát triển hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, toàn diện để góp phần giảm chi phí logistics, giảm chi phí đầu vào, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế, tạo không gian phát triển mới, các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ mới, tăng giá trị của đất đai; đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng; hoàn thiện mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, doanh nhân, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế-dân sự; trong đó tập trung vào một số vấn đề sau: 

Bên cạnh đó, về phía các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp: Cần chủ động nghiên cứu, đánh giá thách thức và thời cơ của ngành, lĩnh vực; kịp thời chia sẻ, hướng dẫn, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp hội viên; đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp, hỗ trợ kết nối đầu tư kinh doanh, giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, chủ động đón bắt cơ hội mới, xu thế mới.

Đặc biệt, đối với cộng đồng doanh nghiệp: Cần tiếp tục nỗ lực cùng Chính phủ thực hiện các giải pháp góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, nhất là các giải pháp mang tính đột phá, đổi mới, sáng tạo. Các doanh nghiệp lớn cần nêu gương đi đầu, tiên phong trong những việc lớn, việc khó, việc mới, giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia để tạo lực cho phát triển kinh tế, tạo dư địa phát triển cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các lĩnh vực.

Các doanh nhân, doanh nghiệp cần chủ động đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh; tăng cường đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Tiếp tục phát huy tinh thần dân tộc, đoàn kết sức mạnh để cùng tạo dựng thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế; nêu cao tinh thần hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới giá trị, lợi ích chung từ nhiều phía; tăng cường trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, với quốc gia, dân tộc.

Thành công của doanh nhân, doanh nghiệp cũng là thành công của đất nước. Đội ngũ doanh nhân cần tiếp tục chung sức, đồng lòng, ra sức thi đua hướng tới mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 như Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Mỗi doanh nhân hãy thể hiện tinh thần đoàn kết, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng vươn lên bằng hành động cụ thể, cùng nhau đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, bắt kịp xu hướng, chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, đó là Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Nhandan.vn

Nguồn:https://special.nhandan.vn/doanh_nhan_Viet_trong_ky_nguyen_vuon_minh_cua_dan_toc/index.html

Cùng chủ đề

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Ủng hộ mạnh mẽ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam nhưng các đại biểu Quốc hội và giới chuyên gia còn nhiều trăn trở về quy hoạch, vị trí đặt các ga… Vì sao không kéo dài tới Lạng Sơn, Cần Thơ? Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua...

Quan tâm chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số

Triển khai đồng bộ các chính sách Với hơn 30.000 người dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, chủ yếu là người Mường (chiếm tới 96,7%), nhằm tạo điều kiện để đồng bào DTTS và vùng đồng bào DTTS phát...

Vận hội và thách thức khi Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Suốt quá trình lãnh đạo cách mạng từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã nhiều lần bằng trí tuệ và sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị chủ động phân tích tình hình và dự báo chiến lược, tạo thời cơ, nắm vững vận hội mới, đồng thời nhận rõ những nguy cơ, thách thức mới nảy sinh, quyết định một cách sáng...

76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc Thi đua phải là vì yêu nước

THI ĐUA ĐỂ CÓ ĐỘC LẬP, TỰ DO, HẠNH PHÚCChủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: Bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi...

Cùng tác giả

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Ủng hộ mạnh mẽ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam nhưng các đại biểu Quốc hội và giới chuyên gia còn nhiều trăn trở về quy hoạch, vị trí đặt các ga… Vì sao không kéo dài tới Lạng Sơn, Cần Thơ? Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua...

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 với chủ đề “Dòng chảy di sản”

Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy Di sản” là sự kiện văn hóa-du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng của dân tộc. Hướng tới xây dựng Festival Ninh Bình mang thương hiệu quốc gia và quốc tế Festival Ninh Bình-Tràng An 2003: Xây dựng thương hiệu văn hóa đặc sắc Festival Ninh Bình-Tràng An 2023: Tôn vinh giá trị di sản gắn với du lịch Nguồn:...

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – đoàn Lâm Đồng cơ bản thống nhất với nội dung của dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng Theo đại biểu, tại Điều 6 dự thảo luật đã nêu 6 chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực hóa chất. Nội dung của các...

Vietlott ‘nổ’ độc đắc liên tục; không được khuyến mại cho người gửi tiền

Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền Thông tư 48 năm 2024 quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD) do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành, có hiệu lực từ 20/11. Theo Thông tư 48, TCTD khi nhận tiền gửi không được thực hiện khuyến mại...

Xác định đội bóng đầu tiên vào bán kết giải bóng chuyền nam vô địch quốc gia

Giai đoạn 2 giải bóng chuyền vô địch quốc gia chưa có bất ngờ lớn khi các đội sở hữu lực lượng nội binh đồng đều cùng ngoại binh chất lượng như Thể Công, Sanest Khánh Hòa, Biên Phòng đều khẳng định được sức mạnh. Đội Biên Phòng đoạt vé đầu tiên vào bán kết giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2024 Đương kim á quân Biên Phòng là đội bóng đầu tiên giành vé vào bán kết sau...

Cùng chuyên mục

Di sản Tràng An đoạt giải thưởng Điểm đến có ảnh hưởng

Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An nhận giải thưởng Điểm đến có ảnh hưởng tại Kotler Awards 2024. Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An của tỉnh Ninh Bình vinh dự nhận được giải thưởng Điểm đến có ảnh hưởng. Ảnh: Nguyễn Minh Tại Lễ trao giải thưởng Kotler Awards 2024 tối 22.11, di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh...

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Ủng hộ mạnh mẽ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam nhưng các đại biểu Quốc hội và giới chuyên gia còn nhiều trăn trở về quy hoạch, vị trí đặt các ga… Vì sao không kéo dài tới Lạng Sơn, Cần Thơ? Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua...

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 với chủ đề “Dòng chảy di sản”

Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy Di sản” là sự kiện văn hóa-du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng của dân tộc. Hướng tới xây dựng Festival Ninh Bình mang thương hiệu quốc gia và quốc tế Festival Ninh Bình-Tràng An 2003: Xây dựng thương hiệu văn hóa đặc sắc Festival Ninh Bình-Tràng An 2023: Tôn vinh giá trị di sản gắn với du lịch Nguồn:...

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – đoàn Lâm Đồng cơ bản thống nhất với nội dung của dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng Theo đại biểu, tại Điều 6 dự thảo luật đã nêu 6 chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực hóa chất. Nội dung của các...

Vietlott ‘nổ’ độc đắc liên tục; không được khuyến mại cho người gửi tiền

Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền Thông tư 48 năm 2024 quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD) do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành, có hiệu lực từ 20/11. Theo Thông tư 48, TCTD khi nhận tiền gửi không được thực hiện khuyến mại...

Xác định đội bóng đầu tiên vào bán kết giải bóng chuyền nam vô địch quốc gia

Giai đoạn 2 giải bóng chuyền vô địch quốc gia chưa có bất ngờ lớn khi các đội sở hữu lực lượng nội binh đồng đều cùng ngoại binh chất lượng như Thể Công, Sanest Khánh Hòa, Biên Phòng đều khẳng định được sức mạnh. Đội Biên Phòng đoạt vé đầu tiên vào bán kết giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2024 Đương kim á quân Biên Phòng là đội bóng đầu tiên giành vé vào bán kết sau...

Chủ tịch Quốc hội Armenia kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Sáng 23/11, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan và Đoàn đại biểu Quốc hội Cộng hòa Armenia rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tiễn Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan và Đoàn tại sân bay Nội Bài có: Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình; Đại sứ Armenia tại Việt Nam Suren Baghdasaryan. Trong thời gian thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch...

Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (22/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Ngược lại, mức cao nhất khu vực là 63.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và TP Hà Nội. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá heo hơi tại...

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 hạt cát yêu thương

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 “hạt cát” yêu thươngGần 7 năm ròng rã trên hành trình tìm con, chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, quê Ninh Bình) có ý định bỏ cuộc, dù chặng đường ấy nhiều chông gai, ghập ghềnh. Tháng 6/2012, mối tình đẹp giữa cô giáo Bùi Thị Giang và chàng thủy thủ Trần Văn Thiên đã được đánh dấu bằng một đám cưới hạnh phúc sau...

giá heo tăng nhẹ ở một số địa phương

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (21/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, TP. Hà Nội và các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Vĩnh Phúc đang bán heo hơi cao nhất khu vực với giá 63.000 đồng/kg. Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá...

Tin nổi bật

Tin mới nhất