Powered by Techcity

70 năm Giải phóng Thủ đô: Du lịch xanh thân thiện và cuốn hút

Chú thích ảnh
Du khách tại làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội (còn gọi là làng hương Xà Cầu). Ảnh: Trần Việt/TTXVN

Hội tụ các yếu tố phát triển du lịch xanh

Nhiều năm qua, phát triển du lịch xanh, bền vững luôn được Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện để các địa phương, nhất là những tỉnh, thành trọng điểm du lịch thực hiện.

Thành phố Hà Nội cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tích cực triển khai. Có thể kể đến như: Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 – 2025”; Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 26/6/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo”. Đặc biệt, ngày 4/6/2024, UBND thành phố Hà Nội có kế hoạch tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo”, giai đoạn 2024-2025… Những chủ trương, chính sách đồng bộ, thiết thực đã và đang phát huy hiệu quả, tạo nên bức tranh đa sắc trong phát triển du lịch Thủ đô.

Hà Nội có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch xanh bền vững khi hội đủ yếu tố tự nhiên và nhân văn. Thiên nhiên ưu đãi cho Thủ đô hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú. Từ khí hậu 4 mùa rõ rệt, nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào quanh năm, địa hình đa dạng bao gồm đồng bằng trù phú ở nội đô hay những dãy núi đồi uốn lượn ở khu vực Sóc Sơn, Ba Vì…

Chú thích ảnh
Du khách tham quan Làng cổ Đường Lâm. Ảnh: TTXVN phát

Hà Nội còn sở hữu hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa đặc sắc. Theo Sở Văn hóa và Thể thao, trên địa bàn thành phố có gần 6.000 di tích lịch sử, văn hóa. Hệ thống nghề và làng nghề của Hà Nội cũng rất phong phú và đa dạng với 47 nghề/52 nghề truyền thống của cả nước; 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 305 làng nghề và làng nghề truyền thống thuộc 23 quận, huyện và thị xã… đã được công nhận.

Nắm bắt xu thế phát triển du lịch bền vững, nhiều điểm du lịch vùng ngoại thành Hà Nội đang linh hoạt, chuyển biến mạnh mẽ, xây dựng không gian xanh, sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường trong hoạt động du lịch. Các điểm du lịch tại Ba Vì, Sơn Tây, Mỹ Đức, Thạch Thất… cải tạo cảnh quan, xây dựng và đưa vào khai thác nhiều sản phẩm du lịch xanh, hấp dẫn du khách như Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây), du lịch cộng đồng tại huyện Thạch Thất, làng hương Quảng Phú Cầu…

Ở nội thành, nhiều năm qua, Hà Nội đã triển khai nhiều hình thức như đưa du khách khám phá phố cổ bằng xe điện, xe xích lô, bố trí cho khách trải nghiệm, tìm hiểu phong tục, tập quán, văn hóa, ẩm thực Việt bằng xe đạp… Từ năm 2019, thành phố đã khởi động mô hình du lịch không khói thuốc ở 30 điểm du lịch, di tích lịch sử văn hóa tại quận Hoàn Kiếm như: Đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu, chùa Quán Sứ, chùa Bà Đá, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Phụ nữ, Thư viện Quốc gia, Nhà hát Lớn, Nhà thờ Lớn, Nhà thờ Hàm Long, Nhà tù Hỏa Lò, Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, Rạp Công nhân… Đây là các điểm thu hút đông du khách tham quan, qua đó góp phần tạo dấu ấn về một Hà Nội xanh – sạch – đẹp – thân thiện và văn minh.

Ngày 25/3/2024, tại hội thảo tập huấn về “Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch gắn với xây dựng sản phẩm du lịch xanh”, tuyến du lịch xanh Hà Nội – Ninh Bình đã được giới thiệu. Tuyến du lịch này hình thành sẽ kết nối các đơn vị cung ứng dịch vụ theo tiêu chí xanh để đưa ra thị trường sản phẩm phù hợp với thị hiếu du khách, hướng tới phát triển bền vững.

Hướng tới tương lai xanh bền vững

Chú thích ảnh
Buổi chiều mùa thu Hà Nội nắng vàng như rót mật làm nao lòng du khách. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Chú trọng phát triển du lịch xanh  là một xu hướng tất yếu, hướng đến phát triển du lịch Thủ đô bền vững. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch xanh vẫn gặp không ít trở ngại do ý thức của một bộ phận đơn vị kinh doanh du lịch và cộng đồng trong bảo vệ môi trường, cảnh quan, thiên nhiên chưa cao. Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ tại nhiều điểm du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn chưa được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ…

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch đề xuất: Để du lịch phát triển xanh, trở thành ngành dịch vụ hiện đại, chuyên nghiệp với năng lực cạnh tranh cao, Hà Nội cần làm tốt và quảng bá hiệu quả hơn thế mạnh về di tích lịch sử hấp dẫn, đặc sắc, di sản văn hóa thế giới. Đồng thời quy hoạch nguồn xả thải hiệu quả, góp phần vào mục tiêu “net-zero” mà Chính phủ cam kết triển khai.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch – Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: Người dân tại các khu, điểm du lịch cần được đào tạo thường xuyên kỹ năng đón tiếp khách, cách làm du lịch cộng đồng, xây dựng sản phẩm trải nghiệm thân thiện, gần gũi thiên nhiên, dịch vụ lưu trú đủ tiêu chuẩn…

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang thông tin: Những tháng cuối năm, Thủ đô tập trung thực hiện nhiều chương hấp dẫn, thu hút du khách, nhất là trong dịp cao điểm kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô. Cùng với đó, Sở tập trung xây dựng mô hình thí điểm phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022 – 2025; triển khai Kế hoạch xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm thực tế tại các làng nghề và điểm du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Sở tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, sản phẩm du lịch mới của Thủ đô trên các kênh truyền thông trong nước, quốc tế.

Theo định hướng, đến năm 2025, ngành Du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô, góp phần thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển. Mục tiêu của thành phố là xây dựng du lịch trở thành ngành dịch vụ hiện đại, chuyên nghiệp với năng lực cạnh tranh cao; chủ động nắm bắt xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế; lấy khoa học, công nghệ tiên tiến và nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao làm nhân tố đột phá để phát triển du lịch.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, thành phố tiếp tục đổi mới tư duy phát triển du lịch, chú trọng tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, doanh nghiệp du lịch có các giải pháp tiết kiệm năng lượng, xử lý rác thải, hạn chế dùng túi ni-lông và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Thành phố tập trung chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp xây dựng các sản phẩm du lịch chuyên nghiệp, thân thiện với môi trường. Song hành với các kế hoạch chuyên đề phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, Hà Nội triển khai mạnh Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 4/3/2022 của UBND thành phố về phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn giai đoạn 2022-2025.

Cùng với đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, những giải pháp đồng bộ kể trên sẽ góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu, sức hấp dẫn và năng lực cạnh tranh của du lịch Thủ đô…

Nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/xuc-dong-man-thuc-canh-tai-hien-thoi-khac-lich-su-ngay-ve-chien-thang-20241006093752702.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Chìm tàu hàng tại Bình Định, trong tàu đang có bao nhiêu dầu diesel và clinke?

Ngày 21/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bình Định) cho biết, đã phối hợp với Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn tổ chức tiếp nhận 14 thuyền viên bị sự cố chìm tàu ở vùng biển tỉnh Bình Định. Vào lúc đêm 20/12, Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn đã tiếp nhận thông tin từ Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn về việc tàu Hoa Lư 02 (thuộc Công ty TNHH vận tải và thương...

Đồng loạt giữ giá trên cả nước

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (21/12/2024) tại khu vực miền Bắc không ghi nhận sự tăng giá ở các tỉnh thành. Hà Nội, Thái Bình có giá cao nhất cả nước với 67.000 đồng/kg. Hiện giá heo hơi tại khu vực này đang có giá dao động từ 65.000 – 67.000 đồng/kg. Hầu hết các tỉnh, thành phố còn lại trong khu vực giao dịch ở mức 66.000 đồng/kg, ngoại trừ Yên Bái, Lào Cai và Ninh...

Quyết tâm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025

Phiên họp 15 Ban Chỉ đạo các dự án GTVT trọng điểm. Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. Tại Phiên họp lần thứ 14 Ban Chỉ đạo Nhà nước các...

Bóng chuyền nữ Việt Nam ra biển lớn

Tự hào HLV Nguyễn Tuấn Kiệt và đội bóng chuyền nữ Không phải ngẫu nhiên mà đội tuyển bóng chuyền nữ VN được vinh danh trong 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch VN năm 2024 và là sự kiện thể thao duy nhất nhận vinh dự này. Các cô gái đội tuyển bóng chuyền nữ VN xuất sắc đoạt danh hiệu vô địch giải AVC Challenger châu Á, đoạt vé tham dự giải FIVB Challenger thế giới....

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt thi công hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Tại Phiên họp lần thứ 14 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo đã có Kết luận tại Thông báo số 432/TB-VPCP ngày 24/9/2024, trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra 04 nhiệm vụ trọng tâm, giao 83 nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương tập trung tháo gỡ các khó khăn,...

Cùng chuyên mục

Chìm tàu hàng tại Bình Định, trong tàu đang có bao nhiêu dầu diesel và clinke?

Ngày 21/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bình Định) cho biết, đã phối hợp với Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn tổ chức tiếp nhận 14 thuyền viên bị sự cố chìm tàu ở vùng biển tỉnh Bình Định. Vào lúc đêm 20/12, Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn đã tiếp nhận thông tin từ Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn về việc tàu Hoa Lư 02 (thuộc Công ty TNHH vận tải và thương...

Đồng loạt giữ giá trên cả nước

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (21/12/2024) tại khu vực miền Bắc không ghi nhận sự tăng giá ở các tỉnh thành. Hà Nội, Thái Bình có giá cao nhất cả nước với 67.000 đồng/kg. Hiện giá heo hơi tại khu vực này đang có giá dao động từ 65.000 – 67.000 đồng/kg. Hầu hết các tỉnh, thành phố còn lại trong khu vực giao dịch ở mức 66.000 đồng/kg, ngoại trừ Yên Bái, Lào Cai và Ninh...

Quyết tâm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025

Phiên họp 15 Ban Chỉ đạo các dự án GTVT trọng điểm. Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. Tại Phiên họp lần thứ 14 Ban Chỉ đạo Nhà nước các...

Bóng chuyền nữ Việt Nam ra biển lớn

Tự hào HLV Nguyễn Tuấn Kiệt và đội bóng chuyền nữ Không phải ngẫu nhiên mà đội tuyển bóng chuyền nữ VN được vinh danh trong 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch VN năm 2024 và là sự kiện thể thao duy nhất nhận vinh dự này. Các cô gái đội tuyển bóng chuyền nữ VN xuất sắc đoạt danh hiệu vô địch giải AVC Challenger châu Á, đoạt vé tham dự giải FIVB Challenger thế giới....

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt thi công hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Tại Phiên họp lần thứ 14 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo đã có Kết luận tại Thông báo số 432/TB-VPCP ngày 24/9/2024, trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra 04 nhiệm vụ trọng tâm, giao 83 nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương tập trung tháo gỡ các khó khăn,...

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại Quân đoàn 12

(Bqp.vn) – Sáng 18/12, Chủ tịch nước Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh Lực lượng vũ trang đã thăm và làm việc tại Quân đoàn 12. Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại Quân đoàn 12 Dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Khánh Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch...

Điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể, Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung mục tiêu vận tải theo hướng tăng khối lượng vận chuyển. Theo đó, đến năm 2030, khối lượng vận chuyển...

Mặt trận cần thể hiện rõ hơn vai trò giám sát, phản biện

Chiều 18/12, Ủy ban MTTQ tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị lần thứ 3, khóa XII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Ông Lê Văn Kiên – Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Ninh Bình cho biết: Năm 2024, toàn tỉnh có 2 huyện Yên Khánh, Yên Mô; 65 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 24 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; MTTQ tỉnh đã giới thiệu, lựa chọn 3 mô hình ‘Dân vận khéo’ để gửi...

Bích Tuyền đang ghi điểm nhiều thứ 2 tại giải vô địch thế giới các CLB 2024

Theo thống kê của trang Volleyball World vào trưa nay (18/12), Bích Tuyền đang tạm đứng thứ 2 ở các thông số VĐV ghi điểm nhiều nhất và tấn công xuất sắc nhất tại giải vô địch thế giới các CLB nữ 2024. Ở hạng mục VĐV ghi điểm nhiều nhất (Best Scorers), tay đập Kisy Nascimento của CLB Brazil, Gerdau Minas đang dẫn đầu với 31 điểm sau 2 trận. Bích Tuyền xếp thứ 2 với 28 điểm. Đứng...

Cả nước đồng loạt tăng giá, thiết lập bảng giá mới

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (17/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự tăng giá sau 2 ngày đứng giá. Theo đó, giá heo hơi tại các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam và Ninh Bình đồng loạt tăng giá. Yên Bái và Nam Đinh tăng cao nhất cả nước với 2.000 đồng/kg. Còn Thái Bình có giá cao nhất khu vực với 66.000 đồng/kg. Giá heo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất