Powered by Techcity

Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3


Sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3.

Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Ninh Bình.

Cùng dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và 26 địa phương bị ảnh hưởng của bão số 3. 

Tại điểm cầu Ninh Bình, dự hội nghị có các đồng chí: Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành phố.

Bão số 3 (Yagi) là cơn bão lịch sử với cường độ rất mạnh, sức tàn phá rất lớn, gây mưa lớn tại 26 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, gây hậu quả rất nặng nề về người và tài sản, tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh và sinh kế của người dân. 

Ngay sau khi bão đổ bộ, với sự lãnh đạo sát sao, kịp thời, quyết liệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chủ động, phản ứng kịp thời, hiệu quả, từ sớm, từ xa, trực tiếp tại hiện trường của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; sự ủng hộ, đồng hành của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, đồng bào trong nước và cả đồng bào ở nước ngoài… đã hạn chế tối đa thiệt hại và khẩn trương khắc phục hậu quả do bão, mưa lũ; góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từng bước ổn định đời sống, khôi phục sản xuất, kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát.

Tuy nhiên, thiệt hại do bão, lũ quét, sạt lở đất vẫn còn rất lớn, vẫn còn những khó khăn, tồn tại: Thiệt hại về người vẫn còn lớn (344 người chết và mất tích), số người chết do sạt lở đất, lũ quét (264 người chết và mất tích) chiếm tỷ lệ cao. Phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác ứng phó thiên tai, cứu hộ, cứu nạn còn thiếu và yếu chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, nhất là khi xảy ra tình huống ở vùng sâu, vùng xa, trong điều kiện thời tiết phức tạp như gió bão, mưa lũ lớn, sạt lở chia cắt. 

Khả năng chống chịu cơ sở hạ tầng nói chung, nhất là nhà dân, công trình phòng, chống thiên tai, cơ sở hạ tầng còn thấp trước sức tàn phá của bão, lũ; hệ thống giao thông thường xuyên xảy ra sạt lở, ngập sâu, chia cắt… Chưa có bản đồ nguy cơ sạt lở đất, lũ quét tới từng thôn, bản để người dân biết cũng như phục vụ công tác di dời, sắp xếp dân cư, công tác chỉ đạo ứng phó…

Đối với tỉnh Ninh Bình, với việc luôn chủ động trong công tác phòng, chống bão, lũ và tâm bão không đổ bộ trực tiếp nên tỉnh không có thiệt hại về người, tất cả các hộ dân tại khu vực nguy hiểm có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi bão, lũ đã được di dời đến nơi an toàn trước khi bão đổ bộ. Hệ thống đê điều, trạm bơm, hồ đập, hệ thống lưới điện, thông tin liên lạc của tỉnh về cơ bản vẫn vận hành an toàn, đảm bảo chống lũ, tiêu úng, cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân. Các hộ dân bị ngập phần lớn nằm tại khu vực ngoài đê. Tổng thiệt hại theo ước tính trên địa bàn toàn tỉnh là 376,59 tỷ đồng. 

Ngay sau khi lũ rút, các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương đã tập trung chỉ đạo, huy động lực lượng cán bộ, chiến sỹ quân đội, công an, các tổ chức đoàn thể, dân quân tự vệ giúp nhân dân khắc phục hậu quả do ảnh hưởng bởi bão, mưa lũ; tập trung huy động lực lượng, phương tiện để tu sửa, khắc phục các sự cố về đê điều, giao thông, xây dựng. Tập trung chỉ đạo xử lý tiêu độc, khử trùng, đảm bảo vệ sinh môi trường, nước sinh hoạt hợp vệ sinh, phòng chống dịch bệnh cho người và gia súc, gia cầm, không để dịch bệnh xảy ra.

Tại hội nghị, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương đã tập trung thảo luận những vấn đề liên quan đến công tác dự báo, cảnh báo bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét sau bão; công tác triển khai khắc phục, sửa chữa các công trình đê điều, thủy lợi, các tuyến đường giao thông, cơ sở y tế, trường học, công trình cơ sở hạ tầng bị hư hỏng; công tác tìm kiếm cứu nạn; công tác đảm bảo thông tin liên lạc; bình ổn giá cả hàng hóa; kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão của các ngành và địa phương. Đồng thời đề xuất các giải pháp trước mắt và lâu dài, những bài học kinh nghiệm thực tế, để công tác phòng, chống thiên tai chuyển biến mạnh mẽ, hiệu lực, hiệu quả trong thời gian tới.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao kết quả cũng như những nỗ lực mà toàn Đảng, toàn quân và toàn dân của cả hệ thống chính trị trong triển khai công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3. 

Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực khắc phục khó khăn, đưa ra các giải pháp hiệu quả để khôi phục lại sản xuất, kinh doanh, ổn định lại đời sống vật chất và tinh thần nhân dân bị ảnh hưởng của bão lũ; kiểm soát lạm phát; rà soát khắc phục hạ tầng điện, giao thông, nước, viễn thông; hoàn thiện thể chế, các nghị định, thông tư hỗ trợ khắc phục bão lũ.

Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; các bản, làng, gia đình bị mất nhà cửa cần được hỗ trợ xây dựng lại, cần xong trong 31/12/2024, đảm bảo mái cứng, vách cứng, nền cứng; khắc phục ngay cơ sở trường học, trạm xá, bệnh viện, chậm nhất trong tháng 10/2024; rà soát thực hiện hiệu quả các chính sách cho các đối tượng bị ảnh hưởng của bão; tổ chức sơ kết, biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3; đồng thời xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vi phạm, làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão; đảm bảo vệ sinh môi trường, kiểm soát dịch bệnh.

Nguyễn Thơm – Anh Tuấn



Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/hoi-nghi-so-ket-danh-gia-rut-kinh-nghiem-ve-cong-tac-phong/d2024092814392363.htm

Cùng chủ đề

Ninh Bình, Sơn La có tân giám đốc công an tỉnh

Chiều ngày 4/11/2024, tại Công an tỉnh Ninh Bình, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình đối với Đại tá Đinh Việt Dũng. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo...

Phát triển Văn hóa ẩm thực Du lịch bền vững

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình Dương Thị Thanh cho biết, du lịch ẩm thực đang dần trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành du lịch của Ninh Bình, do là một trong những điểm đến nổi bật nhờ nền ẩm thực phong phú, đa dạng và đặc trưng với nhiều món ăn nổi tiếng, chứa đựng chiều sâu văn hóa, đậm nét truyền thống của vùng đất Cố...

Ninh Bình tổ chức Lễ hội khinh khí cầu với sự tham gia của các phi công nước ngoài

Đồng chí Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội cho biết: Tính từ thời điểm Quần thể danh thắng Tràng An được vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên...

Cùng tác giả

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

(MPI) – Tại phiên thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra, trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn Tạo điều kiện thuận lợi để...

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035 Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế...

Ninh Bình, Sơn La có tân giám đốc công an tỉnh

Chiều ngày 4/11/2024, tại Công an tỉnh Ninh Bình, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình đối với Đại tá Đinh Việt Dũng. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Nhà thầu đã nhiều lần bị ‘sờ gáy’

TPO – Công ty Hoàng Dân và một số doanh nghiệp trong liên danh thi công dự án Bản Mồng từng chậm tiến độ, bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhắc nhở và cảnh báo chấn chỉnh nhiều lần. Đáng chú ý, doanh nghiệp này còn có mặt trong Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng – dự án trọng điểm, chậm tiến độ và nhiều lần đội vốn.  Hồ sơ doanh nghiệp dự án...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất