Powered by Techcity

Kiểm soát thị trường hàng hóa thiết yếu sau bão, lũ


Trước tình hình cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây nhiều thiệt hại, có thể ảnh hưởng đến tình hình thị trường, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tăng cường kiểm tra, giám sát giá cả hàng hóa, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đảm bảo ổn định giá các mặt hàng, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm.

Kiểm soát thị trường hàng hóa thiết yếu sau bão, lũ

Đội quản lý thị trường số 1 kiểm tra việc kinh doanh hàng hóa tại thành phố Ninh Bình.

Những ngày qua, để đảm bảo ổn định thị trường, Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình đã tiến hành kiểm tra, rà soát tại một số chợ dân sinh, siêu thị, trung tâm thương mại… trên địa bàn tỉnh, qua kiểm tra cho thấy thời điểm này, hoạt động cung ứng hàng hóa được bảo đảm, diễn ra bình thường.

Bà Trần Thị Hà, chủ cửa hàng tạp hóa tại phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình cho biết: “Trước cơn bão số 3 và tình hình mưa lớn, một số người dân đã có tâm lý dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm. Vì thế, cửa hàng đã chủ động nhập thêm hàng từ nhà phân phối để phục vụ nhân dân. Về giá cả, chúng tôi thực hiện đúng như đã cam kết với các ngành chức năng của tỉnh, địa phương trước mùa mưa bão năm nay, đó là luôn đảm bảo bình ổn giá cả các mặt hàng…”.

Tại các chợ dân sinh trên địa bàn thành phố Ninh Bình, hoạt động kinh doanh các mặt hàng thực phẩm như rau xanh, thịt, cá… diễn ra khá tấp nập. Bà Nguyễn Thị Mừng, một tiểu thương bán thực phẩm tại chợ Mía chia sẻ: “Các mặt hàng rau xanh, thực phẩm tươi sống vẫn khá dồi dào, giá cả các mặt hàng thiết yếu hầu như tăng lên”.

Để bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người dân sau mưa lũ, Sở Công Thương đã yêu cầu các siêu thị, trung tâm thương mại, thương nhân phân phối, cửa hàng bán lẻ, Ban quản lý các chợ dân sinh, chợ đầu mối trên địa bàn tỉnh bảo đảm cung ứng hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu. 

Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh được giao dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm tổ chức dự trữ hàng hóa đảm bảo chất lượng; chủ động khai thác, dự trữ lượng hàng hóa tăng thêm, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu như: Gạo, muối, nước uống, thực phẩm công nghệ chế biến… 

Đồng thời, chủ động phối hợp với UBND các huyện, thành phố nắm chắc tình hình thiếu lương thực, thực phẩm, nước sạch, đặc biệt là tại các địa bàn bị cô lập, chia cắt do nước lũ để triển khai phương án, cập nhật lượng dự trữ hàng hóa đảm bảo cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho người dân.

Kiểm soát thị trường hàng hóa thiết yếu sau bão lũ
Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra hàng hóa tại chợ Mía, thành phố Ninh Bình.

 

Ông Ngô Minh Kim, Phó Giám đốc Sở Công Thương thông tin: “Trong dịp này, ngành luôn chủ động theo dõi sát sao diễn biến cung-cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để điều tiết kịp thời. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương trong tỉnh điều hành giá, kiểm soát giá cả hàng hóa đầu vào, tăng cường kiểm tra, ngăn chặn hành vi găm hàng, đầu cơ, thao túng giá”.

Thời điểm này, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh cũng đã đồng loạt ra quân, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường quản lý địa bàn nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hóa lưu thông trên thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực giá, đầu cơ hàng hóa, tạo khan hiếm hàng hóa nhằm nâng giá, trục lợi bất hợp pháp; kiên quyết không để xảy ra tình trạng găm hàng, đẩy giá nhằm đảm bảo ổn định giá cả, cung – cầu các mặt hàng, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, xăng dầu, hàng hóa thiết yếu… 

Các Đội Quản lý thị trường đã thành lập các Tổ công tác thực hiện giám sát chặt chẽ địa bàn tại các chợ dân sinh, siêu thị, trung tâm thương mại. Qua kiểm tra, Cục Quản lý thị trường tỉnh đánh giá: Tình hình thị trường trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, việc cung ứng hàng hóa vẫn được bảo đảm, giá hàng hóa tại các hệ thống siêu thị được giữ ổn định. 

Tại các chợ truyền thống, giá một số loại rau củ được nhập từ ngoài tỉnh có tăng nhưng không đáng kể và được bổ sung thường xuyên nên không có hiện tượng tăng giá đột biến, một số loại rau củ được sản xuất tại địa phương như rau muống, rau ngót, rau mùng tơi, rau thơm… giá không tăng; các mặt hàng khác như: thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá và các loại đồ khô (gạo, đậu, bún, miến…) giá không tăng. Mặt hàng mì tôm và áo phao có hiện tượng khan hiếm hàng do đầu cung cấp không có hàng. 

Đến thời điểm hiện tại, cung cầu, giá cả hàng hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ổn định, không có hành vi lợi dụng tình hình mưa bão để găm hàng, tăng giá hàng hóa bất hợp lý để trục lợi.

Thời gian tới, theo dự báo tình hình mưa bão còn tiếp tục diễn ra phức tạp. Do vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Công Thương tiếp tục xây dựng thêm các phương án để dự trữ hàng hóa, đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị bán lẻ, đơn vị phân phối triển khai các chương trình bình ổn thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho người dân. Bên cạnh đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.

Bài, ảnh: Nguyễn Thơm



Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/kiem-soat-thi-truong-hang-hoa-thiet-yeu-sau-bao-lu/d20240916152144186.htm

Cùng chủ đề

Ninh Bình-Điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam

Năm 2024, Ngành du lịch Ninh Bình đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra, trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Năm 2025, Ninh Bình hướng đến mục tiêu đón trên 9,1 triệu lượt khách, trong đó có trên 2 triệu khách quốc tế. Năm 2024, toàn tỉnh Ninh Bình ước đón 8,7 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: VGP/Diệp Anh Theo Sở Du lịch Ninh Bình, năm 2024,...

Thành phố mới ở Ninh Bình – nơi có di sản “kép” duy nhất Đông Nam Á

Từ hôm nay, 1/1/2025, thành phố Hoa Lư chính thức đi vào hoạt động. Đây là thành phố mới của tỉnh Ninh Bình, được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình, có diện tích 150,24km2 và dân số 238.209 người. Thành phố Hoa Lư được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh...

Loạt sản phẩm du lịch mới hút du khách đến Ninh Bình dịp Tết

Với hàng loạt các sự kiện, chương trình xúc tiến du lịch vào dịp Tết năm 2025, Ninh Bình kỳ vọng sẽ đón lượng lớn khách du lịch. Với hàng loạt các sự kiện, chương trình xúc tiến du lịch vào dịp Tết năm 2025, Ninh Bình kỳ vọng sẽ đón lượng lớn khách du lịch. Ảnh: Nguyễn Trường Theo đó, trong dịp Tết năm 2025, tỉnh Ninh Bình sẽ tổ chức Chương trình văn nghệ Chào Xuân mới tại thành phố Ninh...

Ninh Bình lập kỷ lục đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế

Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt khách quốc tế, chiếm gần 7% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt du khách quốc tế. Ảnh: Nguyễn Trường Ông Bùi Văn Mạnh - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, năm 2024, Ninh Bình đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa đạt 6,6...

Phó Chủ tịch Quốc hội: Tinh gọn bộ máy là đòi hỏi tất yếu khách quan

Ngày 9/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Nho Quan sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tại buổi tiếp xúc, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình thông tin tới cử tri kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Kỳ họp hoàn thành toàn bộ nội...

Cùng tác giả

Năm đầu nhận thưởng Tết, giáo viên được hưởng bao nhiêu tiền?

Có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, Nghị định 73/2024 quy định rõ chế độ tiền thưởng của cán bộ, viên chức, nhà giáo thực hiện trên cơ sở thành tích công tác đột xuất và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của từng người hưởng lương trong cơ quan, đơn vị. Quỹ tiền thưởng hằng năm nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng, được xác...

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng bền vững, đạt mục tiêu tăng trưởng...

(MPI) – Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 diễn ra ngày 14/01/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc tổ chức...

Vùng Đồng bằng sông Hồng khẳng vị thế, vai trò là vùng động lực, định hướng, dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của cả...

(MPI) – Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (lần thứ 5) diễn ra ngày 14/01/2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ tịch Hội đồng cho biết, năm 2024, kinh tế – xã hội của Vùng tiếp tục phát triển mạnh mẽ, luôn đi đầu trong thực hiện các đột phá chiến lược và đổi mới mô hình tăng trưởng; tăng trưởng kinh tế vượt...

Cuộc thi “Tự hào hàng Việt”: Lướt Co.op mua Ocop

(NLĐO)-Nhờ có siêu thị Co.opmart, gia đình tôi được trải nghiệm nhiều tour ẩm thực xuyên Việt đồng thời càng thêm yêu mến và tin dùng hàng Việt Nam 1. Ngày nhỏ, mẹ dắt tôi đi mua đồng phục đầu năm học mới, cô bán hàng chỉ chiếc áo trắng treo phía ngoài nói: “Vải Thái đấy chị, sờ chất có sướng tay không?”. Mẹ mân mê chiếc áo một hồi rồi hỏi giá. Vì không đủ tiền, mẹ chọn...

Thùy Tiên khánh thành 8 khu vui chơi cho bệnh nhi ở miền Tây

Thùy Tiên dự lễ khánh thành khu vui chơi cho bệnh nhi ở Bến Tre – Ảnh: NVCC Hoa hậu Thùy Tiên cùng Hội đồng Đội Trung ương vừa có chuyến công tác đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ tham dự khánh thành và bàn giao các khu vui chơi cho bệnh nhi tại các bệnh viện, trung tâm y tế trong khuôn khổ dự án Vui lên nha. Dịp này khánh thành 8 sân chơi cho bệnh nhi tại...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất