Powered by Techcity

Hội nghị nghe báo cáo Đồ án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư


Chiều 15/9, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe báo cáo Đồ án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hội nghị nghe báo cáo Đồ án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư

Các đại biểu dự hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thủ trưởng, giám đốc các sở, ngành; Văn phòng UBND tỉnh; lãnh đạo một số huyện, thành phố; đại diện lãnh đạo các đơn vị tư vấn Quy hoạch.

Phát biểu mở đầu hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc nhấn mạnh: Đồ án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 rất quan trọng. 

quy
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc phát biểu tại hội nghị.

 

Xác định đây là Đồ án khó, do đó yêu cầu đặt ra rất lớn và đã được UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương nghe và cho ý kiến nhiều lần nhằm làm rõ phạm vi ranh giới, mục đích, yêu cầu của những nội dung cần thể hiện trong Đồ án.

Với quyết tâm của tỉnh khó nhưng không để kéo dài trong quá trình thực hiện Đồ án, hội nghị này thống nhất từng bước để tập trung hoàn thiện trước khi báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, với HĐND tỉnh, tạo căn cứ pháp lý trong triển khai tổ chức thực hiện.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe đơn vị tư vấn quy hoạch trình bày báo cáo tổng thể về Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch: Không gian hình thành, phát triển Cố đô lịch sử; không gian cảnh quan, các địa danh, địa điểm, địa giới tự nhiên có quan hệ mật thiết trong quá trình hình thành nhà nước Đại Cồ Việt và Cố đô Hoa Lư bao gồm khu vực Kinh thành, Hoàng thành, khu vực đồn trú, phủ đệ, lăng mộ, đình đền, chùa thuộc địa bàn toàn tỉnh Ninh Bình. 

Trong đó tập trung vào khu vực trung tâm Cố đô Hoa Lư và phụ cận. Tổng diện tích trong ranh giới quy hoạch tỷ lệ 1:2.000 khoảng 4.500 ha; quy hoạch 1:500 khoảng 300 ha.

Mục tiêu quy hoạch nhằm nhận diện đầy đủ giá trị của Cố đô Hoa Lư gắn với sự hình thành Nhà nước Đại Cồ Việt; hoàn thiện hệ thống hồ sơ, dữ liệu làm cơ sở chuyển đổi số và tự động hóa trong quản lý; tạo khung pháp lý, chính sách toàn diện, kế hoạch đầu tư nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. 

Hoàn thiện mô hình bảo tồn di sản gắn với phát triển bền vững; xác lập vị thế tương xứng của Cố đô Hoa Lư trong hệ thống các kinh đô trong lịch sử dân tộc; tạo cho khu vực trung tâm Cố đô Hoa Lư trở thành một trong các hạt nhân, động lực thực hiện các chiến lược phát triển đô thị, chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa và du lịch tỉnh Ninh Bình. 

Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, không gian, cảnh quan văn hóa Cố đô Hoa Lư, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể; giáo dục giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa địa phương; đề xuất các giải pháp phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội, văn hóa, du lịch, hạ tầng kỹ thuật mang lại lợi ích cho cộng đồng. 

Hoàn chỉnh ranh giới, phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích; đề xuất giải pháp nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai; tạo tiền đề phát triển kinh tế – xã hội của địa phương gắn với di tích một cách hữu hiệu.

Nội dung quy hoạch gồm: Các đặc trưng và giá trị tiêu biểu của Cố đô Hoa Lư; các chiến lược bảo tồn và phát triển Cố đô Hoa Lư. Mô hình bảo tồn bền vững Cố đô Hoa Lư (duy trì tính nhất quán của mô hình bảo tồn bền vững di sản từ vĩ mô tới vi mô bao gồm 5 hợp phần cơ bản, lựa chọn mô thức cộng đồng chung sống làm hình thái bảo tồn và phát triển tổ chức không gian của các khu vực di sản Cố đô Hoa Lư, kết nối hệ thống di sản và tương tác phát triển). Quy hoạch phân vùng chức năng (Cố đô Hoa Lư được xác lập bao gồm 9 phân vùng chức năng); phát triển kinh tế di sản gắn với công nghiệp văn hóa và du lịch; định hướng xác định ranh giới khoanh vùng bảo vệ di tích; định hướng đề xuất nâng hạng, bổ sung địa điểm di tích chưa được xếp hạng; định hướng giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; định hướng nội dung bảo tồn di sản gắn với phát triển bền vững; quy hoạch hạ tầng kinh tế-xã hội; quy hoạch hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật; định hướng quy hoạch không gian chức năng; định hướng thiết kế đô thị và cảnh quan văn hóa; định hướng phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Xác định các nhóm dự án thành phần, dự án ưu tiên đầu tư; giải pháp thực hiện quy hoạch…

Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi một số nội dung về: Quy hoạch hệ thống giao thông; quy mô, tầm vóc, tính chất, tên gọi, thẩm quyền phê duyệt của tỉnh đối với Quy hoạch; những điều chỉnh trong quy hoạch phân vùng chức năng…

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khẳng định: Đây là Đồ án giàu ý tưởng của đơn vị tư vấn, xứng tầm với giá trị đặc biệt của Cố đô Hoa Lư cũng như tầm nhìn của Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với mục tiêu xây dựng Ninh Bình là đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo.

quy
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn phát biểu tại hội nghị.

 

Để hoàn thiện Đồ án, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Sở Văn hóa-Thể thao và đơn vị tư vấn tập trung rà soát lại thể thức văn bản, cách thể hiện các nội dung, ý tưởng cho dễ hiểu vì đây là quy hoạch chính sách, đó là những căn cứ pháp lý để triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, rà soát, cập nhật các bản đồ mới, đối chiếu lại một số nội dung để bổ sung vào Đồ án Quy hoạch, đảm bảo tính khả thi, sát thực tiễn, tổ chức thực hiện được ngay khi được phê duyệt và có kế hoạch thực hiện trung hạn, dài hạn.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đặc biệt lưu ý công tác Quy hoạch khu vực không gian Non Nước-Cánh Diều phải gắn chặt với phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng công viên đổi mới sáng tạo ngoài trời, một bảo tàng sống và đảm bảo thực tế phát triển hiện hữu, phải thể hiện rõ ý tưởng, khát vọng phát triển. 

Mặt khác phải lưu ý tính dẫn dắt, kết nối, phối hợp, chuyển hóa các nguồn lực để hiện thực hóa các mục tiêu của Đồ án; cần quan tâm giữa Quy hoạch bảo tồn phục hồi, hồi sinh di sản với Quy hoạch nông thôn đô thị vì đô thị di sản thiên niên kỷ Ninh Bình bao gồm cả di sản đô thị và di sản nông thôn. 

Trong đó, Quy hoạch nông thôn đô thị Ninh Bình đang theo hướng chỉnh trang cảnh quan nông nghiệp, giá trị truyền thống nông thôn vào giữa các đô thị để tạo ra các khoảng xanh, biến thành nông nghiệp đô thị; quan tâm đến khu quần cư di sản; di sản hóa các di tích theo hướng phục dựng, phỏng dựng; lưu ý đến di sản tôn giáo…

Đồng chí yêu cầu trong thời gian tới các sở, ngành, địa phương cần tăng cường công tác phối hợp hoàn thiện Đồ án Quy hoạch đảm bảo tầm nhìn dài hạn và sự phát triển bền vững.

Tiếp thu các ý kiến của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc yêu cầu, trong thời gian tới, việc triển khai Đồ án phải đặc biệt lưu ý về phạm vi, ranh giới nghiên cứu quy hoạch; xác định định hướng phát triển phải đảm bảo tôn trọng các quy hoạch cũ và có định hướng phát triển, tầm nhìn đến năm 2030 và đến năm 2050; khi triển khai các quy hoạch khác có liên quan, bám vào định hướng, tránh xung đột giữa các quy hoạch.

 Đặc biệt, phải tập trung cao vào Quy hoạch chi tiết 1:500, là cơ sở cho tổ chức thực hiện; phải hướng vào một số nội dung trọng yếu liên quan đến phạm vi, ranh giới một số khu vực gồm: Cố đô Hoa Lư hiện nay và một số khu vực dự kiến mở rộng; nghiên cứu các Di tích lịch sử cấp quốc gia gắn liền với Cố đô Hoa Lư.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý, đối với Khu quần cư Di sản, yêu cầu các địa phương liên quan tính toán, bố trí khu tái định cư mới theo tính chất cổ trang hóa, bao gồm có kiến trúc, cảnh quan, các dịch vụ đi kèm…

Là Đồ án quan trọng, khó, từ khi nghiên cứu đến nay đã 2 năm, UBND tỉnh luôn nhận được sự đồng hành của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy từ chủ trương đến lập quy hoạch, sự vào cuộc nghiên cứu, đóng góp ý kiến của các sở, ngành, địa phương. Phấn đấu trong tháng 9 tập trung hoàn thiện Đồ án để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2024.

Phan Hiếu – Hồng Vân – Minh Quang



Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/hoi-nghi-nghe-bao-cao-do-an-quy-hoach-bao-quan-tu-bo-phuc/d2024091517275852.htm

Cùng chủ đề

Năm 2025 sẽ khởi công đoạn cao tốc gần 20.000 tỉ đồng nối Nam Định – Thái Bình

Phối cảnh cầu vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Ảnh: Bộ GTVT Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình (được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp thực hiện dự án) đã ký phê duyệt quyết định đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình theo phương thức đối tác công tư (PPP). Dự án có tổng mức đầu tư bao...

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Toàn cảnh buổi gặp gỡ báo chí về Giải Golf Di sản lần thứ nhất – Ninh Bình năm 2024. (Ảnh: Gia Thành) Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình và Công ty Cổ phần truyền thông đối ngoại Việt Nam chủ trì, phối hợp với Báo Văn hóa, Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam tổ chức. Giải Golf di sản lần thứ nhất là hoạt động thiết thực chào mừng và hưởng ứng Ngày...

Ninh Bình, Sơn La có tân giám đốc công an tỉnh

Chiều ngày 4/11/2024, tại Công an tỉnh Ninh Bình, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình đối với Đại tá Đinh Việt Dũng. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo...

Phát triển Văn hóa ẩm thực Du lịch bền vững

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình Dương Thị Thanh cho biết, du lịch ẩm thực đang dần trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành du lịch của Ninh Bình, do là một trong những điểm đến nổi bật nhờ nền ẩm thực phong phú, đa dạng và đặc trưng với nhiều món ăn nổi tiếng, chứa đựng chiều sâu văn hóa, đậm nét truyền thống của vùng đất Cố...

Ninh Bình tổ chức Lễ hội khinh khí cầu với sự tham gia của các phi công nước ngoài

Đồng chí Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội cho biết: Tính từ thời điểm Quần thể danh thắng Tràng An được vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên...

Cùng tác giả

Nhận định bóng đá Bình Phước vs Bà Rịa Vũng Tàu: Công Phượng cần bàn thắng

Vòng 4 giải hạng Nhất Quốc gia 2024/2025 chứng kiến cuộc đọ sức đáng chú ý giữa Trường Tươi Bình Phước và Bà Rịa Vũng Tàu. Đây có thể xem là thử thách lớn nhất với thầy trò HLV Nguyễn Anh Đức kể từ đầu giải. Đội chủ nhà vẫn rất cần chiến thắng để bám đuổi đội đầu bảng Phù Đổng Ninh Bình. Trong khi đó, Công Phượng nóng lòng ghi bàn với tham vọng giành suất dự...

Kỳ vọng đường cao tốc đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

“Tôi nhớ từng gờ cầu, từng ổ voi trên quốc lộ 1. Chuyến nào chở hàng dễ vỡ, phải đi rón rén khổ lắm”, ông Nguyễn Đức Hùng nói trong lúc thưởng thức bát bún bò tại một cửa hàng gần nút giao Nghi Sơn (cao tốc Bắc – Nam qua Thanh Hóa). Bát bún được ông khoe là “từ ngày có đường cao tốc mới được dừng xe để ăn thong thả”. Ông Hùng là tài xế xe tải...

Không có Thanh Thúy vẫn cực hay

Ở những mùa giải trước đây, các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt, sau đó mới đến vòng chung kết tranh vô địch và trụ hạng. Kể từ mùa giải năm nay, giải đấu chỉ thi đấu một lượt, chia làm 2 giai đoạn. Ông Lê Trí Trường, Tổng thư ký Liên đoàn Bóng chuyền VN (VFV), cho biết với thể thức mới, số trận sẽ ít hơn, tính cạnh tranh cao hơn, hạn chế tối đa việc...

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Ảnh minh họa. (nguồn: Internet). Chính phủ vừa có Tờ trình số 767/TTr -CP đề nghị Quốc hội...

Tường minh Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Các nội dung liên quan đến Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam vừa được Bộ Giao thông – Vận tải làm rõ theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Phối cảnh đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam Làm rõ hướng tuyến dự án Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) vừa có Công văn số...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất