Powered by Techcity

Đột phá từ Chỉ thị số 40-CT/TW: Kỳ III- Khi ý Đảng hợp lòng dân


Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.

Đột phá từ Chỉ thị số 40-CT/TW: Kỳ III- Khi ý Đảng hợp lòng dân

Nhân viên Ngân hàng Chính sách xã hội giao dịch tại xã Đồng Phong (Nho Quan).

Cả hệ thống chính trị vào cuộc 

Đến hết tháng 6 năm 2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 4.039 tỷ đồng, tăng 2.383 tỷ đồng (tăng 144%) so với trước khi có Chỉ thị số 40. Điều đáng nói là trong tổng nguồn vốn này thì vốn nhận ủy thác tại địa phương tăng hơn 3.213% so với trước khi có Chỉ thị, đạt trên 407 tỷ đồng. Sự tăng trưởng ấn tượng này là kết quả của sự chuyển biến từ tư duy nhận thức đến hành động, với nhiều cách làm sáng tạo của các địa phương về tín dụng chính sách xã hội. 

Đồng chí Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn chia sẻ: Kim Sơn là huyện ven biển, dân số đông, nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh cao, nhất là nguồn vốn tín dụng từ NHCSXH. Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 40, huyện chú trọng vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong công tác tín dụng cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn, sử dụng vốn vay hiệu quả. Việc huy động nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội cũng là nhiệm vụ được địa phương quan tâm. Mặc dù ngân sách còn nhiều khó khăn nhưng hằng năm UBND huyện đều cân đối, bố trí vốn chuyển sang NHCSXH huyện để bổ sung nguồn lực cho vay, năm 2024 là 11,7 tỷ đồng, tăng 100% so với trước khi có Chỉ thị. 

Đến nay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Kim Sơn đạt khoảng 835,5 tỷ đồng, tăng 556,7 tỷ đồng so với năm 2014; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt xấp xỉ 20%, với trên 51,6 nghìn lượt khách hàng được vay vốn và hơn 16 nghìn khách hàng còn dư nợ. Thông qua hoạt động tín dụng chính sách, 10 năm qua đã có trên 6,8 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo. 

Thực tế, không chỉ có huyện Kim Sơn, bám sát nội dung của Chỉ thị số 40, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Ninh Bình đã xác định việc lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình, kế hoạch hoạt động thường xuyên. Theo đó, đã quan tâm hỗ trợ NHCSXH về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động của đơn vị trên địa bàn; cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, đáp ứng kịp thời hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. 

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội; bám sát, chỉ đạo cấp cơ sở phối hợp với Ngân hàng trong việc thực hiện các chương trình tín dụng; củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng hoạt động của các Tổ Tiết kiệm và vay vốn. Phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan lồng ghép hoạt động tín dụng với chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm và xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội. 

Công tác kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp được thực hiện thường xuyên, nhất là sau khi Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp huyện, từ đó đã nâng cao năng lực hoạt động; các chủ trương, chính sách được triển khai nhanh chóng, những khó khăn, vướng mắc được Chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp chỉ đạo giải quyết kịp thời tại cơ sở. 

Cùng với sự tận tâm, tận tụy, trách nhiệm của cán bộ và nhân viên NHCSXH không quản khó khăn, vất vả…, đúng giờ giao dịch cố định là có mặt phục vụ Nhân dân đã kết nối sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần tạo nên thành công chung của Chỉ thị số 40. 

Nguồn vốn cho vay ưu đãi thông qua NHCSXH đã khắc phục được tình trạng thiếu vốn, thiếu việc làm, ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đời sống Nhân dân được nâng lên, điều kiện kinh tế được cải thiện, ổn định trật tự an toàn xã hội, củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. 

Tô đậm thêm tính nhân văn của chính sách 

Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 trên địa bàn tỉnh, vốn tín dụng chính sách đã giải ngân cho gần 591 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, với doanh số cho vay đạt gần 12.054 tỷ đồng. Nguồn vốn góp phần giúp gần 81 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho 78.630 lao động, 83 người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn hòa nhập cộng đồng; 70.277 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; hỗ trợ gần 1.600 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mua thiết bị phục vụ học tập trực tuyến; xây dựng 348.571 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; 1.700 căn nhà cho hộ nghèo và các gia đình chính sách, đóng góp tích cực vào việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. 

Rõ ràng hiệu quả đầu tư nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ tính bằng những giá trị kinh tế đạt được mà còn là điểm tựa vững chắc cho người nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. 

Có thể khẳng định, đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân và ngày càng đi vào cuộc sống. Để phát huy hơn nữa hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội, phù hợp với bối cảnh, tình hình phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới, thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng trong tỉnh tiếp tục quan tâm quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 40. Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. 

Cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu cần phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc nắm bắt thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách xã hội; kịp thời chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng tại địa phương. Chỉ đạo thực hiện tốt việc điều tra, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình làm cơ sở thực hiện tín dụng chính sách xã hội, tạo điều kiện để các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nhanh, kịp thời nguồn vốn. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc giám sát, phản biện xã hội, nâng cao hiệu quả giám sát toàn dân đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Đẩy mạnh triển khai mở rộng cuộc vận động Vì người nghèo, xem xét gửi các quỹ, các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi vào NHCSXH nhằm bổ sung nguồn vốn. 

Các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác tập trung thực hiện đầy đủ, hiệu quả các công việc được ủy thác; hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn hiệu quả; lồng ghép việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội với các chương trình, dự án của các hội, đoàn thể. Thực hiện có hiệu quả công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, các mô hình giúp nhau vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. 

Đồng chí Phạm Đức Cường, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Ninh Bình cho biết: Ngân hàng tiếp tục duy trì và thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù. Trong đó, tập trung phát huy vai trò, trách nhiệm, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp; xây dựng đội ngũ cán bộ có uy tín, phong cách làm việc tiên tiến, hiện đại, tận tâm, tận tụy phục vụ Nhân dân với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”. 

Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp và hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ. Gắn hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ với việc nâng cao khả năng cảnh báo sớm rủi ro. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, hiện đại hóa ngân hàng, phù hợp với hoạt động đặc thù của tín dụng chính sách xã hội.

Bài, ảnh: Nguyễn Lựu



Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/dot-pha-tu-chi-thi-so-40-ct-tw-ky-iii-khi-y-dang-hop-long/d20240712075942235.htm

Cùng chủ đề

Quan tâm chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số

Triển khai đồng bộ các chính sách Với hơn 30.000 người dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, chủ yếu là người Mường (chiếm tới 96,7%), nhằm tạo điều kiện để đồng bào DTTS và vùng đồng bào DTTS phát...

Phát huy truyền thống 94 năm công tác dân vận của Đảng trong giai đoạn mới

Cách đây 94 năm, từ ngày 14/10 đến ngày 31/10/1930 tại Hương Cảng-Trung Quốc, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Nhất đã thông qua Án Nghị quyết về Công nhân vận động, Nông dân vận động, Cộng sản...

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40 CT TW

Hội nghị được kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Dự và chủ trì tại điểm cầu Ninh Bình có đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ...

Cùng tác giả

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc – NamBộ Giao thông Vận tải (GTVT) được giao trình dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong tháng 1/2025. Ảnh minh họa. Đây là một trong những chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà – Trưởng ban Ban chỉ đạo tại Thông báo số 07/TB...

Ninh Bình xây dựng Tràng An là trung tâm “Đô thị di sản thiên niên kỷ”

Khu vực di sản quần thể danh thắng Tràng An hiện có 429 di tích, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 21 di tích quốc gia và 36 di tích cấp tỉnh, được phân bố đều khắp 18 xã, phường. Đây là kinh đô đầu tiên của nhà nước Đại Cồ Việt, chứa đựng nhiều di tích lịch sử, tôn giáo nổi tiếng, các giá trị thiên nhiên và văn hóa độc đáo. Nơi đây còn là cái...

Âm vang một vùng non nước cố đô

Việc khai quật khảo cổ học tại hàng loạt di tích ở Ninh Bình đã giúp các nhà khoa học tìm thấy nhiều dấu tích người Việt cổ, nhiều đồ đá, mảnh gốm, di tích xương động vật, thực vật. Ðiều đó, tạo điều kiện cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa phác thảo bức tranh sống động về khảo cổ học; về cuộc sống của người tiền sử ở vùng đất cổ Ninh...

Đặc sản nghe tên dễ nhầm ở Ninh Bình, ăn vào mùa đông càng ngon

Ngoài những đặc sản từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi như thịt dê, cơm cháy, Ninh Bình còn có một số món ăn ngon, riêng có được đông đảo người dân địa phương yêu thích, chẳng hạn như món cá kho gáo. Thoạt đầu nghe tên món ăn này, nhiều người tưởng nhầm là dùng gáo (một dụng cụ múc nước) để kho cá, giống như kho cá bằng niêu đất. Tuy nhiên, sự thực, đây là món cá kho...

Đưa quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn Việt Nam và quốc tế

Quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An – Tam Cốc – Bích Động, thuộc phạm vi của Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận với tổng diện tích là 9.663 ha. Tính chất của khu vực lập quy hoạch là khu Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt thuộc Di sản Văn...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất