Powered by Techcity

Đoàn công tác thành viên Chính phủ làm việc tại Ninh Bình


Chiều 25/6, Đoàn công tác thành viên Chính phủ do đồng chí Trần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Ninh Bình về tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.

Đoàn công tác thành viên Chính phủ làm việc tại Ninh Bình

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn với tỉnh Ninh Bình.

Tham gia Đoàn công tác có đại diện một số bộ, ban, ngành Trung ương.

Tiếp và làm việc với Đoàn về phía tỉnh Ninh Bình có các đồng chí: Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và một số huyện, thành phố liên quan.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình đã báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu và kết quả triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Đoàn công tác thành viên Chính phủ làm việc tại Ninh Bình
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu và kết quả triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

 

Theo đó, từ đầu năm đến nay, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các đơn vị tiếp tục theo dõi sát tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; đặc biệt là những doanh nghiệp chủ lực, có đóng góp lớn vào giá trị sản xuất của ngành công nghiệp và tăng thu ngân sách địa phương. Do vậy, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh trong 6 tháng đầu năm tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng khá; tăng 8,19% so với cùng kỳ năm trước, đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và đứng thứ 6/11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng. 

Sản xuất công nghiệp đang dần phục hồi, từng bước ổn định, giá trị sản xuất đạt trên 48 nghìn tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện trong 6 tháng đầu năm đạt gần 15,4 nghìn tỷ đồng, tăng 3,3% so với cùng kỳ và đạt 46,6% kế hoạch năm. Tính đến ngày 21/6/2024, tổng số vốn giải ngân đạt trên 2.086 tỷ đồng, bằng 32,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.  

Các dự án, đặc biệt là các dự án trọng tâm, trọng điểm có sức lan tỏa cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, của vùng được triển khai đảm bảo tiến độ; một số công trình, hạng mục công trình đã được hoàn thành, cơ bản hoàn thành, sớm đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. 

Hoạt động xuất, nhập khẩu có dấu hiệu phục hồi tích cực, tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ước đạt 1.679 triệu USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ, đạt 51,7% kế hoạch năm. 

Việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế – xã hội đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đạt kết quả tốt. 

Tỉnh cũng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã trao đổi, làm rõ những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và các đề xuất, kiến nghị của tỉnh liên quan đến việc sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách địa phương; nạo vét luồng đường thủy nội địa khu vực Cửa Đáy, huyện Kim Sơn kết hợp tận thu sản phẩm cung cấp vật liệu cát phục vụ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; xây dựng phương án dừng hoạt động Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình và bổ sung dự án Nhà máy điện linh hoạt công suất 300MW tại Ninh Bình vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII; việc cho phép thống nhất áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn đơn vị hành chính đô thị có yếu tố đặc thù quy định tại Nghị quyết số 27, ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó áp dụng Điều 9a cho tất cả các địa phương “có di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận”.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ đầu năm đến nay Ninh Bình đã chủ động, tích cực, quyết tâm cao trong  thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội. Chủ động đề ra các giải pháp đồng bộ để tháo gỡ, thúc đẩy phát triển sản xuất. Điều này thể hiện Ninh Bình phát triển bền vững trên cả 3 lĩnh vực kinh tế là: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ du lịch.

Đặc biệt, trong 3 năm trở lại đây, mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng Ninh Bình vẫn có sự tăng trưởng bền vững, thể hiện rõ nét qua 2 chỉ tiêu đó là từ năm 2022, Ninh Bình trở thành 1 trong 16 địa phương tự cân đối ngân sách và có điều tiết về Trung ương. Nhờ du lịch, dịch vụ phát triển, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh xếp thứ 11 của cả nước. Phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội, tỉnh đã ban hành Nghị quyết 43/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2025, đến nay đã có gần 1.000 ngôi nhà cho hộ nghèo, hộ khó khăn được xây mới và sửa chữa.

Một số dự án giao thông lớn có tính chất quan trọng tạo động lực, dư địa cho kinh tế phát triển đang được tỉnh tích cực triển khai. Bên cạnh đó, các chỉ số đánh giá về cải cách hành chính, điều hành của chính quyền có nhiều chuyển biến tích cực. Theo công bố mới nhất, năm 2023, kết quả chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX của Ninh Bình xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố; chỉ số PCI xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố; chỉ số sự hài lòng về phục vụ hành chính SIPAS xếp thứ 28/63 tỉnh, thành phố.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng làm rõ những kiến nghị của tỉnh, mong muốn đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Đoàn công tác báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tạo điều kiện cho Ninh Bình thực thi các chính sách phát triển kinh tế – xã hội hiệu quả, bền vững.

Đoàn công tác thành viên Chính phủ làm việc tại Ninh Bình
Đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu kết luận buổi làm việc.

 

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn ghi nhận: Trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, thách thức chung, song với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tỉnh Ninh Bình đã khai thác và phát huy tốt các tiềm năng, thế mạnh để phát triển bền vững, trở thành một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm.

Chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc của tỉnh trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, thực hiện các dự án đầu tư hiện nay, đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đề nghị trong thời gian tới tỉnh tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm quốc gia, trong đó có Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng và Dự án mở rộng đường bộ cao tốc Cao Bồ – Mai Sơn. Đồng thời tiếp tục duy trì, giữ vững và nâng cao thứ hạng các chỉ số cải cách hành chính của tỉnh và quan tâm hơn nữa tới công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Ghi nhận và làm rõ thêm một số kiến nghị của tỉnh, đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành tiếp thu, tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu xem xét giải quyết, tháo gỡ kịp thời,  góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn hiện nay.

*Trước đó, đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn và Đoàn công tác thành viên Chính phủ đã đi kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh tại một số doanh nghiệp của tỉnh.

Cùng đi có các đồng chí: Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và một số huyện, thành phố liên quan.

Đoàn đã kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh tại Nhà máy xi măng Tam Điệp. Theo báo cáo của lãnh đạo doanh nghiệp: Dự án Nhà máy xi măng Tam Điệp đã đi vào hoạt động từ năm 2004. Năm 2023, doanh thu dự án đạt 1.215,9 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 26,4 triệu USD, nộp ngân sách 16,65 tỷ đồng; sử dụng 618 lao động, mức lương bình quân đạt 12 triệu đồng/người/tháng. 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu ước đạt 712,7 tỷ đồng (tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2023); giá trị xuất khẩu ước đạt 13 triệu USD, nộp ngân sách ước đạt 7,8 tỷ đồng;mức lương bình quân đạt 12 triệu đồng/người/tháng.

chính phủ
Đoàn công tác kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh tại Nhà máy xi măng Tam Điệp.

 

Với tình hình biến động chung của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước nên hiện nay Công ty đang gặp một số khó khăn về tiêu thụ sản phẩm; xuất khẩu xi măng cạnh tranh khốc liệt dẫn đến giá xuất khẩu giảm sâu; thực trạng cung vượt cầu lớn, tồn kho tăng cao; giá các nguyên liệu đầu vào tăng cao như than, điện… Tuy nhiên, giá tiêu thụ sản phẩm lại sụt giảm, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như đời sống của người lao động. 

Cũng trong buổi kiểm tra của Đoàn công tác, đại diện doanh nghiệp cũng đã kiến nghị, đề xuất một số biện pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, nhà ở nhằm tăng nhu cầu xi măng trong nước; xem xét, điều hành việc cấp xây mới, mở rộng các dây chuyền tại khu vực, vùng miền đã có mật độ dây chuyền sản xuất xi măng lớn hoặc nằm xa vùng nguyên liệu; có các giải pháp ổn định giá cả, nguồn cung vật liệu xây dựng nhằm kích cầu thị trường xi măng trong nước; tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp cận các nguồn nguyên liệu sản xuất hợp lý… 

Ngoài ra, doanh nghiệp mong muốn Chính phủ có giải pháp để doanh nghiệp được thụ hưởng các chính sách về thuế, xuất khẩu, hỗ trợ giảm lãi suất vay, hướng dẫn Công ty để thực hiện hạch toán một số tài sản gắn liền với đất đã được chuyển giao về địa phương…

Tại Nhà máy kính CFG (Công ty TNHH Kính nổi Hạ Long – CFG) thuộc Khu công nghiệp Khánh Cư, huyện Yên Khánh, Đoàn công tác thành viên Chính phủ đã kiểm tra thực tế sản xuất và nghe báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 

Đoàn công tác thành viên Chính phủ làm việc tại Ninh Bình
Đoàn công tác kiểm tra tình hình hoạt động tại Nhà máy kính CFG.

 

Theo đó, Dự án đã đi vào hoạt động từ năm 2017. Năm 2023, doanh thu dự án đạt 2.495 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 4,2 triệu USD, nộp ngân sách 21,15 tỷ đồng; sử dụng 836 lao động, mức lương bình quân đạt 8,7 triệu đồng/người/tháng. 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu ước đạt 1.208 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023; nộp ngân sách ước đạt 26,3 tỷ đồng. 

Công ty đang gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, chi phí sản xuất tăng, giá thành các nguyên liệu đầu vào sản xuất cao. Ngoài ra, sản phẩm kính sản xuất trong nước phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm kính nhập khẩu, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á (thuế suất 0%) và Việt Nam không có hàng rào kỹ thuật để giảm sự cạnh tranh của nước ngoài. 

Doanh nghiệp mong muốn Đoàn công tác và UBND tỉnh Ninh Bình xem xét, sớm có biện pháp và phương án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ có những chính sách kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định sản xuất, kinh doanh và đời sống người lao động. 

Sau khi kiểm tra thực tế tại 2 doanh nghiệp đại diện cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh Ninh Bình, đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã đánh giá cao sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh cũng như đảm bảo đời sống ổn định của người lao động. Tuy nhiên, qua nắm bắt thực tế, đồng chí cũng nhận thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân do khách quan ảnh hưởng bởi thị trường trong và ngoài nước. 

Đồng chí mong rằng các doanh nghiệp tiếp tục đoàn kết, nỗ lực hơn nữa để có phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, mở rộng thị trưởng tiêu thụ. 

Đối với những kiến nghị của doanh nghiệp, đồng chí Bộ trưởng ghi nhận và sẽ báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để có giải pháp tổng thể tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên cả nước nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu và vật liệu xây dựng nói riêng. 

Nguyễn Thơm – Anh Tuấn



Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/doan-cong-tac-thanh-vien-chinh-phu-lam-viec-tai-ninh-binh/d20240625164138961.htm

Cùng chủ đề

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Toàn cảnh buổi gặp gỡ báo chí về Giải Golf Di sản lần thứ nhất – Ninh Bình năm 2024. (Ảnh: Gia Thành) Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình và Công ty Cổ phần truyền thông đối ngoại Việt Nam chủ trì, phối hợp với Báo Văn hóa, Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam tổ chức. Giải Golf di sản lần thứ nhất là hoạt động thiết thực chào mừng và hưởng ứng Ngày...

Ninh Bình, Sơn La có tân giám đốc công an tỉnh

Chiều ngày 4/11/2024, tại Công an tỉnh Ninh Bình, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình đối với Đại tá Đinh Việt Dũng. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo...

Phát triển Văn hóa ẩm thực Du lịch bền vững

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình Dương Thị Thanh cho biết, du lịch ẩm thực đang dần trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành du lịch của Ninh Bình, do là một trong những điểm đến nổi bật nhờ nền ẩm thực phong phú, đa dạng và đặc trưng với nhiều món ăn nổi tiếng, chứa đựng chiều sâu văn hóa, đậm nét truyền thống của vùng đất Cố...

Ninh Bình tổ chức Lễ hội khinh khí cầu với sự tham gia của các phi công nước ngoài

Đồng chí Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội cho biết: Tính từ thời điểm Quần thể danh thắng Tràng An được vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên...

Cùng tác giả

Thị trường đi ngang, giao dịch quanh mốc 61,8.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 10/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

Trực tiếp bóng đá Trẻ TP.HCM vs Bình Phước giải hạng Nhất Quốc gia 2024/2025

Trẻ TP.HCM Tỉ số Bình Phước   Ghi bàn   *Nhận định bóng đá Trẻ TP.HCM vs Bình Phước Tâm điểm của loạt đấu sớm vòng 3 giải hạng Nhất Quốc gia 2024/2025 là cuộc đọ sức trên sân Thống Nhất giữa Trẻ TP.HCM và Bình Phước. Hai đội từng gặp nhau ở vòng loại cúp Quốc gia và nhanh chóng có màn tái đấu chỉ sau đó 3 tuần. Nguyễn Công Phượng và đồng đội quyết tâm có được chiến thắng để bám đuổi đội...

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Toàn cảnh buổi gặp gỡ báo chí về Giải Golf Di sản lần thứ nhất – Ninh Bình năm 2024. (Ảnh: Gia Thành) Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình và Công ty Cổ phần truyền thông đối ngoại Việt Nam chủ trì, phối hợp với Báo Văn hóa, Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam tổ chức. Giải Golf di sản lần thứ nhất là hoạt động thiết thực chào mừng và hưởng ứng Ngày...

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024: Tăng 1.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 9/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

Nhận định bóng đá Trẻ TP.HCM vs Bình Phước: Công Phượng lại ghi bàn?

Tâm điểm của loạt đấu sớm vòng 3 giải hạng Nhất Quốc gia 2024/2025 là cuộc đọ sức trên sân Thống Nhất giữa Trẻ TP.HCM và Bình Phước. Hai đội từng gặp nhau ở vòng loại cúp Quốc gia và nhanh chóng có màn tái đấu chỉ sau đó 3 tuần. Nguyễn Công Phượng và đồng đội quyết tâm có được chiến thắng để bám đuổi đội đầu bảng Phù Đổng Ninh Bình. Nhận định Trẻ TP.HCM vs Bình Phước Với...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất