Powered by Techcity

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV Đại biểu Quốc hội tỉnh đề xuất giải pháp kích cầu tiêu dùng


Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ngày 29/5, các đại biểu thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách Nhà nước và nhiều nội dung quan trọng khác.

Phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Truyền hình Quốc hội Việt Nam để Nhân dân và cử tri theo dõi. Dự khán phiên họp còn có 58 đại biểu là Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, lãnh đạo các Ban của HĐND của 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng chí Hoàng Văn Kiên, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình và đại biểu Ban Kinh tế- Ngân sách (HĐND tỉnh) dự khán phiên họp.

Tại phiên họp, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023. 

Phát biểu thảo luận tại hội trường trong phiên họp buổi chiều, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh nhất trí với báo cáo tình hình kinh tế – xã hội của Chính phủ và đánh giá cao báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hôi. Theo đại biểu, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song tăng trưởng GDP và quy mô kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phục hồi sau dịch Covid-19 vẫn đạt những con số ấn tượng.Tăng trưởng GDP giai đoạn 2022-2024 ước đạt khoảng 6-6,5%, gấp 2 lần tăng trưởng GDP bình quân thế giới và thuộc Top 15 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới;Quy mô kinh tế năm 2023 đạt hơn 435 tỷ USD, đứng thứ 35/195 thế giới và 3/10 nước ASEAN, cùng với đó môi trường kinh doanh được cải thiện và các cân đối vĩ mô lớn được bảo đảm…

Theo đại biểu Trần Thị Hồng Thanh, nếu nhìn sâu hơn vào mức độ đóng góp của các động lực tăng trưởng, thì tiêu dùng bao gồm tiêu dùng của Nhà nước và tiêu dùng của dân cư đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, tuy nhiên chi tiêu Nhà nước và tiêu dùng tư nhân vẫn còn nhiều điều đáng bàn.

Với chi tiêu công, trong khi đầu tư công đang được thúc đẩy và có nhiều kết quả tích cực thì giải ngân các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 43 ngày 11/1/2022 của Quốc hội cho phục hồi kinh tế kết quả còn hạn chế, trong đó nhiều cấu phần có tỷ lệ giải ngân thấp. “Sự chậm trễ này khiến khả năng lan tỏa, ý nghĩa của chi tiêu công giảm đáng kể, đặt ra vấn đề ở khâu “thực thi” luôn là điều khiến chúng ta băn khoăn”- đại biểu Trần Thị Hồng Thanh nhấn mạnh.

Trong khi đó, tiêu dùng tư nhân, sức cầu tiêu dùng dù có nhiều tín hiệu phục hồi song còn khá yếu, tăng trưởng của tiêu dùng tư nhân ước chỉ tăng 5,2-5,5% trong giai đoạn 2022-2024, thấp hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế; đóng góp của tiêu dùng tư nhân vào GDP có xu hướng giảm (từ mức khoảng 62-65% giai đoạn 2016-2019 xuống mức 41% năm 2023 và 57% trong Quý I/2024)…

Từ thực tế trên, để thúc đẩy kinh tế tăng tốc phục hồi, đại biểu đề nghị Chính phủ cần đặc biệt quan tâm thực hiện các giải pháp kích cầu tiêu dùng, từ đó tạo chuyển biến rõ nét sức cầu tiêu dùng, cả chi tiêu công hợp lý và tiêu dùng tư nhân. 

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV Đại biểu Quốc hội tỉnh đề xuất giải phápkích cầu tiêu dùng
Đồng chí Hoàng Văn Kiên, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình và đại biểu Ban Kinh tế- Ngân sách (HĐND tỉnh) dự khán phiên họp.

 

Theo đó, đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục sớm xem xét các chính sách miễn, giãn, giảm thuế, phí cho doanh nghiệp và người dân (tương tự như năm 2023), trong đó có việc giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2024, giảm phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước (vừa là kích cầu tiêu dùng, vừa tăng doanh thu bán hàng, qua đó tăng thu thuế); đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, đầu tư khoa học công nghệ, nghiên cứu và đào tạo phục vụ sản xuất chip bán dẫn, chuyển đổi năng lượng…

Đối với các cấu phần có tỷ lệ giải ngân thấp trong Chương trình phục hồi nên sớm nghiên cứu có phương án cụ thể về việc điều chuyển các cấu phần còn lại này sang hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, sản xuất chíp, phát triển thị trường tín chỉ các bon, nhà ở xã hội, phát triển du lịch bền vững. Cùng với đó, có chính sách, giải pháp kích cầu tín dụng tiêu dùng một cách hợp lý để vừa kích cầu tiêu dùng cá nhân, vừa giảm tín dụng đen.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, kích cầu đầu tư tư nhân, tăng niềm tin của doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo sâu sát hơn các bộ, ngành, địa phương trong việc thực thi Nghị quyết 02 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam để có bước đột phá. Cùng với đó, nên nghiên cứu đề xuất luật hóa việc bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung…

Bày tỏ băn khoăn khi 4 tháng đầu năm 2024, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lại nhiều hơn số doanh nghiệp gia nhập thị trường, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh đề nghị Chính phủ có đánh giá cụ thể hơn về tình hình doanh nghiệp để có giải pháp ứng phó phù hợp, cải thiện thực chất số liệu này. Cần đánh giá về các chỉ số như đổi mới sáng tạo, cơ sở hạ tầng (trong đó có hạ tầng số), chất lượng môi trường,quy mô chính xác của kinh tế số, kinh tế xanh…để có quyết sách cải thiện mạnh mẽ, phù hợp hơn, tốt hơn.

Để phát huy vai trò của các đầu tàu kinh tế trong phát triển tiêu dùng, đại biểu đề nghị cùng với việc hoàn thiện, ban hành các quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội vùng, địa phương và các cơ chế, chính sách đặc thù cho một số địa phương, Chính phủ cần quan tâm hơn đến việc thực thi hiệu quả các cơ chế, chính sách liên kết vùng và cơ chế đặc thù theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị. Qua đó phát huy tốt hơn vai trò của các đầu tàu kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm, các địa bàn tiềm năng, tăng khả năng dẫn dắt, lan tỏa với các vùng, địa bàn khác trong việc tiên phong phát triển tiêu dùng và đầu tư tư nhân.

Trong phiên thảo luận, các Bộ trưởng, trưởng ngành đã giải trình làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Minh Ngọc-Thanh Thủy



Nguồn

Cùng chủ đề

Ninh Bình lập kỷ lục đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế

Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt khách quốc tế, chiếm gần 7% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt du khách quốc tế. Ảnh: Nguyễn Trường Ông Bùi Văn Mạnh - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, năm 2024, Ninh Bình đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa đạt 6,6...

Phó Chủ tịch Quốc hội: Tinh gọn bộ máy là đòi hỏi tất yếu khách quan

Ngày 9/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Nho Quan sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tại buổi tiếp xúc, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình thông tin tới cử tri kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Kỳ họp hoàn thành toàn bộ nội...

Dấu ấn Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024

Thành công của Festival Ninh Bình 2024 mở ra hướng đi mới mang chiều sâu văn hóa, lịch sử cần có của lễ hội. Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản” được tổ chức với quy mô quốc tế từ ngày 24.11 đến ngày 30.11, với nhiều hoạt động nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới độc đáo về lịch sử thông qua ngôn ngữ của...

Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ

Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần ThơTheo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ là loại hình đường sắt thường, đang được triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, dự kiến đầu tư trước năm 2030. Ảnh minh họa. Chính phủ vừa có báo cáo số 815/BC – CP gửi Quốc hội để giải...

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Ninh Bình qua những tà áo dài

Tối 23/11, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mốt tổ chức chương trình trình diễn thời trang "Ninh Bình - Áo dài trên con đường di sản". Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”. Bộ sưu tập áo dài với chủ đề Kiến trúc cổ Hoa Lư. Tại chương trình, Ban tổ chức...

Cùng tác giả

Ninh Bình kỳ vọng trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực châu Á

Không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh đẹp, Ninh Bình còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa – lịch sử, là điểm đến hấp dẫn và là hình mẫu phát triển du lịch bền vững. Tràng An luôn là điểm đến thu hút du khách. Ảnh: Nguyễn Đăng Hào Chính sách đột phá hỗ trợ phát triển du lịch Xác định tiếp tục tập trung...

Nam Định phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm

Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định định hướng: Phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm, phấn đấu đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, là điểm đến an toàn, hấp dẫn của Vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Bộ. Xây dựng và từng bước khẳng định một số thương hiệu đặc thù của Nam Định; Tập...

Cựu tuyển thủ Lê Sỹ Mạnh đánh trọng tài khiến dân mạng phẫn nộ

video-element" data-id="1fOooKc_b_aVCjwRYiy8Jzp2jga_b_ca_b_c"> Cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh hành hung trọng tài ở trận đấu phong trào. Đoạn video cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh hành hung trọng tài gây xôn xao trên mạng xã hội. Đây là hình ảnh từ trận đấu thuộc một giải bóng đá phong trào diễn ra tại TP.HCM, được phát trực tiếp trên mạng xã hội. Dân mạng dễ dàng nhận ra cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh trong video. Anh từng là tiền đạo nổi...

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Cùng chuyên mục

Ninh Bình kỳ vọng trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực châu Á

Không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh đẹp, Ninh Bình còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa – lịch sử, là điểm đến hấp dẫn và là hình mẫu phát triển du lịch bền vững. Tràng An luôn là điểm đến thu hút du khách. Ảnh: Nguyễn Đăng Hào Chính sách đột phá hỗ trợ phát triển du lịch Xác định tiếp tục tập trung...

Nam Định phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm

Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định định hướng: Phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm, phấn đấu đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, là điểm đến an toàn, hấp dẫn của Vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Bộ. Xây dựng và từng bước khẳng định một số thương hiệu đặc thù của Nam Định; Tập...

Cựu tuyển thủ Lê Sỹ Mạnh đánh trọng tài khiến dân mạng phẫn nộ

video-element" data-id="1fOooKc_b_aVCjwRYiy8Jzp2jga_b_ca_b_c"> Cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh hành hung trọng tài ở trận đấu phong trào. Đoạn video cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh hành hung trọng tài gây xôn xao trên mạng xã hội. Đây là hình ảnh từ trận đấu thuộc một giải bóng đá phong trào diễn ra tại TP.HCM, được phát trực tiếp trên mạng xã hội. Dân mạng dễ dàng nhận ra cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh trong video. Anh từng là tiền đạo nổi...

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Cứu 14 thuyền viên tàu hàng gặp nạn trên biển

Sáng 21-12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn (thuộc Bộ Đội biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe các thuyền viên này đều ổn định. Cùng ngày, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiến hành các thủ tục tiếp nhận, xử lý...

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

 Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra phát biểu tại buổi làm việc.  Tại buổi làm việc, đại diện Đoàn kiểm tra đã thông báo tóm tắt Báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII...

Chìm tàu hàng tại Bình Định, trong tàu đang có bao nhiêu dầu diesel và clinke?

Ngày 21/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bình Định) cho biết, đã phối hợp với Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn tổ chức tiếp nhận 14 thuyền viên bị sự cố chìm tàu ở vùng biển tỉnh Bình Định. Vào lúc đêm 20/12, Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn đã tiếp nhận thông tin từ Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn về việc tàu Hoa Lư 02 (thuộc Công ty TNHH vận tải và thương...

Đồng loạt giữ giá trên cả nước

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (21/12/2024) tại khu vực miền Bắc không ghi nhận sự tăng giá ở các tỉnh thành. Hà Nội, Thái Bình có giá cao nhất cả nước với 67.000 đồng/kg. Hiện giá heo hơi tại khu vực này đang có giá dao động từ 65.000 – 67.000 đồng/kg. Hầu hết các tỉnh, thành phố còn lại trong khu vực giao dịch ở mức 66.000 đồng/kg, ngoại trừ Yên Bái, Lào Cai và Ninh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất