Powered by Techcity

Gia Viễn đẩy nhanh thu hoạch lúa ngoài đê tránh lũ tiểu mãn


Vụ đông xuân có thời tiết khá thuận lợi nên lúa ngoài đê Hoàng Long ở huyện Gia Viễn cho năng suất cao hơn nhiều vụ. Với phương châm “Xanh nhà hơn già đồng”, các xã có diện tích lúa đã chín đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, vì thường niên, chỉ khoảng 5 ngày nữa là lũ tiểu mãn sẽ tràn về.

Đồng chí Đinh Anh Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gia Viễn cho biết: Vụ này, toàn huyện Gia Viễn gieo cấy 5.941 ha lúa vụ đông xuân,diện tích lúa ngoài đê Hoàng Long khoảng 640 ha, chiếm gần 11%. Hầu hết các địa phương có diện tích lúa ngoài đê, nhiều vùng trũng được nông dân cấy bằng mạ dược.  

Được biết, đây là vụ sản xuất chính (1 vụ) trong năm của huyện Gia Viễn, mang lại giá trị thu nhập cao cho bà con nông dân, nên toàn huyện chỉ đạo cấy trong khung thời vụ tốt nhất. Vì thế vụ đông xuân này, nhất là diện tích lúa xuân sớm ngoài đê Hoàng Long, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, HTX nông nghiệp tranh thủ thời tiết, cấy trong khung thời vụ tốt nhất, chăm bón sớm nên lúa sinh trưởng, phát triển khá tốt. Nhiều xã, HTX tổ chức cho xã viên cấy đồng trà, để khi lúa chín đồng loạt đảm bảo đưa máy gặt xuống đồng thu hoạch nhanh gọn, hạn chế chuột cắn phá ở cuối vụ.

Lúa
Diện tích bằng phẳng, nông dân đưa máy xuống tuốt lúa tại ruộng.

 

Bắt đầu từ ngày 10/5, nông dân các địa phương nơi đây đã bước vào thu hoạch nhanh lúa đông xuân sớm ngoài đê. Điển hình là xã Gia Hưng, địa phương có diện tích lúa đông xuân sớm được cấy ngoài đê là 193 ha, chiếm 56% diện tích gieo cấy toàn xã. Đến nay, 2 HTX của xã Gia Hưng là HTX Đô Lương và HTX Hoa Tiên đã thu hoạch xong khoảng 40% diện tích lúa ngoài đê. Sơ bộ đánh giá năng suất bình quân ước đạt  230kg/sào, bình quân tăng gần 30kg/sào so với vụ trước. Xã Gia Hưng dự kiến khoảng 25/5 sẽ tiến hành thu hoạch diện tích lúa trong đồng.

Trên các thửa ruộng lúa đã chín, không khí sôi nổi xuống đồng thu hoạch lúa ngoài đê diễn ra từ rất sớm. Hôm nay, gia đình bà Nguyễn Thị Reo ở thôn Đồng Tiến, xã Gia Tiến huy động thêm nhân lực về gặt lúa đã chín. Bà Reo vui vẻ cho biết: “Toàn bộ nhân lực được đốc thúc ra đồng từ rất sớm thu hoạch nhanh, bở vì mấy ngày tới, lũ tiểu mãn có thể tràn về bất cứ lúc nào. Buổi sáng nay, gia đình tôi có 5 người tập trung gặt nhanh 2 sào lúa đã chín”.

Lúa
Gia đình bà Nguyễn Thị Reo ở thôn Đồng Tiến, xã Gia Tiến huy động thêm nhân lực về gặt diện tích lúa đã chín.

 

Cũng như gia đình bà Reo, thời điểm này, các hộ nông dân có diện tích lúa ngoài đê Hoàng Long đã chín vàng, ưu tiên số một là dành toàn bộ “thời gian, nhân lực” xuống đồng gặt nhanh gọn lúa. Trao đổi với lãnh đạo một số địa phương: Gia Thịnh, Gia Lạc, Gia Trung, Gia Tiến, chúng tôi được biết ở các địa phương này phần diện tích lúa ngoài đê chỉ cấy duy nhất ở vụ xuân sớm.

Chưa đến 9 giờ, nhiều hộ nông dân đã có lúa chở về nhà để phơi phóng. Những chân ruộng cao ráo, nền đất cứng,  hầu hết các gia đình đều thuê mượn máy gặt. Còn ở diện tích trũng, nước lội bì bõm,các gia đình huy động đổi công, tăng cường nhân lực thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa đã chín.

Vì nền đất ruộng trũng và cây lúa đổ rạp mặt ruộng nên không thể đưa máy gặt xuống được nên một số gia đình ở thôn Hoàng Long, xã Gia Trung thuê mượn thêm nhân lực về gặt tay diện tích lúa đã chín. Ngừng tay liềm, một bác nông dân vui vẻ: Đây là diện tích cấy lúa ngoài đê. Vì vậy, khi lúa chín là phải gặt ngay. Phần đất bãi này ở giữa sông Hoàng Long nên đã xuống đồng là phải có lực lượng hùng hậu để đủ sức không chỉ “gặt tránh nắng”, mà còn “gặt tránh lũ”. Buổi sáng, cứ gặt ngả, gọn gồi, gọn đống phơi qua trưa cho ráo bông lúa. Buổi chiều, gia đình tăng cường thêm nhân lực, gặt hết phần diện tích, khi ấy mới kéo toàn bộ lúa đã gặt lên bờ, thuê máy tuốt ngay tại chân đê và chỉ mang thóc về nhà…

Lúa
Xã viên HTX Kính Chúc tận dụng mặt đê phơi thóc.

 

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện và nhận xét của một số nông dân, vụ đông xuân này, nhìn chung lúa ngoài đê của huyện Gia Viễn cho năng suất tốt,  tương đương vụ trước. Một phần do nhiều địa phương tăng diện tích cấy tay,thời tiết thuận lợi, lượng phù sa mầu mỡ bồi lắng nhiều, đồng thời sâu bệnh cũng ít hơn.

Để bảo vệ diện tích lúa đã cấy, Ban quản trị các HTX đã đẩy mạnh tuyên truyền và huy động toàn dân tham gia diệt chuột, đôn đốc quyết liệt để diệt chuột sớm ngay từ đầu mỗi vụ sản xuất. Nhiều Ban quản trị HTX đã thành lập tổ diệt chuột. Tổ diệt chuột này ký cam kết với Ban quản trị HTX đảm bảo diện tích lúa cấy của các xã viên không bị các đối tượng sâu bệnh, dịch hại cắn phá.

Lúa chín vàng, cho năng suất cao là động lực thôi thúc nông dân huy động nhân lực, máy móc thu hoạch nhanh gọn lúa ngoài đê. Đến ngày 13/5, huyện Gia Viễn đã thu hoạch khoảng 30% diện tích lúa ngoài đê, năng suất ước đạt 64,5 tạ/ha. 

Hiện nay, các xã Gia Hưng, Gia Phú, Gia Thịnh, Gia Trung đã gặt được từ 30-50% diện tích lúa chín ngoài đê. Dự kiến đến ngày 20/5, toàn huyện sẽ gặt xong toàn bộ diện tích lúa ngoài đê.

Bài, ảnh: Minh Đường



Nguồn

Cùng chủ đề

Tích cực thực hiện chính sách BHYT học sinh sinh viên

Bị bệnh lý hẹp van tim từ nhỏ nên hành trình chữa bệnh của Vũ Việt Bách (học sinh lớp 10A5, Trường THPT Gia Viễn B) và gia đình hết sức vất vả. Trong hành trình ấy, gia đình...

Thủ tướng kể về quyết định sống còn để giữ đập Thác Bà, đê Hoàng Long

Điều này được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ khi phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi), sáng 28/9. Bão lũ làm 344 người chết và mất tích, gần 2.000 người bị thương Khái quát lại cơn bão số 3, Thủ tướng nhấn mạnh một số đặc điểm như bão liên tục tăng cấp độ rất nhanh...

Cùng tác giả

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Cứu 14 thuyền viên tàu hàng gặp nạn trên biển

Sáng 21-12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn (thuộc Bộ Đội biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe các thuyền viên này đều ổn định. Cùng ngày, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiến hành các thủ tục tiếp nhận, xử lý...

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

 Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra phát biểu tại buổi làm việc.  Tại buổi làm việc, đại diện Đoàn kiểm tra đã thông báo tóm tắt Báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất