Powered by Techcity

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng lần thứ ba

 

Cùng dự có các đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương; các chuyên gia, nhà khoa học.

Theo chương trình, Hội nghị công bố Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 8/2/2023 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị; tình hình triển khai một số dự án quan trọng, liên kết vùng; thảo luận Kế hoạch điều phối liên kết vùng năm 2024; báo cáo rà soát các cơ chế, chính sách đặc thù của vùng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Theo đó, quan điểm phát triển vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, là động lực phát triển hàng đầu, có vai trò dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững. Phát triển vùng phải phát huy vai trò và khai thác hiệu quả các thế mạnh về địa chính trị, địa kinh tế, điều kiện tự nhiên và các giá trị văn hóa, lịch sử; các hành lang, vành đai kinh tế, cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế, hệ thống đô thị.

Phát triển và cơ cấu lại kinh tế vùng phải dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của vùng; phải phát huy hiệu quả các trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ, các trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu quốc gia để chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp và dịch vụ hiện đại, nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn, bảo đảm vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái dẫn đầu cả nước. 

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm tổ chức không gian hợp lý, hiệu quả, thống nhất, liên kết nội vùng, liên vùng, khu vực và quốc tế, phát huy tối đa những lợi thế của vùng và tác động lan tỏa của các vùng động lực, cực tăng trưởng, các hành lang kinh tế và các cảng quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng lần thứ ba
Quang cảnh hội nghị.

 

Tầm nhìn đến năm 2050, đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái, thu nhập cao; là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới; trung tâm hàng đầu của cả nước về văn hóa, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các ngành công nghiệp phát triển với công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp mới, công nghệ cao và chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo.

Hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả cao. Phát triển hệ thống đô thị vùng theo hướng xanh, thông minh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có môi trường và chất lượng sống đô thị cao, có vai trò, vị thế xứng đáng trong mạng lưới đô thị châu Á-Thái Bình Dương. Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa, tiêu biểu cho cả nước; ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Theo quy hoạch vừa được phê duyệt, tổ chức các hoạt động kinh tế-xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng (phía bắc sông Hồng và phía nam sông Hồng) với 1 vùng động lực quốc gia (bao gồm thành phố Hà Nội và các địa bàn cấp huyện dọc theo trục quốc lộ 5 và quốc lộ 18 qua các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh), 4 cực tăng trưởng (gồm Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng) và 5 hành lang kinh tế (2 hành lang kết nối quốc tế; 3 hành lang kết nối vùng).

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng lần thứ ba
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị.

 

Tiểu vùng phía bắc gồm 7 tỉnh và thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Phát triển tiểu vùng phía Bắc gắn chặt với phát triển vùng Thủ đô Hà Nội. Tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao, đặc biệt là công nghiệp cơ điện tử, chíp bán dẫn, sản phẩm công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, sản xuất robot. Phát triển dịch vụ, thương mại, tài chính-ngân hàng, dịch vụ vận tải-logistics, du lịch tầm quốc tế; dẫn đầu cả nước về giáo dục và đào tạo, khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo, văn hóa và thể dục thể thao, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, an ninh và trật tự xã hội, củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân.

Tiểu vùng phía nam gồm 4 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình: Phát triển các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế; phát triển các ngành nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn; công nghiệp bảo quản, chế biến nông sản, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, tâm linh gắn với bảo vệ môi trường; phát triển một số lĩnh vực dịch vụ như vận tải, kho bãi và nhất là dịch vụ du lịch kết nối với tiểu vùng Bắc Trung Bộ. Bảo vệ tốt môi trường sinh thái vùng bờ và các nguồn lợi thủy, hải sản; bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng phòng hộ ven biển.

Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, sau khi có Nghị quyết 30-NQ/TW, tư duy, phương pháp luận và các tiếp cận thực hiện Nghị quyết có cải tiến, thay đổi hơn so trước đây: chúng ta đã thành lập Hội đồng điều phối vùng, ban hành ngay Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW. Hội đồng điều phối vùng đã hoạt động thực sự. Dựa trên Nghị quyết 30, chúng ta xây dựng các chương trình, nhiệm vụ cụ thể trong Chương trình hành động; mỗi phiên họp lại rà soát các nhiệm vụ cụ thể và định hướng các nhiệm vụ sau đó.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng lần thứ ba
Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông phát biểu ý kiến.

 

Hội nghị này đánh giá sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW, những gì làm được, chưa làm được, những gì phải tiếp tục làm; từ sau Hội nghị Hội đồng lần thứ 2 đến nay, chúng ta tiến thêm một bước đã phê duyệt được Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng. Thủ tướng biểu dương Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã rất nỗ lực hoàn thành Quy hoạch; công việc đã làm và kết quả là rất cụ thể, không hình thức. Chính phủ đã có Chương trình hành động, triển khai tích cực, có sơ kết, đánh giá và xây dựng Quy hoạch theo Luật Quy hoạch với tinh thần rất nghiêm túc. Bộ Kế hoạch và Đầu tư rất trách nhiệm, làm việc ngày đêm; Hội đồng thẩm định hết sức trách nhiệm vì sự phát triển chung của đất nước.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu có thêm các ý kiến sau khi công bố Quy hoạch nhằm cụ thể hóa tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu tại Nghị quyết phát triển vùng thành Chương trình hành động và Quy hoạch; cụ thể hóa phương hướng, bố trí không gian phát triển vùng. Hiện nay, chúng ta đã hoàn thành cả 6 Quy hoạch vùng; triển khai các dự án mang tính kết nối, quan trọng giữa các tỉnh trong vùng, liên kết vùng, liên kết ngành, đẩy nhanh thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm đột phá chiến lược nhằm phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; xác định rõ, huy động và phân bổ nguồn lực để thực hiện.

Thủ tướng mong các đại biểu góp ý Báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW, làm sâu sắc hơn các giải pháp thực hiện Quy hoạch; nêu các vấn đề khó, thách thức chủ yếu của vùng, cần bổ sung hoàn thiện vấn đề gì? Đặc biệt là thể chế, cơ chế, chính sách, nguồn lực để thực hiện. Thể chế là vấn đề rất quan trọng, thể chế chính là động lực, nguồn lực, là 1 trong 3 đột phá chiến lược phải thực hiện; các nhiệm vụ trọng tâm cụ thể cần giao các bộ, ngành địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng để thực hiện Quy hoạch vùng với hiệu quả cao nhất theo Nghị quyết 30; các vấn đề đặt ra trong công tác đặt ra trong công tác điều phối vùng hiện nay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng lần thứ ba
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng.

 

Thủ tướng đề nghị các đại biểu đi thẳng vào vấn đề, ngắn gọn; nêu thẳng cần tập trung những vấn đề gì đặt trong tổng thể Nghị quyết 30, Chương trình hành động của Chính phủ với tinh thần dễ làm trước, khó làm sau, đi từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, vừa có tính trước mắt, vừa có tính lâu dài; làm việc nào chắc việc đó, cái gì đã chắc, đã rõ thì làm, không cầu toàn, không nóng vội; đưa ra cái gì thì phải làm bằng được.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng.

(Báo Nhân dân điện tử)



Nguồn

Cùng chủ đề

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông HồngPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1131/QĐ-TTg ngày 9/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch chú trọng phát triển các đô thị hai bên bờ sông Hồng và các sông lớn trong vùng, đáp ứng yêu cầu thoát lũ, phòng, chống thiên tai, khai...

Thủ tướng kể về quyết định sống còn để giữ đập Thác Bà, đê Hoàng Long

Điều này được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ khi phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi), sáng 28/9. Bão lũ làm 344 người chết và mất tích, gần 2.000 người bị thương Khái quát lại cơn bão số 3, Thủ tướng nhấn mạnh một số đặc điểm như bão liên tục tăng cấp độ rất nhanh...

Thủ tướng yêu cầu bí thư, chủ tịch tỉnh hoãn họp để ứng phó với bão số 3

Ngày 5/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành công điện chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024. Công điện gửi bí thư, chủ tịch 35 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thành tập đoàn mạnh

  Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải phát triển Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thành tập đoàn mạnh – Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng tham dự sự kiện có các đồng chí: Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương Nguyễn Long Hải,...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40 CT TW

Hội nghị được kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Dự và chủ trì tại điểm cầu Ninh Bình có đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ...

Cùng tác giả

Các tác phẩm đoạt giải Liên hoan ảnh nghệ thuật Khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 26 năm 2024

(NADS) – Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam xin giới thiệu các tác phẩm đoạt giải Liên hoan Ảnh nghệ thuật Khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 26 năm 2024 với chủ đề “Văn hóa Đồng bằng sông Hồng – Nơi hội tụ và phát triển”. Với chủ đề “Văn hóa đồng bằng sông Hồng – Nơi hội tụ và phát triển” Liên hoan đã thu hút 1.486 ảnh đơn và 130 bộ ảnh của 281 tác giả thuộc...

Nhận định bóng đá Bình Phước vs Bà Rịa Vũng Tàu: Công Phượng cần bàn thắng

Vòng 4 giải hạng Nhất Quốc gia 2024/2025 chứng kiến cuộc đọ sức đáng chú ý giữa Trường Tươi Bình Phước và Bà Rịa Vũng Tàu. Đây có thể xem là thử thách lớn nhất với thầy trò HLV Nguyễn Anh Đức kể từ đầu giải. Đội chủ nhà vẫn rất cần chiến thắng để bám đuổi đội đầu bảng Phù Đổng Ninh Bình. Trong khi đó, Công Phượng nóng lòng ghi bàn với tham vọng giành suất dự...

Kỳ vọng đường cao tốc đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

“Tôi nhớ từng gờ cầu, từng ổ voi trên quốc lộ 1. Chuyến nào chở hàng dễ vỡ, phải đi rón rén khổ lắm”, ông Nguyễn Đức Hùng nói trong lúc thưởng thức bát bún bò tại một cửa hàng gần nút giao Nghi Sơn (cao tốc Bắc – Nam qua Thanh Hóa). Bát bún được ông khoe là “từ ngày có đường cao tốc mới được dừng xe để ăn thong thả”. Ông Hùng là tài xế xe tải...

Không có Thanh Thúy vẫn cực hay

Ở những mùa giải trước đây, các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt, sau đó mới đến vòng chung kết tranh vô địch và trụ hạng. Kể từ mùa giải năm nay, giải đấu chỉ thi đấu một lượt, chia làm 2 giai đoạn. Ông Lê Trí Trường, Tổng thư ký Liên đoàn Bóng chuyền VN (VFV), cho biết với thể thức mới, số trận sẽ ít hơn, tính cạnh tranh cao hơn, hạn chế tối đa việc...

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Ảnh minh họa. (nguồn: Internet). Chính phủ vừa có Tờ trình số 767/TTr -CP đề nghị Quốc hội...

Cùng chuyên mục

Các tác phẩm đoạt giải Liên hoan ảnh nghệ thuật Khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 26 năm 2024

(NADS) – Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam xin giới thiệu các tác phẩm đoạt giải Liên hoan Ảnh nghệ thuật Khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 26 năm 2024 với chủ đề “Văn hóa Đồng bằng sông Hồng – Nơi hội tụ và phát triển”. Với chủ đề “Văn hóa đồng bằng sông Hồng – Nơi hội tụ và phát triển” Liên hoan đã thu hút 1.486 ảnh đơn và 130 bộ ảnh của 281 tác giả thuộc...

Nhận định bóng đá Bình Phước vs Bà Rịa Vũng Tàu: Công Phượng cần bàn thắng

Vòng 4 giải hạng Nhất Quốc gia 2024/2025 chứng kiến cuộc đọ sức đáng chú ý giữa Trường Tươi Bình Phước và Bà Rịa Vũng Tàu. Đây có thể xem là thử thách lớn nhất với thầy trò HLV Nguyễn Anh Đức kể từ đầu giải. Đội chủ nhà vẫn rất cần chiến thắng để bám đuổi đội đầu bảng Phù Đổng Ninh Bình. Trong khi đó, Công Phượng nóng lòng ghi bàn với tham vọng giành suất dự...

Kỳ vọng đường cao tốc đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

“Tôi nhớ từng gờ cầu, từng ổ voi trên quốc lộ 1. Chuyến nào chở hàng dễ vỡ, phải đi rón rén khổ lắm”, ông Nguyễn Đức Hùng nói trong lúc thưởng thức bát bún bò tại một cửa hàng gần nút giao Nghi Sơn (cao tốc Bắc – Nam qua Thanh Hóa). Bát bún được ông khoe là “từ ngày có đường cao tốc mới được dừng xe để ăn thong thả”. Ông Hùng là tài xế xe tải...

Không có Thanh Thúy vẫn cực hay

Ở những mùa giải trước đây, các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt, sau đó mới đến vòng chung kết tranh vô địch và trụ hạng. Kể từ mùa giải năm nay, giải đấu chỉ thi đấu một lượt, chia làm 2 giai đoạn. Ông Lê Trí Trường, Tổng thư ký Liên đoàn Bóng chuyền VN (VFV), cho biết với thể thức mới, số trận sẽ ít hơn, tính cạnh tranh cao hơn, hạn chế tối đa việc...

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Ảnh minh họa. (nguồn: Internet). Chính phủ vừa có Tờ trình số 767/TTr -CP đề nghị Quốc hội...

Tường minh Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Các nội dung liên quan đến Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam vừa được Bộ Giao thông – Vận tải làm rõ theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Phối cảnh đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam Làm rõ hướng tuyến dự án Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) vừa có Công văn số...

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội cùng các đại biểu Quốc hội xem video-clip thuyết minh về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Tăng cường kết nối vùng, tạo động lực lan tỏa, mở...

Alcorest đạt Thương hiệu Quốc gia 3 lần liên tiếp

Ngày 4.11 trong Lễ công bố ‘Thương hiệu Quốc gia 2024’, Alcorest vinh dự đón nhận danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ 3 liên tiếp. Đồng thời cũng là một trong số ít các thương hiệu ngành vật liệu hoàn thiện được công nhận cả ba dòng sản phẩm: Tấm ốp nhôm nhựa, Trần nhôm và Lam chắn nắng. Alcorest – Nhôm Việt Dũng cùng các doanh nghiệp được vinh danh tại chương trình Thương hiệu...

Miền Nam giảm nhẹ; giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Giá heo hơi hôm nay 13/11: Quay đầu giảm nhẹ tại hai tỉnh miền Nam. (Nguồn: Gia chánh cẩm tuyết) Giá heo hơi hôm nay 13/11 *Giá heo hơi miền Bắc: Khảo sát tại thị trường phía Bắc trong phiên sáng ngày 13/11 cho thấy giá heo hơi tại khu vực này đứng yên trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Theo đó, mức giao dịch cao nhất cả nước là 64.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải...

Công Phượng có ‘giải mã’ Bà Rịa-Vũng Tàu như Hoàng Đức?

Trận đấu này sẽ được diễn ra lúc 18 giờ ngày 14.11 trên sân Bình Phước, mảnh đất lành với cá nhân Công Phượng. Tiền đạo quê Nghệ An đã ghi 3 bàn trong 2 trận được thi đấu tại đây. Trong khi đó, ở 2 lần chơi trên sân khách, anh đều chơi không quá nổi bật. Đó là lý do đầu tiên để nhiều người tin rằng Phượng sẽ lại “nở hoa” ở cuộc đối đầu sắp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất