Powered by Techcity

Năm 2024 Việt Nam quyết tâm gỡ Thẻ vàng của EC


Chiều 24/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến để quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.

Đồng chí Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu Ninh Bình. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh đạo các huyện, thành phố. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu Huyện ủy Kim Sơn.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe quán triệt những nội dung chủ yếu của Chỉ thị số 32-CT/TW; chương trình hành động của Ban cán sự Đảng Chính phủ về triển khai Chỉ thị 32-CT/TW.

Theo đó, Chỉ thị 32 của Ban Bí thư xác định công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu ở ngành, địa phương có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự thống nhất, đồng bộ, quyết tâm cao thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” trong năm 2024 và duy trì kết quả bền vững, góp phần phát triển kinh tế – xã hội; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo; tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao, vị thế của Việt Nam với quốc tế. 

Thực hiện có hiệu quả nghị quyết, chủ trương của Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các quy hoạch, chiến lược, chương trình quốc gia liên quan đến phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ngành thủy sản. 

Tập trung nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; bảo đảm công cụ, phương tiện phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các lực lượng chấp pháp trên biển. Quan tâm đầu tư nguồn lực Nhà nước; khuyến khích xã hội hóa, hợp tác công tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng thủy sản.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong nuôi trồng, khai thác thủy sản, thiết lập chuỗi sản xuất bền vững, hệ sinh thái toàn diện, tạo môi trường thuận lợi cho ngành thủy sản phát triển lâu dài, có uy tín, khả năng cạnh tranh cao, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường. 

Chú trọng bảo tồn, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; phát triển ngành thủy sản phải gắn với bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngư dân và người lao động có liên quan; xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Đồng thời tập trung nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, nhất là với các nước Châu Âu và EU, tăng cường biện pháp ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của các bên liên quan để sớm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”; không để tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài ảnh hưởng đến quan hệ với các nước…

 Để thực hiện hiệu quả Chỉ thị 32 của Ban Bí thư, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch thực hiện. Trong đó xác định rõ mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện. Với mục tiêu gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” trong năm 2024, Chính phủ đã đề ra hai nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn trước mắt và lâu dài. Trọng tâm là nâng cao công tác thông tin, tuyên truyền, hoàn thiện và triển khai đồng bộ các quy định pháp luật liên quan. 

Tăng cường điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ. Tăng cường hợp tác quốc tế, bố trí nguồn lực và thanh tra, kiểm tra, giám sát. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực thủy sản; cải thiện sinh kế, nâng cao cuộc sống cộng đồng ngư dân ven biển và hải đảo. Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thủy sản; xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo…

Tham luận tại Hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã tập trung làm rõ kết quả đạt được, khó khăn, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác khai thác IUU. Đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 32 trong thời gian tới. 

Năm 2024 Việt Nam quyết tâm gỡ Thẻ vàng của EC
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Huyện ủy Kim Sơn.

 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương khẳng định việc Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 32 đã cho thấy quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, Nhà nước trong việc chống khai thác IUU. Đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản – ngành kinh tế quan trọng có nhiều đóng góp cho GRDP và cuộc sống mỗi người dân.

Đồng chí nhấn mạnh: Kể từ khi Ủy ban châu Âu (EC) ra cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản khai thác của Việt Nam (ngày 23/10/2017), cho tới nay, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt để triển khai các khuyến nghị của EC. Để thực hiện mục tiêu xóa “Thẻ vàng” trong năm 2024 cần phải có các giải pháp đồng bộ và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cho đến mỗi cấp, mỗi ngành, địa phương và mỗi người dân, tàu cá trong tuân thủ quy định của Việt Nam và quốc tế về khai thác và đánh bắt thủy, hải sản. Đây được coi là yếu tố quan trọng quyết định trong hành trình gỡ “Thẻ vàng” IUU của EC.

Đồng chí Thường trực Ban Bí thư cũng lưu ý, những kinh nghiệm của quốc tế trong xóa “Thẻ vàng” rất cần thiết để Việt Nam tiếp thu. Về lâu dài, cần quan tâm tái cấu trúc nghề cá bền vững, phát triển bền vững ngành thủy sản, nâng cao thu nhập cho ngư dân, góp phần quan trọng bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, nâng cao hình ảnh, vị thế, uy tín của Việt Nam.

          Đinh Ngọc – Trường Giang



Nguồn

Cùng chủ đề

Tích cực vận động người dân tham gia BHYT tiến tới lộ trình BHYT toàn dân

Tuyên truyền sâu rộng về chính sách BHYTTrong 15 năm qua, công tác tuyên truyền đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHYT của các cấp ủy, chính quyền trên...

Cùng tác giả

Chủ tịch Quốc hội Armenia kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Sáng 23/11, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan và Đoàn đại biểu Quốc hội Cộng hòa Armenia rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tiễn Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan và Đoàn tại sân bay Nội Bài có: Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình; Đại sứ Armenia tại Việt Nam Suren Baghdasaryan. Trong thời gian thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch...

Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (22/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Ngược lại, mức cao nhất khu vực là 63.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và TP Hà Nội. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá heo hơi tại...

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 hạt cát yêu thương

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 “hạt cát” yêu thươngGần 7 năm ròng rã trên hành trình tìm con, chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, quê Ninh Bình) có ý định bỏ cuộc, dù chặng đường ấy nhiều chông gai, ghập ghềnh. Tháng 6/2012, mối tình đẹp giữa cô giáo Bùi Thị Giang và chàng thủy thủ Trần Văn Thiên đã được đánh dấu bằng một đám cưới hạnh phúc sau...

giá heo tăng nhẹ ở một số địa phương

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (21/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, TP. Hà Nội và các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Vĩnh Phúc đang bán heo hơi cao nhất khu vực với giá 63.000 đồng/kg. Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá...

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, AgroViet 2024 được tổ chức nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất