Powered by Techcity

Phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân ở Gia Hưng


Với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, xã Gia Hưng (huyện Gia Viễn) đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Nhận thấy nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế cao, anh Bùi Văn Đảo ở xóm 5, xã Gia Hưng đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và đầu tư chuồng trại nuôi dê thương phẩm theo hình thức nhốt chuồng. Theo anh Đảo, dê là động vật dễ nuôi, ít bị bệnh. So với các loại vật nuôi khác như bò, lợn, nuôi dê nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, bởi chi phí đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc và diện tích chuồng nuôi không lớn. Chuồng nuôi được thiết kế đơn giản bằng gỗ, đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ. Quá trình nuôi, cần thường xuyên vệ sinh để chủ động phòng ngừa dịch bệnh… 

“Dê là loài ăn tạp, nên tôi không tốn nhiều chi phí để mua thức ăn, chỉ tốn công cắt cỏ. Ngoài cỏ tự nhiên, tôi trồng thêm cỏ voi, ngô để chủ động nguồn thức ăn. Tuy nhiên, người chăn nuôi cần lưu ý, nên cắt cỏ vào lúc trưa, vì thời điểm này cỏ khô ráo. Nếu cắt vào buổi sáng, cỏ còn ướt, dê ăn dễ bị tiêu chảy, có thể dẫn đến chết do mất nước. Ngoài cỏ, gia đình tôi còn bổ sung thêm bột gạo, bột ngô để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp dê phát triển”- Anh Đảo cho biết.

Anh Đảo thường nhập giống dê từ Thái Lan và Myanmar có trọng lượng từ 15-20 kg, khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Sau hơn 3 tháng thuần dưỡng, chăm sóc, vỗ béo, đàn dê đạt trọng lượng từ 30 – 40 kg/con. Mỗi năm anh Đảo nuôi 4 lứa dê thương thẩm, mỗi lứa từ 30-50 con dê. Số lượng dê trên được gia đình anh chế biến và xuất bán trong tỉnh và một số tỉnh, thành lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… Với giá cả ổn định, mỗi năm gia đình anh có thu nhập từ 200-300 triệu đồng. Ngoài con dê, hiện anh Đảo đang đưa vào nuôi thử nghiệm hơn 30 con cừu thương phẩm. 

Phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân ở Gia Hưng
Nuôi cừu là mô hình chăn nuôi mới ở xã Gia Hưng.

 

Đồng chí Đinh Khắc Thủy, Chủ tịch UBND xã Gia Hưng cho biết: Những năm qua, để nâng cao thu nhập cho người dân, Gia Hưng đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất ở các vùng trọng điểm nông, lâm nghiệp, thủy sản; đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đồng thời, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các nguồn vốn vay để phát triển các mô hình trang trại, gia trại mang lại hiệu quả kinh tế. Hiện các tổ chức Hội, đoàn thể của xã thực hiện ủy thác vốn vay với các ngân hàng với dư nợ gần 50 tỷ đồng.

Xã cũng thường xuyên phối hợp với các đơn vị chuyên môn trong huyện tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, ứng dụng khoa học kỹ thuật sản xuất mới cho bà con nông dân. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp phát triển. Các mô hình chăn nuôi bò, dê, lợn, gia cầm, thủy sản… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nghề chăn nuôi và chế biến dê thương phẩm ở địa phương phát triển mạnh. 

Hiện trên địa bàn xã có 40 hộ nuôi dê và chế biến dê, có những hộ nuôi hơn 100 con/lứa và chế biến từ 40-50 con/ngày, thu nhập đạt vài trăm triệu đồng/năm. Phát huy lợi thế đồi rừng, Gia Hưng đã xây dựng thành công sản phẩm OCOP mật ong rừng. Nghề nuôi ong cũng phát triển mạnh, mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân. 

Cùng với đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, xã tạo mọi điều kiện về mặt bằng sản xuất, mở rộng hệ thống giao thông để các hộ tham gia phát triển kinh tế. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn được quan tâm, tăng cường khai thác nguồn vốn từ các chương trình, dự án để đầu tư, tạo điều kiện cho hộ gia đình sản xuất, kinh doanh. 

Tận dụng tiềm năng từ hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan thiên nhiên phong phú của địa phương, Gia Hưng đã đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch. Xã cũng tạo điều kiện cho người dân đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài. 

Hiện trên địa bàn xã có trên 100 lao động đi xuất khẩu lao động. Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nên thu nhập bình quân đầu người năm 2023 của xã đạt 74,2 triệu đồng/năm; giá trị sản phẩm trên 1 ha canh tác đất nông nghiệp tăng lên 126 triệu đồng/ha.

“Thời gian tới, xã Gia Hưng tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cùng với đó, xã khuyến khích phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ thương mại” – đồng chí Đinh Khắc Thủy, Chủ tịch UBND xã Gia Hưng cho biết.

Bài, ảnh: Hồng Giang



Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

(MPI) – Tại phiên thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra, trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn Tạo điều kiện thuận lợi để...

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035 Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế...

Ninh Bình, Sơn La có tân giám đốc công an tỉnh

Chiều ngày 4/11/2024, tại Công an tỉnh Ninh Bình, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình đối với Đại tá Đinh Việt Dũng. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Nhà thầu đã nhiều lần bị ‘sờ gáy’

TPO – Công ty Hoàng Dân và một số doanh nghiệp trong liên danh thi công dự án Bản Mồng từng chậm tiến độ, bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhắc nhở và cảnh báo chấn chỉnh nhiều lần. Đáng chú ý, doanh nghiệp này còn có mặt trong Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng – dự án trọng điểm, chậm tiến độ và nhiều lần đội vốn.  Hồ sơ doanh nghiệp dự án...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất