Powered by Techcity

Phấn đấu cơ bản hoàn thành việc lấy nước vụ đông xuân ngay trong đợt 1


Từ 0 giờ ngày 23/1, các hồ thủy điện xả nước đợt 1 cho khu vực Trung du và đồng bằng Bắc bộ lấy nước gieo cấy lúa đông xuân. Do vậy, các đơn vị khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL), các HTX trên địa bàn tỉnh đang tập trung tối đa nhân lực, phương tiện để nhập nước vào hệ thống kênh mương, đồng ruộng, phấn đấu hoàn thành cấp đủ nước cho 100% diện tích gieo cấy ngay trong đợt xả nước đầu tiên này.

Thực hiện nhiệm vụ cung ứng nước cho hơn 350 ha lúa đông xuân của 8 HTX thuộc 3 địa phương là Khánh Nhạc, Khánh Hồng, Khánh Thủy (huyện Yên Khánh), những ngày qua, Cụm Thủy nông Hồng Đức, Chi nhánh KTCTTL huyện Yên Khánh đã tập trung 100% nhân lực để vận hành các trạm bơm điện, cùng với đó tranh thủ thời gian triều cường, độ mặn cho phép để mở âu, cống đưa nước vào hệ thống kênh và mặt ruộng. 

Tại trạm bơm Kỳ Giang, xã Khánh Nhạc, 2 máy bơm chạy công suất hơn 1000 m3/h đang vận hành hết công suất để đưa nước vào đồng. Chị Tô Thị Huệ, Cụm trưởng Cụm Thủy nông Hồng Đức cho biết: Ở vụ đông xuân năm nay, nguồn nước triều có khó khăn hơn bởi độ mặn cao. Như hôm vừa rồi, độ mặn ở âu Kim Đài lên tới 14 phần nghìn, do vậy, hiện đơn vị mới lấy nước được từ phía âu sông Mới, còn phía âu sông Vạc chỉ lấy được vẻn vẹn 2 ngày cuối của con nước cuối cùng. Chúng tôi đang tiếp tục trực, theo dõi, đợi đón con nước tiếp theo, kết hợp với nguồn nước xả hồ thủy điện để lấy nước vào, đảm bảo đủ nguồn nước để bà con gieo cấy đúng theo lịch thời vụ đã đề ra. 

Theo đại diện Chi nhánh KTCTTL huyện Yên Khánh thì tính đến ngày 28/1, gần 6.843 ha/7300 ha đất sản xuất của huyện đã có đủ nước để gieo cấy (đạt gần 94%). 

Ông Nguyễn Văn Giang, Giám đốc HTX Nam Cường, xã Khánh Cường chia sẻ: Theo kế hoạch, vụ đông xuân năm nay, HTX sẽ gieo cấy hơn 200 ha lúa. Đến thời điểm này, nguồn nước đã đủ, công tác làm đất cũng cơ bản xong, HTX phấn đấu gieo cấy xong toàn bộ diện tích trước Tết Nguyên đán. 

Không thuận lợi như các địa phương khác trong tỉnh, huyện Kim Sơn có đặc thù là phần lớn nguồn nước tưới đều lấy từ nguồn thủy triều. Do vậy, cứ phải chờ các hồ thủy điện xả nước mới đưa được nước vào đồng. Như khoảng giữa tháng 1 năm nay, trong khi nhiều địa phương phía Bắc của tỉnh như các huyện Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh, thành phố Ninh Bình đã lấy được 80- 90% diện tích thì Kim Sơn mới có hơn 1% diện tích có nước. 

Ông Phạm Hồng Giang, Chi nhánh Trưởng Chi nhánh KTCTTL huyện Kim Sơn cho biết: Phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước thủy triều nên thời điểm các hồ thủy điện xả nước, đơn vị đã yêu cầu các cụm thủy nông, bố trí nhân lực trực 24/24h, tranh thủ thời gian đón lấy nước, vận hành tốt các công trình để điều tiết, thau chua, rửa mặn, kết hợp với vệ sinh môi trường trên các trục sông. Năm nay rất thuận lợi vì hồ thủy điện xả nước lúc 0 giờ ngày 23/1 thì đến khoảng 22 giờ cùng ngày độ mặn đã hạ thấp nên nhiều cống dưới đê trên địa bàn đã mở cửa lấy được nước. Đơn vị phấn đấu sẽ lấy đủ nguồn nước gieo cấy cho toàn bộ 8.000 ha lúa của huyện ngay trong đợt xả nước đầu tiên này. 

Có mặt tại Tổ cống Tân Hưng-Biện Nhị, giữa thời tiết giá rét nhưng chúng tôi chứng kiến những cán bộ thủy nông vẫn cần mẫn không quản ngày đêm, túc trực, liên tục kiểm tra độ mặn để đảm bảo chất lượng nước đưa vào. 

Anh Trần Văn Thế, Tổ trưởng Tổ cống Tân Hưng-Biện Nhị chia sẻ: Giai đoạn đầu cứ 15- 20 phút chúng tôi lại phải đo độ mặn một lần, chỉ đến khi độ ngọt thật ổn định thì mới giãn ra 1-2 tiếng đo một lần để vừa đảm bảo nguồn nước không bị mặn vừa không bỏ lỡ một giây phút nào để đưa nước vào. “Năm nay may mắn vì con nước thuận lợi, nguồn nước dồi dào, chắc chắn sẽ lấy đủ ngay trong đợt xả thủy điện lần 1. Chúng tôi sẽ không phải đón giao thừa ngoài công trình như những năm trước kia nữa…” – anh Thế vui vẻ cho biết. 

Vụ đông xuân 2023-2024, toàn tỉnh có kế hoạch gieo cấy trên 39 nghìn ha lúa. Để đảm bảo nguồn nước tưới, ngay từ đầu vụ, Chi cục Thủy lợi đã phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh và các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt việc quản lý khai thác các công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương, quản lý nguồn, tiết kiệm nước, chủ động lấy nước theo thông báo lịch xả nước của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (đối với vùng triều), điều tiết nước vùng bơm điện và vùng hồ theo yêu cầu sản xuất của từng vùng và từng địa phương. Kết quả, đến 10 giờ ngày 28/1, diện tích đã đủ nước làm đất là 33.556 ha (chiếm 85,7%). 

Các địa phương đã cơ bản lấy đủ nước (trên 90% diện tích) là Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh, thành phố Ninh Bình và Tam Điệp. Giai đoạn lấy nước đổải làm đất vụ lúa xuân rất quan trọng, quyết định đến thời vụ gieo cấy. Cùng với nỗ lực của đơn vị thủy nông, các địa phương cần chủ động, tập trung trong việc lấy-giữ nước, tránh thất thoát nước phải bơm lại. Đồng thời, thực hiện đưa máy móc xuống đồng làm đất ngay khi có đủ nước. 

Lịch thời vụ gieo cấy năm nay được thực hiện bắt đầu từ khoảng ngày 4/2 trở đi (xung quanh tiết lập xuân). Việc lấy đủ nước đổải, làm đất sẽ bảo đảm thực hiện đúng theo lịch gieo cấy đã đề ra.

Nguyễn Lựu



Nguồn

Cùng chủ đề

Nông dân Yên Khánh hối hả xuống đồng cấy lúa

Trên các cánh đồng xã Khánh Nhạc ngày mùng 10 Tết, tiếng máy cấy, tiếng các bà, các chị cấy lúa cười nói rộn rã, đông vui như hội. Vụ đông xuân năm nay, 100% diện tích lúa ở...

Sẵn sàng phương án sản xuất vụ đông xuân 2023 2024

Bố trí thời vụ hợp lý để "lách" thời tiết bất lợi Theo đánh giá của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết năm 2024 dự kiến sẽ nóng hơn do ảnh hưởng của El...

Kim Sơn Tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu

Phóng viên (PV): Xin ông cho biết vài nét về những tác động gần đây của biến đổi khí hậu tới huyện Kim Sơn cũng như xu hướng tác động biến đổi khí hậu đó như thế nào trong...

Cùng tác giả

Khó lường cuộc đua vô địch lẫn trụ hạng bóng chuyền quốc gia

Sanest Khánh Hòa không dễ bảo vệ ngôi vương Đội đương kim vô địch Sanest Khánh Hòa vẫn khẳng định được sức mạnh khi xếp nhất vòng loại với 7 trận thắng, 1 trận thua. Qua đó, đội bóng phố biển Nha Trang gặp đối thủ “nhẹ ký” ở bán kết là CLB Ninh Bình (hạng 4 vòng loại). Kinh nghiệm của Từ Thanh Thuận, Huỳnh Trung Trực, Nguyễn Đình Nhu cùng phong độ ấn tượng của Dương Văn Tiên,...

Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại ông lớn đường cao tốc Việt Nam

Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam sẽ được giữ nguyên mô hình tổ chức là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và hoạt động theo mô hình nhóm Công ty mẹ – Công ty con. Một đoạn cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình do VEC đầu tư, khai thác. Chủ tịch Ủy ban quản...

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Ủng hộ mạnh mẽ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam nhưng các đại biểu Quốc hội và giới chuyên gia còn nhiều trăn trở về quy hoạch, vị trí đặt các ga… Vì sao không kéo dài tới Lạng Sơn, Cần Thơ? Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua...

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 với chủ đề “Dòng chảy di sản”

Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy Di sản” là sự kiện văn hóa-du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng của dân tộc. Hướng tới xây dựng Festival Ninh Bình mang thương hiệu quốc gia và quốc tế Festival Ninh Bình-Tràng An 2003: Xây dựng thương hiệu văn hóa đặc sắc Festival Ninh Bình-Tràng An 2023: Tôn vinh giá trị di sản gắn với du lịch Nguồn:...

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – đoàn Lâm Đồng cơ bản thống nhất với nội dung của dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng Theo đại biểu, tại Điều 6 dự thảo luật đã nêu 6 chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực hóa chất. Nội dung của các...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất