Powered by Techcity

Sẵn sàng phương án sản xuất vụ đông xuân 2023 2024

Bố trí thời vụ hợp lý để “lách” thời tiết bất lợi 

Theo đánh giá của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết năm 2024 dự kiến sẽ nóng hơn do ảnh hưởng của El Nino. Nền nhiệt trong mùa đông năm nay có thể sẽ cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1,5 độ C. Cụ thể, thời kỳ đầu mùa đông xuân năm 2023-2024, không khí lạnh hoạt động yếu, rét đậm và rét hại có thể xuất hiện muộn. Cụ thể, tiết Đại hàn vào ngày 21/1/2024 (tức ngày 11/12/2023 Âm lịch), đây là giai đoạn dự báo có tần suất rét đậm, rét hại cao nhất trong năm. Tiết Lập xuân vào ngày 4/2/2024 (tức ngày 25/12/2023 Âm lịch, trước Tết Nguyên đán). 

Trong bối cảnh đó, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, sở Nông nghiệp và PTNT cho rằng: Các địa phương cần đặc biệt chú ý bố trí cơ cấu trà, giống, thời vụ gieo cấy để “lách” thời tiết bất lợi; mở rộng diện tích gieo mạ khay, cấy máy, cấy tay để giảm rủi ro; các đơn vị cung ứng giống, các hộ sản xuất cần chủ động dự phòng các giống lúa ngắn ngày để gieo cấy lại trong trường hợp cần thiết. Đồng thời, đảm bảo cho lúa trỗ bông vào giai đoạn thời tiết thuận lợi xung quanh tiết Lập hạ (tập trung từ ngày 5-20/5/2024). 

Cũng theo ông Tuấn, một khía cạnh bất lợi khác của vụ đông xuân ấm là sâu bệnh sẽ phát sinh nhiều hơn. Cây lúa sẽ có một số vấn đề về dịch hại như chuột, bệnh lùn sọc đen, bệnh sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn. Do đó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến nghị bà con nông dân tăng cường áp dụng canh tác lúa cải tiến (SRI), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý sức khỏe cây trồng (IPHM)… vào sản xuất lúa, vừa tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng khỏe, vừa tăng sức chống chịu với sinh vật gây hại. 

Để sản xuất phù hợp với điều kiện thời tiết năm 2024, Chi cục sẽ chỉ đạo sản xuất trà xuân muộn là chủ lực, gieo cấy tập trung từ ngày 4/2-20/2/2024. Đồng thời, tăng diện tích lúa chất lượng cao, giống chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện bất thuận. 

Tăng cường nạo vét kênh mương, đảm bảo nước tưới 

Vụ đông xuân 2023-2024, dự báo lượng mưa cũng sẽ thấp hơn trung bình nhiều năm từ 5% đến 15%. Đặc biệt, do ảnh hưởng của tình trạng biến động lòng dẫn, mực nước sông Hồng liên tục bị hạ thấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả lấy nước của các công trình thủy lợi. Hơn nữa, năm nay, tiết Lập xuân cộng với việc lấy nước đợt 1 diễn ra trước Tết Nguyên đán dài ngày nên việc giữ nguồn nước lấy được là nhiệm vụ rất khó khăn. Do vậy, việc điều tiết nước và sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm cần phải được các cấp, các ngành quan tâm chú ý ngay từ đầu vụ. 

Ông Bùi Trọng Vinh, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh cho biết: Vụ đông xuân năm nay chỉ có 2 đợt xả nước, đợt 1 từ 0 giờ ngày 23/1 đến 24 giờ ngày 30/1/2024 (8 ngày) và đợt 2 từ 0 giờ ngày 18/2 đến 24 giờ ngày 21/2/2024 (4 ngày). Với điều kiện này, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh cần chuẩn bị tốt các điều kiện bảo dưỡng, tu sửa máy móc, nạo vét kênh mương… để sẵn sàng đón nguồn nước xả về. Các địa phương cũng phải bố trí, phân định vùng lúa cấy, lúa sạ cho hợp lý, tránh chồng chéo. Đồng thời, tăng cường các giải pháp giữ nước trên ruộng, hạn chế thất thoát nước trong thời gian dài giữa đợt 1 và đợt 2 (18 ngày), đảm bảo hạn chế việc thất thoát, lãng phí nước, tích đủ nước trong các kênh rạch dùng để gieo cấy và tưới dưỡng sau cấy. 

Cũng liên quan đến vấn đề thủy lợi, nước tưới, tại hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2023-2024 do Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức, đại diện phòng Nông nghiệp một số địa phương cho rằng, hiện nay, hệ thống thủy lợi đầu mối hầu hết đều đã được đầu tư bài bản, kiên cố hóa rất tốt, tuy nhiên chưa đồng bộ đến kênh mương nội đồng; phong trào nạo vét, làm thủy lợi nội đồng còn nhiều hạn chế. Do vậy, trước bối cảnh nguồn nước càng ngày càng khó khăn như hiện nay, cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để các địa phương, người dân nhận thức đầy đủ, tích cực hơn trong việc làm thủy lợi nội đồng, tạo thuận lợi cho công tác tưới, tiêu. 

Chú trọng yếu tố chất lượng, hiệu quả 

Vụ đông xuân 2023-2024, ngành Nông nghiệp đặt mục tiêu chung là tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu mùa vụ, cây trồng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị hàng hóa thông qua tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, nhất là giống cây trồng mới. Cơ giới hóa đồng bộ các khâu làm đất, gieo cấy, phun thuốc, thu hoạch… nhằm đối phó với tình trạng thiếu lao động trong nông nghiệp cũng như giảm chi phí sản xuất. Phấn đấu diện tích gieo cấy lúa chất lượng cao, lúa nếp, lúa đặc sản đạt 80%, diện tích lúa cấy đạt 50%. Đồng thời tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất lúa, rau hướng hữu cơ theo chuỗi giá trị, mở rộng các hình thức liên kết sản xuất. Chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân có nhu cầu sản xuất hàng hóa tập trung thuê đất, mượn đất, liên doanh, liên kết với nông dân sản xuất lúa, rau, củ, quả hàng hóa. 

Tập trung xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thế mạnh, đặc sản của tỉnh gắn với đẩy mạnh sử dụng mã QR để minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, đẩy mạnh hướng dẫn các địa phương đánh giá, giám sát và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cho các đối tượng cây trồng. Toàn tỉnh đặt mục tiêu gieo trồng trên 45 nghìn ha cây trồng các loại, trong đó cây lúa là hơn 39 nghìn ha, còn lại là cây rau màu, trọng tâm là ngô, lạc, khoai lang, sen và rau đậu các loại… Tin rằng, với những kinh nghiệm từ các vụ sản xuất trước, tinh thần lao động sáng tạo của nông dân trong tỉnh, đồng thời tiếp đà được mùa, được giá của năm 2023, vụ đông xuân 2023-2024 sẽ giành thắng lợi.

Bài, ảnh: Nguyễn Lựu



Nguồn

Cùng chủ đề

Phát triển Văn hóa ẩm thực Du lịch bền vững

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình Dương Thị Thanh cho biết, du lịch ẩm thực đang dần trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành du lịch của Ninh Bình, do là một trong những điểm đến nổi bật nhờ nền ẩm thực phong phú, đa dạng và đặc trưng với nhiều món ăn nổi tiếng, chứa đựng chiều sâu văn hóa, đậm nét truyền thống của vùng đất Cố...

65 năm thực hiện lời Bác Nông nghiệp Ninh Bình đổi mới vươn xa

Thủy lợi-Đòn bẩy cho phát triển nông nghiệp Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng người nông dân và coi phát triển nông nghiệp là một tất yếu khách quan, là cơ sở để phát triển các...

Cùng tác giả

Nhận định bóng đá Bình Phước vs Bà Rịa Vũng Tàu: Công Phượng cần bàn thắng

Vòng 4 giải hạng Nhất Quốc gia 2024/2025 chứng kiến cuộc đọ sức đáng chú ý giữa Trường Tươi Bình Phước và Bà Rịa Vũng Tàu. Đây có thể xem là thử thách lớn nhất với thầy trò HLV Nguyễn Anh Đức kể từ đầu giải. Đội chủ nhà vẫn rất cần chiến thắng để bám đuổi đội đầu bảng Phù Đổng Ninh Bình. Trong khi đó, Công Phượng nóng lòng ghi bàn với tham vọng giành suất dự...

Kỳ vọng đường cao tốc đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

“Tôi nhớ từng gờ cầu, từng ổ voi trên quốc lộ 1. Chuyến nào chở hàng dễ vỡ, phải đi rón rén khổ lắm”, ông Nguyễn Đức Hùng nói trong lúc thưởng thức bát bún bò tại một cửa hàng gần nút giao Nghi Sơn (cao tốc Bắc – Nam qua Thanh Hóa). Bát bún được ông khoe là “từ ngày có đường cao tốc mới được dừng xe để ăn thong thả”. Ông Hùng là tài xế xe tải...

Không có Thanh Thúy vẫn cực hay

Ở những mùa giải trước đây, các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt, sau đó mới đến vòng chung kết tranh vô địch và trụ hạng. Kể từ mùa giải năm nay, giải đấu chỉ thi đấu một lượt, chia làm 2 giai đoạn. Ông Lê Trí Trường, Tổng thư ký Liên đoàn Bóng chuyền VN (VFV), cho biết với thể thức mới, số trận sẽ ít hơn, tính cạnh tranh cao hơn, hạn chế tối đa việc...

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Ảnh minh họa. (nguồn: Internet). Chính phủ vừa có Tờ trình số 767/TTr -CP đề nghị Quốc hội...

Tường minh Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Các nội dung liên quan đến Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam vừa được Bộ Giao thông – Vận tải làm rõ theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Phối cảnh đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam Làm rõ hướng tuyến dự án Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) vừa có Công văn số...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất