Powered by Techcity

Hội nghị nghe báo cáo điều chỉnh Đề án tổng thể xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình


Ngày 18/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe báo cáo về việc điều chỉnh Đề án tổng thể xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình.

Đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương liên quan.

Tại hội nghị, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và đơn vị tư vấn đã báo cáo các nội dung điều chỉnh Đề án và kết quả thực hiện các nội dung theo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tại Thông báo số 155/TB-VPUBND ngày 20/9/2023 của Văn phòng UBND tỉnh.

Hội nghị nghe báo cáo điều chỉnh Đề án tổng thể xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
Đơn vị tư vấn báo cáo các nội dung điều chỉnh Đề án và kết quả thực hiện các nội dung theo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tại Thông báo số 155/TB-VPUBND của Văn phòng UBND tỉnh.

 

Đề án tổng thể xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 154/QĐ-TTg ngày 29/1/2015, với diện tích hơn 1.155 ha (gồm 6 phân khu chức năng). Tổng nhu cầu vốn 7.368 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn ngân sách Nhà nước chiếm gần 29%, nguồn vốn xã hội hóa là 71%, thời gian thực hiện đến năm 2025.

Kết quả thực hiện Đề án: Đối với phần vốn ngân sách Nhà nước, đã bố trí là 159,316 tỷ đồng/2.121 tỷ đồng (chiếm 7,51%), cho các hạng mục: Lập quy hoạch xây dựng; lập Đề án tổng thể; cắm mốc giới, rà phá bom mìn; xây dựng giao thông kết nối, phòng cháy, chữa cháy kết hợp cấp nước Công viên; xây dựng cơ sở hạ tầng khu nuôi thả thú dữ châu Á. Đối với nguồn vốn xã hội hóa, Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã nước Việt đã đầu tư dự án Trang trại Bảo tồn gấu Ninh Bình với quy mô gần 10 ha, mức đầu tư gần 205 tỷ đồng (chỉ đạt 3,9% kế hoạch vốn xã hội hóa).

Như vậy, theo phân kỳ đầu tư, đến năm 2025, Đề án sẽ được đưa vào vận hành, khai thác, tuy nhiên, đến nay, Đề án mới thực hiện được một phần rất nhỏ. Từ năm 2017 đến nay cũng như trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nguồn ngân sách Nhà nước không được bố trí để thực hiện Đề án. Trong khi đó, việc kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện xây dựng Công viên còn khó khăn do cơ sở vật chất và hạ tầng của Công viên chưa được đầu tư đồng bộ; địa điểm thực hiện là vùng núi, điều kiện khó khăn. Các hạng mục đầu tư trong Đề án trước đây xây dựng quá chi tiết, dẫn đến trong quá trình triển khai gặp nhiều vướng mắc. Một số hạng mục đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước không còn phù hợp… Chính vì vậy, Đề án cần có những điều chỉnh cho phù hợp. Theo đó, đơn vị tư vấn đề xuất: Kéo dài tiến độ Đề án đến năm 2035; điều chỉnh quy mô sử dụng đất các phân khu thuộc Đề án; điều chỉnh tổng mức đầu tư, tăng nguồn vốn xã hội hóa, một số hạng mục đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách giờ chuyển sang nguồn vốn xã hội hóa.

Tại hội nghị, các đại biểu cơ bản đồng tình với các báo cáo, đồng thời đánh giá đây là Đề án có tầm nhìn và hiệu quả lớn. Đại biểu đề nghị việc điều chỉnh cần thực hiện linh hoạt, nhất là trong điều chỉnh quy mô sử dụng đất các phân khu và điều chỉnh các dự án thành phần. Bên cạnh đó, cập nhật kịp thời các quy hoạch có liên quan như: quy hoạch ngành, lĩnh vực của Trung ương, quy hoạch vùng tỉnh, huyện… đảm bảo Đề án đồng bộ với các quy hoạch, tính khả thi cao và tuân thủ quy định của pháp luật.

Hội nghị nghe báo cáo điều chỉnh Đề án tổng thể xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Song Tùng phát biểu kết luận hội nghị.

 

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Song Tùng nhấn mạnh: Đây là Đề án có ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt kinh tế, du lịch, bảo vệ môi trường mà còn có ý nghĩa quốc tế, được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Do vậy, tỉnh quyết tâm tháo gỡ các vướng mắc để Đề án này trở thành hiện thực. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tăng cường công tác truyền thông, minh bạch hóa việc thu hút các dự án đầu tư vào Công viên. Các sở, ngành có liên quan tiếp tục đóng góp ý kiến, sớm hoàn thiện Đề án để Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, hoàn chỉnh, báo cáo UBND tỉnh trong thời gian sớm nhất.

Nguyễn Lựu-Anh Tuấn



Nguồn

Cùng chủ đề

Phát triển Văn hóa ẩm thực Du lịch bền vững

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình Dương Thị Thanh cho biết, du lịch ẩm thực đang dần trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành du lịch của Ninh Bình, do là một trong những điểm đến nổi bật nhờ nền ẩm thực phong phú, đa dạng và đặc trưng với nhiều món ăn nổi tiếng, chứa đựng chiều sâu văn hóa, đậm nét truyền thống của vùng đất Cố...

Ninh Bình tổ chức Lễ hội khinh khí cầu với sự tham gia của các phi công nước ngoài

Đồng chí Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội cho biết: Tính từ thời điểm Quần thể danh thắng Tràng An được vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên...

Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình quảng bá điểm đến du lịch tiềm năng bối cảnh quay phim tại Hàn Quốc và Hoa Kỳ

Tham dự sự kiện, Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình có đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Ninh...

Cùng tác giả

Các hiệp hội đứng về nông dân đồng loạt ‘mong’ áp thuế GTGT phân bón 5%

Các hiệp hội đứng về nông dân đồng loạt ‘mong’ áp thuế GTGT phân bón 5% Thuế GTGT phân bón là câu chuyện gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua, khi các bất cập của chính sách hiện hành đã gây ra nhiều hệ lụy cho đối tượng thụ hưởng cuối cùng là người nông dân. Để tháo gỡ nút thắt gần 10 năm qua, Chính phủ đã đề xuất đưa phân bón trở lại diện...

Giảm 1.000 đồng/kg tại miền Nam

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay lặng sóng và dao động trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Thương lái tại Hưng Yên, Hải Dương và Thái Bình đang thu mua heo hơi với giá 63.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 30/102024 duy trì đi ngang Ở chiều ngược lại, thương lái tại Lào Cai, Ninh Bình...

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc – NamDự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam – công trình có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với dự kiến tổng chi lên tới 70 tỷ USD sẽ mang lại tăng trưởng mỗi năm cho nền kinh tế thêm khoảng 0,97%. Lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, GTVT, Tài chính, Tổng công ty Đường sắt...

Gần 100 doanh nghiệp Khánh Hòa và Thanh Hóa kết nối giao thương, xúc tiến thương mại

Gần 100 doanh nghiệp Khánh Hòa và Thanh Hóa kết nối giao thương, xúc tiến thương mạiKhánh Hòa và Thanh Hóa đều có những tiềm năng, lợi thế tương đồng, là tiền đề quan trọng cho doanh nghiệp của 2 địa phương kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Ông Lê Hữu Hoàng, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh (thứ 2 từ phải qua) tặng quà lưu niệm cho doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa...

Định lượng tác động của việc áp thuế VAT 5% với phân bón

Theo chương trình kỳ họp Quốc hội, sáng 29/11, Quốc hội sẽ thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được quan tâm nhất hiện nay là có nên đưa phân bón trở lại chịu thuế VAT 5% như trước đây. Bất cập chính sách thuế hiện hành Theo Luật Thuế giá trị gia tăng số 57/1997/L-CTN năm 1997,...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất