Powered by Techcity

Ngôi đình cổ sở hữu nhiều cây Di sản nhất Ninh Bình


Với 4 cây cổ thụ vừa được công nhận là cây Di sản Việt Nam, một ngôi đình cổ ở huyện Nho Quan đang sở hữu số cây Di sản nhiều nhất Ninh Bình.

Đình làng Yên Chỉ, xã Thượng Hòa, huyện Nho Quan vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận 4 cây Di sản, gồm 2 cây lộc vừng, 1 cây bàng, 1 cây bồ đề đều trên 200 năm tuổi. 

Đối với cây bàng có chiều cao vút ngọn khoảng 18m, diện tích phủ tán khoảng 200m2 hình mâm xôi. Đối với cây bồ đề, có đường kính thân gần 2m, cây cao khoảng trên 20m. Đối với 2 cây lộc vừng có tán xòe rộng chiếm diện tích từ 52m-80m, tán hình tròn theo các hướng từ 7-9m. Hiện các cây cổ thụ trong khuôn viên đình làng Yên Chỉ  vẫn đang phát triển xanh tốt.

Ông Vũ Văn Sinh, Trưởng thôn Yên Chỉ, xã Thượng Hòa cho biết: “Không ai nhớ rõ các cây này có từ khi nào, chỉ biết rằng khi còn nhỏ chúng tôi đã thấy cây sừng sững giữa đình. Các “cụ cây” có ý nghĩa đặc biệt, chứng kiến sự đổi thay từng ngày của vùng quê. Bởi vậy, người dân bao đời truyền nhau, cùng chăm sóc, bảo vệ cây cổ thụ, giữ gìn cảnh quan cho đình làng”.

Việc công nhận 4 cây Di sản trong khuôn viên đình làng Yên Chỉ có ý nghĩa quan trọng về việc gìn giữ bảo vệ hệ sinh thái môi trường cũng như tôn vinh, phát huy với những giá trị về mặt văn hóa, tinh thần của người dân địa phương.

Ngôi đình cổ sở hữu nhiều cây Di sản nhất Ninh Bình
Ban Quản lý đình làng thường xuyên chăm sóc, tưới tiêu cho cây (trong hình là một cây bàng được công nhận cây Di sản).

 

Theo ông Trịnh Văn Thụ, Ban Quản lý đình làng: Đình làng Yên Chỉ có lịch sử vài trăm năm. Đình được lập nên để thờ Tam vị Thánh Tản gồm: Quý Minh Đại Vương, Tản Viên Sơn Thánh và Cao Sơn Đại Vương là các vị Thượng đẳng thần, có vai trò quan trọng trong tín ngưỡng người Việt, phù trợ cho nhân dân được ấm no, hạnh phúc, đất nước thái bình.

Trong kháng chiến nơi đây là căn cứ cách mạng quan trọng góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc. Tại đây đã thành lập đội tự vệ thôn, tổ chức rải truyền đơn cách mạng, tập luyện, họp bàn quân sự. 

Hiện nay, đình trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân làng Yên Chỉ và trong khu vực. Với những giá trị quý giá, năm 2022, đình được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Trải qua hàng trăm năm trước những biến đổi thời gian và chiến tranh song đình vẫn còn lưu giữ được cảnh quan, kiến trúc độc đáo. Ngoài ra nhiều thần sắc của các vị vua, bát hương, bài vị, hòm sắc cổ,… còn được lưu giữ đến tận ngày nay. 

Đại diện Ban Quản lý đình cho biết thêm: “Để bảo vệ và giữ gìn cây xanh trong khuôn viên đình nói chung và 4 cây Di sản nói riêng, Ban Quản lý đền đã giao nhiệm vụ cho các thành viên thường xuyên có trách nhiệm trông coi, tưới nước, chăm sóc cảnh quan môi trường. Ngoài ra chúng tôi cũng tuyên truyền cho bà con cùng chung tay bảo vệ để cây trường tồn với các thế hệ đời sau.”

Theo ông Quách Mai Hồng, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh, cây Di sản không đơn thuần là những cây cổ thụ, mà còn là những nhân chứng lịch sử, văn hóa của đất nước, của dân tộc cần được tôn vinh và bảo vệ. Với 4 cây vừa được công nhận, đình Yên Chỉ hiện là ngôi đình sở hữu nhiều cây Di sản nhất trên địa bàn tỉnh.

Ninh Bình hiện có khoảng 20 cây cổ thụ đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam. Trong đó có nhiều cây có tuổi đời cao như cây thị trên 700 năm ở đình làng Phù Long, xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, cây thị trên 500 năm tuổi, cây bàng gần 250  năm tuổi tại chùa Hưng Long (xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình);…

Để được công nhận là “Cây Di sản” phải đáp ứng được các tiêu chí như: Cây sống trên 100 năm, cao to hùng vĩ, có hình dáng đặc sắc, có giá trị cảnh quan, văn hóa, lịch sử…

Bài, ảnh: Minh Hải



Nguồn

Cùng chủ đề

Phát triển Văn hóa ẩm thực Du lịch bền vững

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình Dương Thị Thanh cho biết, du lịch ẩm thực đang dần trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành du lịch của Ninh Bình, do là một trong những điểm đến nổi bật nhờ nền ẩm thực phong phú, đa dạng và đặc trưng với nhiều món ăn nổi tiếng, chứa đựng chiều sâu văn hóa, đậm nét truyền thống của vùng đất Cố...

Ninh Bình tổ chức Lễ hội khinh khí cầu với sự tham gia của các phi công nước ngoài

Đồng chí Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội cho biết: Tính từ thời điểm Quần thể danh thắng Tràng An được vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên...

Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình quảng bá điểm đến du lịch tiềm năng bối cảnh quay phim tại Hàn Quốc và Hoa Kỳ

Tham dự sự kiện, Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình có đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Ninh...

Cùng tác giả

Đối thủ của Bích Tuyền và LPBank Ninh Bình toàn hàng ‘khủng’ thế giới

Giải sẽ diễn ra từ 17 – 22.12. Theo đó, LPBank Ninh Bình nằm ở bảng B cùng các đối thủ Imoco Conegliano (Ý), Dentil Praia Clube (Brazil) và NEC Red Rockets (Nhật Bản). Còn bảng A có gồm Vero Volley Milano (Ý), Gerdau Minas (Brazil), Zamalek (Ai Cập) và đội chủ nhà Ngân hàng Bột Hải Thiên Tân (Trung Quốc). Bích Tuyền cùng CLB LPBank Ninh Bình sắp được thi đấu với các CLB mạnh nhất thế giới Bích Tuyền...

Các hiệp hội đứng về nông dân đồng loạt ‘mong’ áp thuế GTGT phân bón 5%

Các hiệp hội đứng về nông dân đồng loạt ‘mong’ áp thuế GTGT phân bón 5% Thuế GTGT phân bón là câu chuyện gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua, khi các bất cập của chính sách hiện hành đã gây ra nhiều hệ lụy cho đối tượng thụ hưởng cuối cùng là người nông dân. Để tháo gỡ nút thắt gần 10 năm qua, Chính phủ đã đề xuất đưa phân bón trở lại diện...

Giảm 1.000 đồng/kg tại miền Nam

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay lặng sóng và dao động trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Thương lái tại Hưng Yên, Hải Dương và Thái Bình đang thu mua heo hơi với giá 63.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 30/102024 duy trì đi ngang Ở chiều ngược lại, thương lái tại Lào Cai, Ninh Bình...

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc – NamDự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam – công trình có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với dự kiến tổng chi lên tới 70 tỷ USD sẽ mang lại tăng trưởng mỗi năm cho nền kinh tế thêm khoảng 0,97%. Lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, GTVT, Tài chính, Tổng công ty Đường sắt...

Gần 100 doanh nghiệp Khánh Hòa và Thanh Hóa kết nối giao thương, xúc tiến thương mại

Gần 100 doanh nghiệp Khánh Hòa và Thanh Hóa kết nối giao thương, xúc tiến thương mạiKhánh Hòa và Thanh Hóa đều có những tiềm năng, lợi thế tương đồng, là tiền đề quan trọng cho doanh nghiệp của 2 địa phương kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Ông Lê Hữu Hoàng, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh (thứ 2 từ phải qua) tặng quà lưu niệm cho doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa...

Cùng chuyên mục

Ninh Bình tổ chức Lễ hội khinh khí cầu với sự tham gia của các phi công nước ngoài

Đồng chí Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội cho biết: Tính từ thời điểm Quần thể danh thắng Tràng An được vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên...

Du lịch Ninh Bình Bứt phá sau hơn 30 năm tái lập tỉnh

Nhiều quyết sách đột phá Ngay sau khi tái lập tỉnh năm 1992, Ninh Bình đã tiến hành lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 1995-2010 và được điều chỉnh năm 2007 cho giai đoạn đến...

Phát triển du lịch miền núi Thêm giải pháp bền vững cho ngành công nghiệp không khói Kỳ III Xây dựng hệ sinh thái...

Những điều kiện cần Thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư hạ tầng, xúc tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch miền núi, du lịch xanh. Nhiều sản phẩm du lịch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất