Powered by Techcity

Nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả nhiệm kỳ

P.V: Xin đồng chí đánh giá khái quát các điều kiện khó khăn, thuận lợi tác động đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn từ đầu nhiệm kỳ đến nay? 

Đ/c Dương Đức Đằng: Ninh Bình cũng như cả nước bước vào thực hiện nhiệm kỳ mới trong điều kiện gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, một số nước vẫn thực hiện chính sách zero-Covid dẫn tới hoạt động thương mại bị ảnh hưởng lớn, cuộc xung đột giữa Nga- Ukraina tác động tiêu cực tới chuỗi cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu toàn cầu, việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp gặp không ít khó khăn. 

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, Bộ Công thương, UBND tỉnh, nhiều biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được triển khai đồng bộ, có hiệu quả toàn diện trên các lĩnh vực, nhờ đó sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn duy trì mức tăng trưởng nhưng không cao. … Chỉ số công nghiệp (IIP) 9 tháng đầu năm 2023, giảm 2,69%. Theo ước tính, tốc độ tăng GRDP ngành công nghiệp giai đoạn 2020-2023 tăng bình quân 5,6%/năm, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu tăng bình quân chung cho cả giai đoạn 2020- 2025 (bình quân 13,4%/năm). 

Điểm sáng trong bức tranh của ngành Công thương phải kể đến lĩnh vực thương mại dịch vụ có sự tăng trưởng ổn định, nhất là sau khi dịch COVID được kiểm soát. Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa toàn tỉnh ước thực hiện gần 46.701,5 tỷ đồng, tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2022. Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn tỉnh năm 2023 ước đạt 51.057 tỷ đồng, tăng 25,7 % so với thực hiện năm 2020. Giá cả các mặt hàng thiết yếu cơ bản ổn định, hàng hóa phong phú đa dạng cung ứng đầy đủ nhu cầu người dân. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều tác động tiêu cực, do vậy tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2021 – 2023 ước đạt trên 9.355 triệu USD, trong đó năm 2023 tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3.250 triệu USD, bằng 101,56% so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII đã đề ra. 

P.V: Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực công thương, Sở Công Thương đã thực hiện những giải pháp nào để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp công nghiệp nói riêng và cho lĩnh vực sản xuất – kinh doanh trên địa bàn tỉnh nói chung? 

Đ/c Dương Đức Đằng: Bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Bộ Công Thương và UBND tỉnh, ngành Công thương đã sớm dự báo được tình hình khó khăn và có những giải pháp với từng thời kỳ do vậy mặc dù tốc độ tăng trưởng không cao nhưng tình hình sản xuất vẫn ổn định, đời sống người lao động được đảm bảo. UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Công thương phối kết hợp với các ngành liên quan và các địa phương hỗ trợ đồng hành với các doanh nghiệp. Theo đó, đã tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để đi vào ổn định giai đoạn 1 và sớm đưa giai đoạn 2 dự án Nhà máy sản xuất ô tô Hyunhdai thành công số 2 (HTMV số 2) tại KCN Gián Khẩu 50ha mở rộng đi vào hoạt động, góp phần tăng tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp của tỉnh. 

Nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả nhiệm kỳ
Lắp ráp ô tô tại Nhà máy ô tô Hyundai Thành Công (Khu công nghiệp Gián Khẩu, Gia VIễn). Ảnh: Anh Tuấn

 

Đề xuất các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ xem xét, ban hành một số chính sách, cơ chế hỗ trợ cho ngành sản xuất lắp ráp ô tô; triển khai chính sách hỗ trợ về thị trường, lao động, miễn giảm thuế,… để đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình hoạt động, kịp thời trao đổi, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực của tỉnh (sản xuất, láp ráp ô tô, camera modun, linh kiện điện tử, may mặc, giày dép,…) hoạt động ổn định và phát triển. 

Triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Qua đó duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ổn định, tập trung đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm có lợi thế như: camera modul và linh kiện điện tử, linh kiện ô tô, hàng may mặc, da giày, hàng nông sản chế biến, thủ công mỹ nghệ,… góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, củng cố, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tận dụng các lợi thế trong quá trình hội nhập quốc tế, chủ động, tích cực tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa toàn cầu nhằm tăng năng lực sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. 

Để hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Sở Công thương đã tập trung vào hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tham gia các hội chợ nhằm mở rộng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường,tổ chức các hội nghị kết nối cung – cầu… qua đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cơ sở đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động. 

P.V: Theo dự báo những năm cuối nhiệm kỳ vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức. Vậy đồng chí đánh giá như thế nào về khả năng hoàn thành kịch bản tăng trưởng đã đề ra trong năm 2023 cũng như cả nhiệm kỳ? 

Đ/c Dương Đức Đằng: Với nửa đầu nhiệm kỳ vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tếxã hội, Sở Công Thương đã nỗ lực tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp gắn với chức năng, nhiệm vụ của Ngành, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp và thương mại của tỉnh. Kết quả, tốc độ tăng trưởng GRDP công nghiệp bình quân đạt 6,20%/ năm, tốc độ tăng trưởng GRDP lĩnh vực thương mại, dịch vụ bình quân đạt 10,91%; hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân 6,54%, riêng tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2023 ước đạt 3.266 triệu USD, vượt mục tiêu Đại hội đề ra. 

Nhìn nhận lại chặng đường đã qua để có những chiến lược phù hợp dài hơi. Do vậy, từ nay đến cuối nhiệm kỳ, dự báo tình hình thế giới, khu vực và nước ta tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, gây nhiều khó khăn, thách thức do tác động của xung đột kéo dài giữa Nga và Ucraina, kinh tế thế giới chưa thoát được đà suy giảm sau đại dịch COVID-19. 

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Công Thương sẽ tiếp tục rà soát các chỉ tiêu đạt kết quả chưa cao của Ngành để đề ra những giải pháp phù hợp và quyết tâm thực hiện có hiệu quả mục tiêu tăng trưởng đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025. 

Để thực hiện mục tiêu đó, Sở Công thương sẽ triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng tập trung, trong đó đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo chiều sâu; chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ ô tô để nâng cao giá trị tăng thêm trong giá trị sản xuất của các sản phẩm chủ lực; thu hút các dự án lớn, nhất là các dự án FDI sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường và đóng góp ngân sách lớn. 

Tăng cường liên kết trong sản xuất kinh doanh, liên kết nội vùng, liên vùng, liên tỉnh. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tập trung vào các ngành, lĩnh vực công nghiệp then chốt theo định hướng thu hút đầu tư của tỉnh như dự án đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử và sản phẩm phụ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử, chế biến nông sản thực phẩm; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương thuộc tỉnh (DDCI), qua đó tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. 

Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã và mới được thành lập để đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng tạo mặt bằng sạch thu hút các dự án làm tiền đề để tăng năng lực sản xuất mới, góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh. 

P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí! 

Nguyễn Thơm (Thực hiện)



Nguồn

Cùng chủ đề

Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh khóa XV

Các đồng chí: Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Hoàng Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Hoàng Văn Kiên, Tỉnh ủy...

Cùng tác giả

Hà Tĩnh kêu gọi hơn 46 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngày 19/9, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tính đến 12h cùng ngày, tỉnh đã nhận được hơn 46 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân tỉnh nhà ủng hộ, chia sẻ với khó khăn của đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại do thiên tai gây ra. Ngoài số tiền nói trên, tỉnh Hà Tĩnh còn huy động lực lượng công nhân, cán bộ từ các ngành môi trường đô thị,...

Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh khóa XV

Các đồng chí: Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Hoàng Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Hoàng Văn Kiên, Tỉnh ủy...

Tăng mạnh tại miền Bắc, Hà Nội chạm mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 20/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng và giao dịch trong khoảng 67.000 – 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng Cụ thể, sau khi tăng 3 giá thương lái tại Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 70.000 đồng đây là mức giá cao nhất khu vực. Cùng tăng...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất