Powered by Techcity

Ninh Bình hướng đến xây dựng Đô thị Cố đô Di sản


Ninh Bình là địa phương duy nhất ở Việt Nam và cũng là số ít trong khu vực sở hữu danh hiệu di sản kép: Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An. Cùng với đó, Ninh Bình được thừa hưởng tinh hoa văn hóa của vùng đất kinh đô Hoa Lư. Trên cơ sở nền tảng di sản đô thành và đô thị Hoa Lư cổ truyền, Ninh Bình đang hướng tới xây dựng “Đô thị Cố đô – Di sản” vừa bảo tồn các giá trị bền vững của di sản, vừa mang tính văn minh, hiện đại.

Hơn 30 năm trước khi tái lập tỉnh, kinh tế của Ninh Bình khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Nhưng ngay tại thời điểm đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã nhìn rõ những lợi thế về phát triển du lịch, dịch vụ là một ngành kinh tế quan trọng. Theo đồng chí Đinh Đức Hữu, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, đầu những năm 2000, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành các nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch. Đây là cơ sở, là động lực để tỉnh bảo vệ thành công Quần thể danh thắng Tràng An trở thành Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014. Cũng trong năm 2014, tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 28/7/2014. 

Theo định hướng phát triển không gian, đô thị Ninh Bình theo mô hình đô thị đa tâm, gồm: Khu vực đô thị trung tâm tập trung chủ yếu tại thành phố Ninh Bình, thị trấn Thiên Tôn; các khu vực đô thị phụ trợ là đô thị Bái Đính và các trung tâm Ninh Hải – Ninh Thắng, Ninh Vân, Mai Sơn kết nối bằng hệ thống giao thông đô thị và vùng cảnh quan di sản văn hóa, thiên nhiên Quần thể danh thắng Tràng An; vùng sinh thái nông nghiệp là vùng đệm xanh bảo vệ Quần thể danh thắng Tràng An và hạn chế phát triển lan tỏa của khu vực đô thị trung tâm. 

Đến năm 2016, tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình tại Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 4/2/2016. Trong đó, xác định tính chất là di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới, có giá trị về địa chất, địa mạo, cảnh quan thiên nhiên và lịch sử – văn hóa; là khu du lịch của quốc gia, tầm cỡ quốc tế, có đặc trưng về lịch sử – văn hóa – sinh thái; là khu vực có dân cư sinh sống đan xen. 

Các quy hoạch cũng xác định: bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, thiên nhiên của Quần thể danh thắng Tràng An; quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị và bảo tồn giá trị văn hóa tại Cố đô Hoa Lư, các làng nghề truyền thống, các cụm di tích và di tích đơn lẻ; tại khu vực này không phát triển công trình cao tầng, giảm mật độ xây dựng, mật độ cư trú phù hợp với công ước quốc tế và Luật Di sản văn hóa. Bảo tồn các vùng cảnh quan sinh thái đặc biệt quan trọng như: Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư theo quy định… 

Theo quy hoạch, để phát triển đô thị cần tiếp tục đầu tư hoàn thiện và nâng cấp các tiêu chí của các đô thị làm cơ sở nâng loại đô thị và hình thành đô thị mới phù hợp với quy hoạch và chương trình phát triển đô thị. Xây dựng thành phố Ninh Bình là đô thị “Văn hóa, sinh thái, thân thiện với môi trường”, gắn phát triển đô thị Ninh Bình với phát triển dịch vụ du lịch kết nối khu Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An với khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, chùa Bái Đính, Cố đô Hoa Lư… Thực hiện cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp đô thị cũ kết hợp xây dựng mới thay thế công trình cũ không có giá trị, công trình không làm thay đổi lớn về cơ cấu sử dụng đất và cảnh quan kiến trúc đô thị cũ. Nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị cũ bao gồm cải tạo, nâng cấp vỉa hè, đường, ngõ, ngầm hóa các công trình hạ tầng kỹ thuật. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện theo quy hoạch, đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan, chỉnh trang đô thị sáng, xanh, sạch, đẹp; phát động phong trào xây dựng nhiều tuyến phố văn minh, kiểu mẫu. Thực hiện quản lý, bảo đảm sử dụng đất đô thị đúng mục đích, đúng quy hoạch, tiết kiệm, có hiệu quả cao. 

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình, tỉnh đã có các giải pháp để phát triển đô thị đi đôi với bảo tồn bền vững các giá trị của Di sản. Đặc biệt, vừa qua, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 16-NQ/TU về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2023-2030. Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 138 về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2023-2030. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025, thực hiện hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, đồng thời sắp xếp các đơn vị hành chính trực thuộc gắn với định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất là “Đô thị Cố đô – Di sản”, dựa trên các giá trị độc đáo về địa tự nhiên – sinh thái, văn hóa – lịch sử, sở hữu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Đồng thời hoàn thiện các tiêu chí công nhận đơn vị hành chính mới sau hợp nhất là đô thị loại I trực thuộc tỉnh; có vị thế trung tâm du lịch vùng và quốc gia, mang giá trị toàn cầu; là trung tâm chính trị – hành chính, văn hóa, kinh tế, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, dịch vụ chất lượng cao, đầu mối hợp tác quốc tế của tỉnh Ninh Bình. 

Theo quan điểm của kiến trúc sư Nguyễn Trung Dũng, Phó Giám đốc Viện Quy hoạch – Xây dựng Ninh Bình: Hiện nay, có sự phân định khá rõ một bên là đô thị hiện đại và một bên là khu vực Quần thể danh thắng Tràng An. Do vậy, chúng ra phải xác định phát triển và bảo tồn là hai nhiệm vụ song song, muốn đô thị Ninh Bình phát triển mang dấu ấn riêng, mang đặc trưng của một đô thị Cố đô – Di sản thì phần tiếp giáp với Di sản cần có quy hoạch cụ thể phân định rõ khu vực đô thị hiện đại, khu vực chuyển tiếp tiếp giáp với khu Di sản Tràng An, đảm bảo tính hài hòa, trong đó phải tính đến cả mật độ xây dựng, hình thái kiến trúc của khu vực tiếp giáp đó. Đồng thời cũng phải nghiên cứu cả kiến trúc của các công trình công cộng hay nhà ở dân cư, dịch vụ thương mại xuất hiện trong khu vực chuyển tiếp phải có màu sắc kiến trúc riêng biệt mang màu sắc văn hóa bản địa để không phá vỡ cảnh quan cũng như bảo tồn các giá trị truyền thống trong vùng đô thị. 

Đánh giá về định hướng của tỉnh xây dựng đô thị Ninh Bình là “Đô thị Cố đô – Di sản”, GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam nêu ý kiến: Đô thị Hoa Lư – Ninh Bình trải qua hơn nghìn năm biến đổi, có lúc thu hẹp, có khi mở rộng và sự thu hẹp hay mở rộng này đều dựa trên cốt lõi Kinh đô Hoa Lư, trên cơ sở nền tảng di sản đô thành và đô thị Hoa Lư cổ truyền. Tính từ giữa năm 2014, khi Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, nhu cầu phát triển du lịch, phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa tăng cao, thúc đẩy nhanh hơn, mạnh hơn quá trình đô thị hóa nông thôn, nâng dần cả đô thị và nông thôn ở vùng Kinh đô Hoa Lư xưa từng bước tiệm cận với mô hình đô thị Cố đô – Di sản. 

Những giá trị nổi bật của đô thành – đế đô đầu tiên của quốc gia Đại Việt, cũng như của đô thị – cảng thị trung đại tựa núi, nhìn sông, mở ra Biển Đông đầu tiên ở khu vực phía Bắc đã tạo lập các giá trị bản sắc đặc trưng nhất của không gian lịch sử – văn hóa Kinh đô Hoa Lư, làm nguồn lực chủ yếu, động lực mạnh mẽ và lợi thế căn bản cho Ninh Bình có thể nâng tầm thành đô thị Cố đô – Di sản văn minh, hiện đại – thành phố trực thuộc Trung ương đại diện cho cực tăng trưởng ở phía Nam châu thổ Sông Hồng. Đây cũng chính là nội dung cốt lõi, là cơ sở quan trọng hàng đầu để Ninh Bình nghiên cứu định dạng thương hiệu đô thị Hoa Lư – Ninh Bình trong định hướng phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Nguyễn Thơm



Nguồn

Cùng chủ đề

CLB Ninh Bình của Hoàng Đức gây bất ngờ khi thắng quá dễ, PVF-CAND chới với

Cuộc đối đầu giữa CLB PVF-CAND và đội Ninh Bình được chờ đợi diễn ra hấp dẫn. Bởi đây là màn so tài giữa 2 đội bóng được đánh giá là ứng cử viên vô địch và cùng đang đứng trong tốp 3 giải hạng nhất mùa này. Tuy nhiên, kịch bản bất ngờ đã xảy ra khi CLB Ninh Bình thắng tương đối dễ dàng.  Trên sân nhà, CLB PVF-CAND sớm “vỡ vụn” trước đội đầu bảng Ninh Bình....

Năm 2025 sẽ khởi công đoạn cao tốc gần 20.000 tỉ đồng nối Nam Định – Thái Bình

Phối cảnh cầu vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Ảnh: Bộ GTVT Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình (được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp thực hiện dự án) đã ký phê duyệt quyết định đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình theo phương thức đối tác công tư (PPP). Dự án có tổng mức đầu tư bao...

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Toàn cảnh buổi gặp gỡ báo chí về Giải Golf Di sản lần thứ nhất – Ninh Bình năm 2024. (Ảnh: Gia Thành) Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình và Công ty Cổ phần truyền thông đối ngoại Việt Nam chủ trì, phối hợp với Báo Văn hóa, Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam tổ chức. Giải Golf di sản lần thứ nhất là hoạt động thiết thực chào mừng và hưởng ứng Ngày...

Ninh Bình, Sơn La có tân giám đốc công an tỉnh

Chiều ngày 4/11/2024, tại Công an tỉnh Ninh Bình, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình đối với Đại tá Đinh Việt Dũng. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo...

Phát triển Văn hóa ẩm thực Du lịch bền vững

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình Dương Thị Thanh cho biết, du lịch ẩm thực đang dần trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành du lịch của Ninh Bình, do là một trong những điểm đến nổi bật nhờ nền ẩm thực phong phú, đa dạng và đặc trưng với nhiều món ăn nổi tiếng, chứa đựng chiều sâu văn hóa, đậm nét truyền thống của vùng đất Cố...

Cùng tác giả

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Ủng hộ mạnh mẽ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam nhưng các đại biểu Quốc hội và giới chuyên gia còn nhiều trăn trở về quy hoạch, vị trí đặt các ga… Vì sao không kéo dài tới Lạng Sơn, Cần Thơ? Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua...

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 với chủ đề “Dòng chảy di sản”

Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy Di sản” là sự kiện văn hóa-du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng của dân tộc. Hướng tới xây dựng Festival Ninh Bình mang thương hiệu quốc gia và quốc tế Festival Ninh Bình-Tràng An 2003: Xây dựng thương hiệu văn hóa đặc sắc Festival Ninh Bình-Tràng An 2023: Tôn vinh giá trị di sản gắn với du lịch Nguồn:...

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – đoàn Lâm Đồng cơ bản thống nhất với nội dung của dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng Theo đại biểu, tại Điều 6 dự thảo luật đã nêu 6 chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực hóa chất. Nội dung của các...

Vietlott ‘nổ’ độc đắc liên tục; không được khuyến mại cho người gửi tiền

Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền Thông tư 48 năm 2024 quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD) do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành, có hiệu lực từ 20/11. Theo Thông tư 48, TCTD khi nhận tiền gửi không được thực hiện khuyến mại...

Xác định đội bóng đầu tiên vào bán kết giải bóng chuyền nam vô địch quốc gia

Giai đoạn 2 giải bóng chuyền vô địch quốc gia chưa có bất ngờ lớn khi các đội sở hữu lực lượng nội binh đồng đều cùng ngoại binh chất lượng như Thể Công, Sanest Khánh Hòa, Biên Phòng đều khẳng định được sức mạnh. Đội Biên Phòng đoạt vé đầu tiên vào bán kết giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2024 Đương kim á quân Biên Phòng là đội bóng đầu tiên giành vé vào bán kết sau...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất