Powered by Techcity

Sơ kết tình hình thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia từ năm 2021 đến nay


Ngày 28/8, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025 tổ chức phiên họp thứ 4, trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố để sơ kết tình hình triển khai thực hiện các Chương trình MTQG từ năm 2021 đến nay và triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

Đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính Phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG chủ trì phiên họp. Tham dự có lãnh đạo, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương; lãnh đạo và đại diện các bộ, ban, ngành có liên quan.

Dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu Ninh Bình có đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Thủ tướng Chính phủ đã giao hơn 102 nghìn tỷ đồng vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 cho 3 chương trình MTQG. Đến hết tháng 8/2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư các chương trình trong năm 2023 của các địa phương trình (bao gồm cả vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023) là khoảng hơn 16.365 tỷ đồng (đạt 47,81% khế hoạch).

Về kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ các Chương trình MTQG: Tỷ lệ giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số bình quân đạt 3,4% (kế hoạch là 3%); ước tính tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều đến năm 2023 còn 2,93% (giảm 1,1%); tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%); tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn 17,82% (giảm 3,2%), đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.

Cả nước có hơn 6 nghìn trong tổng số 8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), tăng 11,3% so với cuối năm 2020; có 263 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM.

Tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng quá trình tổ chức thực hiện, triển khai các chương trình MTQG từ Trung ương đến địa phương còn nhiều hạn chế, vướng mắc: Kết quả giải ngân vốn các chương trình MTQG, đặc biệt là giải ngân vốn sự nghiệp chưa đạt mục tiêu đề ra; còn có những chính sách không phù hợp với thực tiễn hoặc thiếu cơ sở pháp lý để triển khai; một số địa phương chưa hoàn thiện việc ban hành cơ chế lồng ghép nguồn vốn…

Về phía tỉnh Ninh Bình, ngay sau khi Quốc hội, Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình MTQG, tỉnh đã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Đến nay, tỉnh đã kiện toàn Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 từ cấp tỉnh đến cấp huyện; ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình; cơ chế huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn giữa các Chương trình MTQG và các chương trình dự án khác trên địa bàn tỉnh… 

Trong giai đoạn 2022-2025, Ninh Bình dự kiến nguồn lực từ ngân sách Nhà nước để thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh là khoảng 1.547 tỷ đồng. Từ năm 2021-2023, tỉnh đã cân đối bố trí hơn 932 tỷ đồng để triển khai thực hiện Chương trình.

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung chỉ đạo, đôn đốc; tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan Trung ương và địa phương, kịp thời xử lý các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình MTQG. Các địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông để nâng cao nhận thức cho người dân. 

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách để tổ chức thực hiện các chương trình MTQG đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Tăng cường lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác có cùng mục tiêu trong phân bổ, sử dụng nguồn lực tại địa phương đảm bảo trọng tâm, tránh chồng chéo, dàn trải…

Nguyễn Lựu – Minh Đường



Nguồn

Cùng chủ đề

Huyện Yên Khánh kỷ niệm 30 năm tái lập và đón nhận huyện nông thôn mới nâng cao

Về dự và trao quyết định có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Thị Thanh, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Phát biểu khai mạc, đồng chí Hoàng Văn Thắng, Bí thư Huyện ủy Yên Khánh cho biết, trong bộn bề khó khăn của những ngày đầu tái lập huyện, toàn Đảng bộ huyện đã thể hiện quyết...

Yên Khánh kỷ niệm 30 năm tái lập huyện và đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023

Dự Lễ kỷ niệm, đại biểu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình, nguyên Bí thư Huyện ủy Yên Khánh;...

Cùng tác giả

Khó lường cuộc đua vô địch lẫn trụ hạng bóng chuyền quốc gia

Sanest Khánh Hòa không dễ bảo vệ ngôi vương Đội đương kim vô địch Sanest Khánh Hòa vẫn khẳng định được sức mạnh khi xếp nhất vòng loại với 7 trận thắng, 1 trận thua. Qua đó, đội bóng phố biển Nha Trang gặp đối thủ “nhẹ ký” ở bán kết là CLB Ninh Bình (hạng 4 vòng loại). Kinh nghiệm của Từ Thanh Thuận, Huỳnh Trung Trực, Nguyễn Đình Nhu cùng phong độ ấn tượng của Dương Văn Tiên,...

Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại ông lớn đường cao tốc Việt Nam

Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam sẽ được giữ nguyên mô hình tổ chức là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và hoạt động theo mô hình nhóm Công ty mẹ – Công ty con. Một đoạn cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình do VEC đầu tư, khai thác. Chủ tịch Ủy ban quản...

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Ủng hộ mạnh mẽ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam nhưng các đại biểu Quốc hội và giới chuyên gia còn nhiều trăn trở về quy hoạch, vị trí đặt các ga… Vì sao không kéo dài tới Lạng Sơn, Cần Thơ? Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua...

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 với chủ đề “Dòng chảy di sản”

Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy Di sản” là sự kiện văn hóa-du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng của dân tộc. Hướng tới xây dựng Festival Ninh Bình mang thương hiệu quốc gia và quốc tế Festival Ninh Bình-Tràng An 2003: Xây dựng thương hiệu văn hóa đặc sắc Festival Ninh Bình-Tràng An 2023: Tôn vinh giá trị di sản gắn với du lịch Nguồn:...

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – đoàn Lâm Đồng cơ bản thống nhất với nội dung của dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng Theo đại biểu, tại Điều 6 dự thảo luật đã nêu 6 chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực hóa chất. Nội dung của các...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất