Powered by Techcity

Khơi dậy khát vọng và phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp sinh thái nông thôn hiện đại nông dân văn minh

P.V: Thưa đồng chí, nhiệm kỳ 2018- 2023 đã ghi dấu với nhiều kết quả nổi bật trong công tác Hội và phong trào nông dân của tỉnh, xin đồng chí cho biết những dấu ấn nổi bật? 

Đồng chí Đinh Hồng Thái: Nhiệm kỳ qua, công tác Hội và phong trào nông dân tiếp tục phát triển và đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung và phương thức hoạt động, qua đó phát huy vai trò nòng cốt, đoàn kết, sáng tạo của cán bộ, hội viên, nông dân, tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, làm tốt chức năng đại diện chăm lo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân. 

Kết quả, đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 12/12 chỉ tiêu Đại hội lần thứ VI đề ra, một số chỉ tiêu vượt cao. Công tác tuyên truyền thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các phong trào thi đua của Hội được triển khai sâu rộng, kịp thời, bằng nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền các hoạt động của Hội. Công tác xây dựng tổ chức Hội tiếp tục củng cố và phát triển, tổ chức bộ máy, cán bộ được sắp xếp lại theo hướng tinh, gọn, hoạt động hiệu quả, chất lượng sinh hoạt chi, tổ hội và hội viên ngày càng được nâng cao. 

100% cơ sở Hội xếp loại vững mạnh; 8/8 Hội Nông dân huyện, thành phố hằng năm được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Hội tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, hướng mạnh về cơ sở; đa dạng hóa các hình thức tập hợp nông dân, xây dựng Hội vững mạnh. 

Trong nhiệm kỳ đã kết nạp trên 16.000 hội viên, nâng tổng số hội viên trong toàn tỉnh lên 134.095 hội viên, đạt tỷ lệ tập hợp 81%. Vai trò, trách nhiệm của Hội trong xây dựng giai cấp nông dân ngày càng được khẳng định. Phong trào thi đua do Hội phát động tiếp tục phát triển cả bề rộng và chiều sâu, nâng cao về chất lượng. Hoạt động hỗ trợ nông dân thiết thực, hiệu quả, kịp thời giúp nông dân tiếp cận và hội nhập trong tình hình mới. Các cấp Hội tăng cường tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh. 

Nổi bật là việc triển khai Đề án “Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn” với chuỗi cửa hàng nông sản an toàn; công tác phát triển nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp. Có nhiều hoạt động an sinh xã hội, chăm lo cho hội viên, nông dân, đặc biệt trong giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. 

Nhiệm kỳ qua, các cấp Hội trong tỉnh đã xây dựng 317 mô hình giảm nghèo bền vững; vận động hội viên giúp nhau gần 27.000 ngày công, hỗ trợ giống, cây con, vật tư nông nghiệp… với tổng trị giá gần 3 tỷ đồng; giúp 3.579 hộ nông dân vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đến cuối năm 2022 còn 2,36%. Vị thế, uy tín của tổ chức Hội ngày càng được khẳng định trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội ở nông thôn. Hoạt động của Hội Nông dân đã góp phần tích cực vào nhiệm vụ xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII đề ra. 

Trong nhiệm kỳ, Hội Nông dân tỉnh được Chủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì; được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua; được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, UBND tỉnh tặng Cờ đơn vị xuất sắc; nhiều cá nhân, tập thể vinh dự được Thủ tướng Chính phủ, Trung ương Hội và UBND tỉnh tặng Bằng khen. 

PV: Có thể khẳng định những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua đã góp phần giúp nông dân tiếp cận và hòa nhập trong giai đoạn hiện nay, qua đó tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Hội. Đồng chí chia sẻ những bài học, kinh nghiệm rút ra trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân tỉnh lần thứ VI? 

Đồng chí Đinh Hồng Thái: Từ những kết quả trong nhiệm kỳ qua, Hội đã rút ra nhiều bài học, kinh nghiệm đó là: 

Một là: Các cấp Hội phải nắm vững các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tranh thủ sự chỉ đạo của Hội cấp trên, sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự tạo điều kiện của chính quyền để vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tiễn phong trào nông dân của từng địa phương. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các doanh nghiệp để tạo sức mạnh tổng hợp trong triển khai, thực hiện công tác Hội và phong trào nông dân. 

Hai là: Thường xuyên củng cố tổ chức Hội, đa dạng hóa các mô hình hoạt động và các hình thức tập hợp hội viên để thu hút đông đảo nông dân tham gia vào tổ chức Hội. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội các cấp, đảm bảo có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội, nhất là cấp cơ sở. 

Ba là: Tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, cán bộ Hội phải mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, thường xuyên bám sát cơ sở, nắm bắt tư tưởng của hội viên, kịp thời chỉ đạo phong trào phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động gắn với hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ nông dân về vốn, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn khoa học, kỹ thuật, phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong lãnh đạo, chỉ đạo phải có trọng tâm, trọng điểm, hướng về cơ sở; phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến trong công tác Hội và phong trào nông dân. 

PV: Để phát huy những kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ qua, đặc biệt là phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, xin đồng chí cho biết phương hướng, nhiệm vụ quan trọng cần tập trung thực hiện trong thời gian tới? 

Đồng chí Đinh Hồng Thái: Trong thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh xác định tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp Hội, tập hợp, đoàn kết đông đảo hội viên, nông dân, xây dựng Hội Nông dân vững mạnh về mọi mặt, là trung tâm và nòng cốt trong phong trào nông dân, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng đô thị văn minh; mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế. Thực hiện có hiệu quả vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, góp phần xây dựng tỉnh Ninh Bình trở thành tỉnh khá trong khu vực đồng bằng Sông Hồng. 

Để đạt được mục tiêu này, các cấp Hội tập trung đổi mới phong cách làm việc và phương pháp công tác, phát huy vai trò nêu gương của cán bộ Hội; đa dạng hóa các hình thức tập hợp, phát triển hội viên. Đẩy mạnh việc thành lập chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp. Hoạt động hướng mạnh về cơ sở. 

Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội, tổ hội Nông dân đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Tiếp tục phối hợp, huy động các nguồn lực đào tạo, bồi dưỡng, trang bị cho hội viên, nông dân có đủ kiến thức, đủ năng lực để làm chủ và phát huy vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. 

Trọng tâm là hỗ trợ nông dân thực hiện hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, thực hiện liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, hình thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, hướng dẫn nông dân tổ chức sản xuất theo quy trình kỹ thuật, bảo vệ lợi ích cho nông dân. Vận động nông dân tích cực tham gia các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông, ý tưởng nhà nông, tôn vinh sản phẩm nông nghiệp, tôn vinh nông dân xuất sắc, nhân rộng các điển hình sáng tạo của nông dân. 

Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án “Nông dân nói không với thực phẩm bẩn”, duy trì và nâng cao hiệu quả chuỗi “Cửa hàng nông sản an toàn”. Thành lập “Câu lạc bộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” cấp huyện, “Câu lạc bộ nông dân tỷ phú” cấp tỉnh. Xây dựng mô hình “Nông dân gương mẫu phân loại rác tại nguồn”. 

Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ nông dân về vốn, công nghệ, chuyển đổi số, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giúp nông dân nắm chắc, hiểu đúng pháp luật để tham gia liên doanh, liên kết, hợp tác có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi số… Tiếp tục phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong bảo vệ các di sản, các khu, điểm du lịch, các di tích lịch sử, văn hóa. Đồng thời, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền các cấp, bám sát tình hình thực tế để triển khai các phong trào thi đua trong nông dân, đặc biệt là phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi, trở thành động lực trong phát triển kinh tế – xã hội. 

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Vận động hội viên, nông dân đề cao cảnh giác, không tham gia “đạo lạ”, không để các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân chủ để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. 

PV: Xin cảm ơn đồng chí! 

Mai Lan (Thực hiện)



Nguồn

Cùng chủ đề

Ninh Bình-Điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam

Năm 2024, Ngành du lịch Ninh Bình đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra, trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Năm 2025, Ninh Bình hướng đến mục tiêu đón trên 9,1 triệu lượt khách, trong đó có trên 2 triệu khách quốc tế. Năm 2024, toàn tỉnh Ninh Bình ước đón 8,7 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: VGP/Diệp Anh Theo Sở Du lịch Ninh Bình, năm 2024,...

Thành phố mới ở Ninh Bình – nơi có di sản “kép” duy nhất Đông Nam Á

Từ hôm nay, 1/1/2025, thành phố Hoa Lư chính thức đi vào hoạt động. Đây là thành phố mới của tỉnh Ninh Bình, được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình, có diện tích 150,24km2 và dân số 238.209 người. Thành phố Hoa Lư được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh...

Loạt sản phẩm du lịch mới hút du khách đến Ninh Bình dịp Tết

Với hàng loạt các sự kiện, chương trình xúc tiến du lịch vào dịp Tết năm 2025, Ninh Bình kỳ vọng sẽ đón lượng lớn khách du lịch. Với hàng loạt các sự kiện, chương trình xúc tiến du lịch vào dịp Tết năm 2025, Ninh Bình kỳ vọng sẽ đón lượng lớn khách du lịch. Ảnh: Nguyễn Trường Theo đó, trong dịp Tết năm 2025, tỉnh Ninh Bình sẽ tổ chức Chương trình văn nghệ Chào Xuân mới tại thành phố Ninh...

Ninh Bình lập kỷ lục đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế

Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt khách quốc tế, chiếm gần 7% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt du khách quốc tế. Ảnh: Nguyễn Trường Ông Bùi Văn Mạnh - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, năm 2024, Ninh Bình đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa đạt 6,6...

Phó Chủ tịch Quốc hội: Tinh gọn bộ máy là đòi hỏi tất yếu khách quan

Ngày 9/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Nho Quan sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tại buổi tiếp xúc, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình thông tin tới cử tri kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Kỳ họp hoàn thành toàn bộ nội...

Cùng tác giả

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc – NamBộ Giao thông Vận tải (GTVT) được giao trình dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong tháng 1/2025. Ảnh minh họa. Đây là một trong những chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà – Trưởng ban Ban chỉ đạo tại Thông báo số 07/TB...

Ninh Bình xây dựng Tràng An là trung tâm “Đô thị di sản thiên niên kỷ”

Khu vực di sản quần thể danh thắng Tràng An hiện có 429 di tích, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 21 di tích quốc gia và 36 di tích cấp tỉnh, được phân bố đều khắp 18 xã, phường. Đây là kinh đô đầu tiên của nhà nước Đại Cồ Việt, chứa đựng nhiều di tích lịch sử, tôn giáo nổi tiếng, các giá trị thiên nhiên và văn hóa độc đáo. Nơi đây còn là cái...

Âm vang một vùng non nước cố đô

Việc khai quật khảo cổ học tại hàng loạt di tích ở Ninh Bình đã giúp các nhà khoa học tìm thấy nhiều dấu tích người Việt cổ, nhiều đồ đá, mảnh gốm, di tích xương động vật, thực vật. Ðiều đó, tạo điều kiện cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa phác thảo bức tranh sống động về khảo cổ học; về cuộc sống của người tiền sử ở vùng đất cổ Ninh...

Đặc sản nghe tên dễ nhầm ở Ninh Bình, ăn vào mùa đông càng ngon

Ngoài những đặc sản từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi như thịt dê, cơm cháy, Ninh Bình còn có một số món ăn ngon, riêng có được đông đảo người dân địa phương yêu thích, chẳng hạn như món cá kho gáo. Thoạt đầu nghe tên món ăn này, nhiều người tưởng nhầm là dùng gáo (một dụng cụ múc nước) để kho cá, giống như kho cá bằng niêu đất. Tuy nhiên, sự thực, đây là món cá kho...

Đưa quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn Việt Nam và quốc tế

Quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An – Tam Cốc – Bích Động, thuộc phạm vi của Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận với tổng diện tích là 9.663 ha. Tính chất của khu vực lập quy hoạch là khu Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt thuộc Di sản Văn...

Cùng chuyên mục

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc – NamBộ Giao thông Vận tải (GTVT) được giao trình dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong tháng 1/2025. Ảnh minh họa. Đây là một trong những chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà – Trưởng ban Ban chỉ đạo tại Thông báo số 07/TB...

Ninh Bình xây dựng Tràng An là trung tâm “Đô thị di sản thiên niên kỷ”

Khu vực di sản quần thể danh thắng Tràng An hiện có 429 di tích, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 21 di tích quốc gia và 36 di tích cấp tỉnh, được phân bố đều khắp 18 xã, phường. Đây là kinh đô đầu tiên của nhà nước Đại Cồ Việt, chứa đựng nhiều di tích lịch sử, tôn giáo nổi tiếng, các giá trị thiên nhiên và văn hóa độc đáo. Nơi đây còn là cái...

Âm vang một vùng non nước cố đô

Việc khai quật khảo cổ học tại hàng loạt di tích ở Ninh Bình đã giúp các nhà khoa học tìm thấy nhiều dấu tích người Việt cổ, nhiều đồ đá, mảnh gốm, di tích xương động vật, thực vật. Ðiều đó, tạo điều kiện cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa phác thảo bức tranh sống động về khảo cổ học; về cuộc sống của người tiền sử ở vùng đất cổ Ninh...

Đặc sản nghe tên dễ nhầm ở Ninh Bình, ăn vào mùa đông càng ngon

Ngoài những đặc sản từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi như thịt dê, cơm cháy, Ninh Bình còn có một số món ăn ngon, riêng có được đông đảo người dân địa phương yêu thích, chẳng hạn như món cá kho gáo. Thoạt đầu nghe tên món ăn này, nhiều người tưởng nhầm là dùng gáo (một dụng cụ múc nước) để kho cá, giống như kho cá bằng niêu đất. Tuy nhiên, sự thực, đây là món cá kho...

Đưa quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn Việt Nam và quốc tế

Quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An – Tam Cốc – Bích Động, thuộc phạm vi của Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận với tổng diện tích là 9.663 ha. Tính chất của khu vực lập quy hoạch là khu Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt thuộc Di sản Văn...

Đệ trình UNESCO 2 Di sản văn hóa phi vật thể

  Nghệ thuật chèo đã đi sâu vào đời sống văn hóa, xã hội, miêu tả cuộc sống bình dị của người nông dân Việt Nam Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2082/VPCP-KGVX ngày 29/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc gửi Hồ sơ “Mo Mường” và “Nghệ thuật Chèo” trình UNESCO. Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ý kiến thẩm định...

Giá heo hơi hôm nay 8/1/2025: Miền Nam tăng mạnh

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (8/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận sự tăng giá nhẹ ở tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng, đạt 69.000 đồng/kg và Nam Định đạt 68.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 8/1/2025: Biến động ở nhiều nơi (ảnh: Phúc Lộc) Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang...

Anh em tỷ phú tiếng tăm họ Nguyễn Xuân: Bầu Thiện cực hot với Xuân Son, bầu Thủy đình đám

3 anh em đại gia quyền lực của làng bóng đá Việt Gia đình ông Nguyễn Văn Thiện có 7 anh chị em, nhiều người sở hữu những doanh nghiệp/cổ phần nghìn tỷ. Trong đó, có 3 người nổi tiếng giới kinh doanh và tham gia “làm” bóng đá. Doanh nhân Nguyễn Xuân Thiện (SN 1970) là chủ Tập đoàn Xuân Thiện nổi tiếng trong những ngày đầu năm mới 2025 sau tuyên bố dùng mọi cách, điều kiện tốt nhất...

Đội tuyển Việt Nam hưởng lợi khi Hoàng Đức trở lại là chính mình

Bản lĩnh của Hoàng Đức “Cầu thủ Việt Nam cần phải đạt được những tiêu chí về mặt thể hình, kỹ thuật, kinh nghiệm và tư duy chơi bóng. Ở đội tuyển Việt Nam, chúng ta chỉ có hai người hội tụ đủ những yếu tố trên, đó là Bùi Hoàng Việt Anh và Nguyễn Hoàng Đức. Họ đủ khả năng để chơi bóng đỉnh cao ở châu Âu. Nếu chúng ta có 20 Hoàng Đức hay 20 Việt...

Yên Bái “bội thu” 4 mùa du lịch

Làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá cùng với thực hiện hiệu quả các giải pháp kích cầu thị trường, tập trung khai thác tốt tiềm năng sẵn có để xây dựng sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu riêng, du lịch Yên Bái có thêm một năm “bội thu”. Du khách tham quan, chụp ảnh tại Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù...

Tin nổi bật

Tin mới nhất