Powered by Techcity

65 năm thực hiện lời Bác Nông nghiệp Ninh Bình đổi mới vươn xa


Thủy lợi-Đòn bẩy cho phát triển nông nghiệp 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng người nông dân và coi phát triển nông nghiệp là một tất yếu khách quan, là cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác. Người đã từng nói “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”, đồng thời khẳng định “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”. 

Tại Ninh Bình, ngày 15/3/1959 Bác đã về động viên, khích lệ đào mương, dẫn nước chống hạn trên cánh đồng Chằm, xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh. Trên đường từ xã Khánh Cư về thị xã Ninh Bình, Bác còn xuống tát nước cùng với bà con nông dân xã Ninh Sơn ở chân núi Cánh Diều (nay thuộc thành phố Ninh Bình). Bác Hồ đã căn dặn bà con nông dân: “Nước phải đủ, phân phải nhiều/Cày sâu, giống tốt, cấy đều dảnh hơn/Trừ sâu, diệt chuột chớ quên/Cải tiến nông cụ, là nền nhà nông/Ruộng nương quản lý ra công/Tám điều đầy đủ, thóc bông đầy bồ”. Lấy lời dạy của Bác Hồ làm kim chỉ nam, ngành Nông nghiệp Ninh Bình đã kiên trì áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và thân thiện với môi trường. 

Đồng chí Đinh Văn Khiêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Thấm nhuần và khắc ghi sâu sắc lời dạy của Bác, 65 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, ngành Nông nghiệp Ninh Bình đã có nhiều nỗ lực, không ngừng phát huy sức mạnh đoàn kết, sáng tạo để tham mưu đầu tư phát triển ngành thủy lợi, thực sự là đòn bẩy cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. 

Với địa hình của tỉnh đa dạng vùng miền, miền (miền núi, bán sơn địa, vùng chiêm trũng, vùng đồng bằng và vùng ven biển) lại có hệ thống sông ngòi dày đặc, đan xen với chế độ thủy thế phức tạp, nên nếu không thực hiện tốt công tác thủy lợi khó có thể chủ động ứng phó với các điều kiện thời tiết bất thường. Xác định thủy lợi là đòn bẩy phát triển kinh tế nông nghiệp; thực hiện lời căn dặn của Bác: “…phải thắng thiên tai, hạn hán, bão lụt để sản xuất ngày càng được nhiều, đem lại hạnh phúc cho nhân dân”, trong nhiều năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tích cực, chủ động tham mưu cho tỉnh quan tâm đầu tư cho lĩnh vực thủy lợi một cách bài bản, khoa học mang tính chiến lược lâu dài. 

Theo đó, ngoài việc phát động các phong trào làm thủy lợi nội đồng để đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất, tỉnh đã huy động các nguồn lực đầu tư nâng cấp các tuyến đê, công trình thủy lợi trọng điểm. Trong nhiều năm qua, Trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, như các tuyến đê biển, đê sông, đập tràn, các trạm bơm, các âu…. Đến nay, tỉnh ta đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi kiên cố, hiện đại, với tổng chiều dài các tuyến đê trên 424 km. Trong đó có 1 tuyến đê cấp II, 8 tuyến đê cấp III, 5 tuyến đê cấp IV và 20 tuyến đê cấp V, đi qua 8 huyện, thành phố. Toàn tỉnh có 46 hồ, đập, với tổng dung tích trên 43 triệu m3 , đảm bảo tưới, tưới, tiêu cho trên 8.575 ha đất canh tác. 

Cơ sở hạ tầng thủy lợi, phòng chống lụt bão được đầu tư xây dựng không chỉ tạo thêm sức mạnh, nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai mà còn đáp ứng cơ bản yêu cầu đa mục tiêu, đó là: phục vụ sản xuất, phòng chống thiên tai, phục vụ dân sinh, kết hợp giao thông và đảm bảo an ninh, quốc phòng. Minh chứng rõ nét cho hệ thống thủy lợi của Ninh Bình là đã trải qua, vượt qua các trận lũ lịch sử năm 2017 và mới đây là trận lũ xảy ra vào tháng 9 năm 2024. 

Từ canh tác truyền thống đến nông nghiệp thông minh 

Đồng chí Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đinh Văn Khiêm cho biết: Thực hiện lời dạy của Bác đối với lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là sản xuất lúa, ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, Ninh Bình đã đưa các giống lúa mới vào sản xuất như giống chân trâu lùn, giống tép Hải Phòng… Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh phong trào làm phân chuồng, phân xanh, bèo hoa dâu… Từ phong trào đã đưa năng suất lúa của tỉnh không ngừng được cải thiện, tăng cao, từ 2 tấn/ha lên 5 tấn/ha/vụ. 

Không dừng lại ở đó, vào những năm 1980, Ninh Bình đã mạnh dạn đưa các giống lúa lai năng suất cao vào sản xuất, như các giống dòng Nhị ưu, Bắc ưu. Đồng thời áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã đẩy năng suất lúa lên tới 7-8 tấn/ha/vụ, góp phần cùng với cả nước đưa nước ta vượt qua thời kỳ thiếu lương thực và trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. 

Với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự phát triển của kinh tế-xã hội, tư duy làm nông nghiệp của tỉnh cũng thay đổi theo thời gian. Ninh Bình đã chuyển đổi từ canh tác lúa lai sang lúa thuần, lúa đặc sản chất lượng cao. Đưa các giống Bắc thơm số 7, LT2, các dòng tám, nếp dự vào sản xuất; đến nay, các giống đặc sản chất lượng cao đã chiếm tới 80% cơ cấu. Cùng với đó là thực hiện dồn điền, đổi thửa, cải tạo bờ vùng, tận dụng phụ phẩm, sử dụng phân bón hữu cơ, đưa cơ giới hóa vào sản xuất và sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp Ninh Bình ổn định và bền vững. 

Ngoài cây lương thực, các loại cây rau màu, cây ăn quả cũng phát triển mạnh, đã hình thành lên những vùng chuyên canh hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Chăn nuôi cũng phát triển ổn định và trở thành ngành nghề sản xuất chính, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo ra sản phẩm hàng hóa, nâng cao thu nhập cho nông dân. Sản xuất nông-lâm nghiệp đã làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đã chuyển dần từ tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, ngành nghề nông-lâm nghiệp ngày càng phát triển, mở rộng, đời sống người dân được nâng lên đáng kể. 

Đồng chí Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đinh Văn Khiêm cho biết thêm: Những thành tựu đạt được đã khẳng định vị thế của nông nghiệp Ninh Bình. Tuy nhiên, trước thách thức của điều kiện biến đổi khí hậu cùng với định hướng phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, ngành Nông nghiệp của tỉnh cần tiếp tục thay đổi mạnh mẽ tư duy hơn nữa. Trong đó, đối với lĩnh vực thủy lợi cần tập trung nâng cấp hệ thống đê, từng bước xóa bỏ vùng phân lũ, chậm lũ của Nho Quan và Gia Viễn, tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội của vùng này. Đầu tư hệ thống các công trình thủy lợi đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, đặc biệt là tiêu úng theo hướng không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà cho cả vùng dân cư, khu đô thị, cụm khu công nghiệp. Song song với đó tiếp tục đầu tư cải tạo hệ thống thủy lợi nội đồng đáp ứng sản xuất canh tác giảm phát thải, hướng tới trao đổi tín chỉ cacbon trong sản xuất nông nghiệp. 

Đối với sản xuất nông nghiệp, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chuyển đổi số trong nông nghiệp, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tạo ra giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, quy hoạch vùng sản xuất năng suất, chất lượng cao, đặc biệt là vùng lúa, đầu tư hỗ trợ sản xuất theo hướng hữu cơ và canh tác lúa giảm phát thải. Phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản của tỉnh theo hướng hữu cơ, tuần hoàn đa giá trị phù hợp với 5 tiểu vùng kinh tế sinh thái của tỉnh, trong đó đặc biệt ưu tiên các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh, phục vụ du lịch… Có như vậy, sản xuất nông nghiệp của tỉnh mới ngày càng phát triển, đem lại hạnh phúc cho Nhân dân đúng như mong muốn của Bác Hồ kính yêu.

Bài, ảnh: Mai Lan





Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/65-nam-thuc-hien-loi-bac-nong-nghiep-ninh-binh-doi-moi-vuon/d20241017065817332.htm

Cùng chủ đề

Ninh Bình lập kỷ lục đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế

Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt khách quốc tế, chiếm gần 7% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt du khách quốc tế. Ảnh: Nguyễn Trường Ông Bùi Văn Mạnh - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, năm 2024, Ninh Bình đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa đạt 6,6...

Phó Chủ tịch Quốc hội: Tinh gọn bộ máy là đòi hỏi tất yếu khách quan

Ngày 9/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Nho Quan sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tại buổi tiếp xúc, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình thông tin tới cử tri kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Kỳ họp hoàn thành toàn bộ nội...

Dấu ấn Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024

Thành công của Festival Ninh Bình 2024 mở ra hướng đi mới mang chiều sâu văn hóa, lịch sử cần có của lễ hội. Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản” được tổ chức với quy mô quốc tế từ ngày 24.11 đến ngày 30.11, với nhiều hoạt động nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới độc đáo về lịch sử thông qua ngôn ngữ của...

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Ninh Bình qua những tà áo dài

Tối 23/11, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mốt tổ chức chương trình trình diễn thời trang "Ninh Bình - Áo dài trên con đường di sản". Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”. Bộ sưu tập áo dài với chủ đề Kiến trúc cổ Hoa Lư. Tại chương trình, Ban tổ chức...

CLB Ninh Bình của Hoàng Đức gây bất ngờ khi thắng quá dễ, PVF-CAND chới với

Cuộc đối đầu giữa CLB PVF-CAND và đội Ninh Bình được chờ đợi diễn ra hấp dẫn. Bởi đây là màn so tài giữa 2 đội bóng được đánh giá là ứng cử viên vô địch và cùng đang đứng trong tốp 3 giải hạng nhất mùa này. Tuy nhiên, kịch bản bất ngờ đã xảy ra khi CLB Ninh Bình thắng tương đối dễ dàng.  Trên sân nhà, CLB PVF-CAND sớm “vỡ vụn” trước đội đầu bảng Ninh Bình....

Cùng tác giả

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Cứu 14 thuyền viên tàu hàng gặp nạn trên biển

Sáng 21-12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn (thuộc Bộ Đội biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe các thuyền viên này đều ổn định. Cùng ngày, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiến hành các thủ tục tiếp nhận, xử lý...

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

 Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra phát biểu tại buổi làm việc.  Tại buổi làm việc, đại diện Đoàn kiểm tra đã thông báo tóm tắt Báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII...

Cùng chuyên mục

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Cứu 14 thuyền viên tàu hàng gặp nạn trên biển

Sáng 21-12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn (thuộc Bộ Đội biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe các thuyền viên này đều ổn định. Cùng ngày, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiến hành các thủ tục tiếp nhận, xử lý...

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

 Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra phát biểu tại buổi làm việc.  Tại buổi làm việc, đại diện Đoàn kiểm tra đã thông báo tóm tắt Báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII...

Chìm tàu hàng tại Bình Định, trong tàu đang có bao nhiêu dầu diesel và clinke?

Ngày 21/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bình Định) cho biết, đã phối hợp với Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn tổ chức tiếp nhận 14 thuyền viên bị sự cố chìm tàu ở vùng biển tỉnh Bình Định. Vào lúc đêm 20/12, Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn đã tiếp nhận thông tin từ Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn về việc tàu Hoa Lư 02 (thuộc Công ty TNHH vận tải và thương...

Đồng loạt giữ giá trên cả nước

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (21/12/2024) tại khu vực miền Bắc không ghi nhận sự tăng giá ở các tỉnh thành. Hà Nội, Thái Bình có giá cao nhất cả nước với 67.000 đồng/kg. Hiện giá heo hơi tại khu vực này đang có giá dao động từ 65.000 – 67.000 đồng/kg. Hầu hết các tỉnh, thành phố còn lại trong khu vực giao dịch ở mức 66.000 đồng/kg, ngoại trừ Yên Bái, Lào Cai và Ninh...

Quyết tâm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025

Phiên họp 15 Ban Chỉ đạo các dự án GTVT trọng điểm. Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. Tại Phiên họp lần thứ 14 Ban Chỉ đạo Nhà nước các...

Bóng chuyền nữ Việt Nam ra biển lớn

Tự hào HLV Nguyễn Tuấn Kiệt và đội bóng chuyền nữ Không phải ngẫu nhiên mà đội tuyển bóng chuyền nữ VN được vinh danh trong 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch VN năm 2024 và là sự kiện thể thao duy nhất nhận vinh dự này. Các cô gái đội tuyển bóng chuyền nữ VN xuất sắc đoạt danh hiệu vô địch giải AVC Challenger châu Á, đoạt vé tham dự giải FIVB Challenger thế giới....

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt thi công hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Tại Phiên họp lần thứ 14 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo đã có Kết luận tại Thông báo số 432/TB-VPCP ngày 24/9/2024, trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra 04 nhiệm vụ trọng tâm, giao 83 nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương tập trung tháo gỡ các khó khăn,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất