Trang chủDi sảnNinh Thuận phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật...

Ninh Thuận phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Những năm qua, công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa tại tỉnh Ninh Thuận được duy trì thường xuyên. Các di sản như: Tháp Pô Klong Garai; tháp Pôrômê; lễ hội Katê… được khai thác trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, hấp dẫn nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan.
Các thành viên Câu lạc bộ Ðờn ca tài tử của Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Thuận tham gia chương trình do địa phương tổ chức
Các thành viên Câu lạc bộ Ðờn ca tài tử của Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Thuận tham gia chương trình do địa phương tổ chức

Trong số hàng trăm di sản văn hóa, Ninh Thuận có “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và “Nghệ thuật Ðờn ca tài tử Nam Bộ” được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được địa phương quan tâm bảo tồn.

Bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hòa cho biết: Toàn tỉnh có 239 di sản được đưa vào danh mục kiểm kê; trong đó, có 69 di sản văn hóa được xếp hạng ở các cấp, được coi là tỉnh có hệ thống di sản văn hóa phong phú và đa dạng. Cùng với đó, có bốn hiện vật văn hóa Chăm, gồm: Phù điêu vua Pô Rômê, Bia Hòa Lai, Bia Phước Thiện và Tượng thờ Vua Pô Klong Garai được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Toàn tỉnh có 23 nghệ nhân người Chăm được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú, có nhiều đóng góp trong việc trình diễn, truyền dạy, phục dựng một số nghi lễ, lễ hội của cộng đồng; vận động, động viên nhân dân tự giữ gìn, bảo tồn các loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn tỉnh. Năm 2024, Ninh Thuận đón hơn 3,4 triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng. Tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 3.900 tỷ đồng.

Về làng nghề gốm Bàu Trúc (làng nghề truyền thống được coi là cổ xưa nhất khu vực Ðông Nam Á) ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước vào những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Tại Nhà trưng bày gốm của Hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc có vị trí giữa làng, nơi có nhiều du khách đang chiêm ngưỡng các sản phẩm gốm, gặp chàng trai Ðàng Tuấn Khang, 21 tuổi, được coi là một tài năng trẻ, đang tạo hình hai bức tượng nghệ sĩ Chăm biểu diễn nhạc cụ trống Paranưng và thổi kèn Saranai nặng hơn 10 kg và xem các phụ nữ Chăm với đôi bàn tay lấm lem mầu đất sét biểu diễn kỹ thuật chế tác, chỉ trong chốc lát đã “biến” khối đất sét bình thường trở thành những sản phẩm độc đáo.

Giám đốc Hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc, Phú Hữu Minh Thuần chia sẻ: Theo truyền thuyết, vị tổ nghề gốm là vợ của ông Poklong Chanh, người đã truyền dạy cho các thiếu nữ Chăm cách làm gốm từ khoảng thế kỷ thứ XII và nghề gốm tồn tại cho đến nay. Kể từ ngày “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp (ngày 29/11/2022), đồng bào Chăm rất phấn khởi và tin tưởng nghề truyền thống của dân tộc sẽ được tiếp tục lưu giữ lâu dài.

Sản phẩm gốm Bàu Trúc không có khuôn mẫu cố định mà do các nghệ nhân, thợ làm gốm tự “thổi hồn” cảm xúc, suy nghĩ, tâm tư của mình vào khối đất theo cách kể những câu chuyện bằng hình ảnh về đời sống hằng ngày của đồng bào Chăm thông qua đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện, chế tác nên những sản phẩm gốm đặc trưng, độc đáo.

Sản phẩm gốm Bàu Trúc được phủ kín bằng rơm, củi, lá cây… và nung lộ thiên trong 48 giờ. Cách nung này làm cho sản phẩm được lửa nung kết hợp với gió thổi tạo nên các vết loang, những mầu sắc đặc trưng, như: vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, nâu… cho nên sản phẩm mang dấu ấn độc đáo của gốm Chăm, không hề lẫn lộn với bất kỳ sản phẩm gốm ở những nơi khác.

Bà Trượng Thị Gạch, 80 tuổi, một trong những người có tay nghề bậc cao trong làng cho biết: Thiếu nữ Chăm đều được học và biết làm đồ gốm từ khi 12 cho đến 15 tuổi. Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, cho nên, người mẹ chỉ truyền nghề cho con gái.

Tuy nhiên, những năm gần đây, do thị trường ưa chuộng sản phẩm gốm có kích thước to, cao và nặng tới vài chục ki-lô-gam, trong khi ở làng nhiều phụ nữ đã lớn tuổi, không thể chế tác được những sản phẩm gốm kích cỡ lớn. Vì vậy, để thích ứng với nhu cầu thị trường, tập tục mẹ chỉ truyền nghề cho con gái đã thay đổi bằng hình thức dạy nghề cho nam giới. Hiện nay, tại làng gốm Bàu Trúc đã có nhiều nam thanh niên, đàn ông trung niên học nghề và làm nhiều sản phẩm có kích thước lớn và nặng, cung ứng cho khách đặt hàng.

Nghề làm gốm đem lại thu nhập từ 200.000 đến 300.000 đồng/người/ngày (tùy trình độ tay nghề và chất lượng sản phẩm). Hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc có 45 thành viên có tay nghề cao tham gia sản xuất. Cùng với đó, hợp tác xã còn bao tiêu sản phẩm của nhiều hộ gia đình trong làng. Nhờ nguồn thu nhập tương đối ổn định, cho nên đời sống người dân được cải thiện nhiều. Vào các ngày lễ, Tết hay lễ hội của đồng bào Chăm, làng gốm Bàu Trúc thu hút rất đông du khách đến tham quan.

Ninh Thuận là một trong số 21 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Nam Trung Bộ có “Nghệ thuật Ðờn ca tài tử Nam Bộ” được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào cuối năm 2013. Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Phạm Thị Xuân Hương cho biết: Toàn tỉnh có năm câu lạc bộ đờn ca tài tử với gần 70 thành viên thường xuyên biểu diễn, phục vụ nghệ thuật mỗi khi địa phương tổ chức các sự kiện liên quan về văn hóa nghệ thuật dân tộc; tham gia liên hoan, hội thi, hội diễn trong và ngoài tỉnh.

Hoạt động đờn ca tài tử đã góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần và sức sáng tạo của nhân dân đối với loại hình nghệ thuật này, qua đó phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử tại địa phương.

Ông Huỳnh Thân, chủ nhiệm Câu lạc bộ Ðờn ca tài tử thuộc Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Thuận, chia sẻ: Qua hoạt động, các nghệ nhân đi trước đã truyền nghề cho các thành viên mới trong các câu lạc bộ, trong gia đình, bạn bè… nhằm xây dựng lực lượng kế thừa để gìn giữ tinh hoa nghệ thuật đờn ca tài tử.

Nhiều năm qua, các thế hệ nghệ nhân như: Văn Hai, Huỳnh Thân, Hoàng Ðỗ, Thanh Thao… đã sáng tác hàng trăm tác phẩm ca ngợi đất nước, Ðảng, Bác Hồ, quê hương, con người Ninh Thuận và biểu diễn phục vụ nhân dân địa phương, du khách…, được giới yêu thích đờn ca tài tử đánh giá cao và có nhiều tác phẩm đoạt giải khi tham gia liên hoan trong khu vực và quốc gia.

Cần nguồn đầu tư lâu dài

Thời gian qua, Ninh Thuận đã nỗ lực bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao chất lượng bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh; tuy nhiên, thực tế cho thấy, công tác bảo tồn mới chỉ giải quyết những vấn đề mang tính cấp bách, trước mắt, chưa có đủ kinh phí để xây dựng kế hoạch mang tính tổng thể, lâu dài, cho nên kết quả chưa như mong muốn.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hòa, hiện tại các nghệ nhân ở làng gốm Bàu Trúc hầu hết là người lớn tuổi, nhưng địa phương chưa có chính sách đãi ngộ, khuyến khích thỏa đáng cho các nghệ nhân, người nắm giữ di sản văn hóa, để khuyến khích họ tiếp tục cống hiến, truyền dạy cho thế hệ kế cận. Trong khi đó, nhiều thanh niên không muốn học nghề vì cho rằng, thu nhập từ làm gốm không bảo đảm đời sống, cho nên nguồn nhân lực kế cận để bảo tồn di sản không nhiều.

Những năm qua, thông qua nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh Ninh Thuận đã đầu tư hơn 30 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng như: Ðường giao thông, cổng làng nghề, nhà trưng bày… tạo diện mạo mới cho làng nghề. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì vai trò của di sản trong phát triển du lịch chưa rõ nét; sản phẩm du lịch văn hóa của địa phương chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu các sản phẩm du lịch của tỉnh.

Làng nghề vẫn đang lúng túng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hầu như người dân phải tự tìm đầu ra tiêu thụ, do đó, việc cung ứng sản phẩm cho thị trường chưa nhiều. Hơn thế nữa, làng nghề thiếu kinh phí để lên “chiến dịch” quảng bá tại các tỉnh, thành phố lớn cũng như mang sản phẩm đến các hội chợ thương mại tầm quốc gia hay quốc tế.

Tương tự, công tác bảo tồn “Nghệ thuật Ðờn ca tài tử” tại Ninh Thuận cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn. Các thành viên tham gia sinh hoạt chủ yếu ở độ tuổi trung niên và cao tuổi, nhưng địa phương cũng chưa có chính sách hỗ trợ việc truyền dạy, đầu tư, đãi ngộ để các nghệ nhân yên tâm truyền đạt kiến thức, kỹ năng biểu diễn cho giới trẻ, còn thế hệ trẻ thì không mặn mà với loại hình nghệ thuật này, dẫn đến thiếu hụt lực lượng kế thừa. Việc tổ chức sinh hoạt chủ yếu là tự phát, chưa có sự gắn kết thường xuyên giữa các lâu lạc bộ, nghệ nhân; thiếu cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện, trang thiết bị, các bộ nhạc cụ… để hoạt động.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Long Biên cho biết: Khó khăn về kinh phí đã tác động không nhỏ đến công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương. Thời gian tới, tỉnh sẽ nỗ lực hơn nữa để phát huy hiệu quả những giá trị đích thực của di sản, gắn kết di sản với phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội của tỉnh; tuy nhiên, nếu không có sự quan tâm hỗ trợ nguồn lực từ Trung ương thì Ninh Thuận khó đạt được kết quả về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể.

Nguồn: https://nhandan.vn/ninh-thuan-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-phi-vat-the-post856874.html

Cùng chủ đề

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo của Lai Châu

Đến nay, Lai Châu có 12 điểm du lịch cộng đồng cấp tỉnh và 01 điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu ASEAN (bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ). Lai...

Tháp Bà Ponagar được vinh danh Di tích Quốc gia Đặc biệt

Khu di tích Tháp Bà Ponagar chính thức được xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt. Tháp Bà Ponagar. Theo Quyết định số 152 (17-1-2025) của Phó Thủ tướng Lê Thành Long. Thông tin được ông Lê Văn Hoa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa, cho biết ngày 19/1. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với di sản văn hóa Chăm Pa. Cùng với Tháp Bà Ponagar, đợt xếp hạng lần thứ...

Phó Thủ tướng: Xây dựng Hoa Lư thành đô thị “Di sản thiên niên kỷ”

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn tỉnh Ninh Bình chủ động khai thác, phát huy những tiềm năng, lợi thế, tập trung mọi nguồn lực xây dựng thành phố Hoa Lư trở thành thành phố "Di sản thiên niên kỷ". Tối 19/1, tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ công bố thành lập thành phố Hoa Lư và công nhận thành phố Hoa Lư là đô thị loại I. Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà...

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Ngắm hổ mang chúa dài 38m ôm đá quý, linh vật xuân Ất Tỵ 2025 của Phú Yên

(VTC News) - Đường hoa xuân cùng linh vật chào xuân Ất Tỵ 2025 của TP Tuy Hòa vừa lộ diện khiến người dân, du khách và dân cư mạng trầm trồ. Video cụm linh vật Rắn ở Phú Yên khiến dân mạng trầm trồ Đường hoa Xuân Ất Tỵ 2025 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) vừa được khai mạc vào tối 19/1 với linh vật tết mang tên Kim Tỵ Phú Quý - Hổ mang chúa khiến người dân và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

[Ảnh] Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân dự Chương trình giao lưu nghệ thuật “Xuân Quê hương 2025”

NDO - Tối 19/1, trước thềm Xuân Ất Tỵ 2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân dự Chương trình giao lưu nghệ thuật "Xuân quê hương 2025".  Cùng dự chương trình có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Lê Hoài Trung,...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình “Xuân Quê hương 2025”

NDO - Nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Xuân Ất Tỵ, chiều 19/1 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp gỡ đoàn kiều bào tiêu biểu về quê đón Tết cổ truyền và tham dự chương trình “Xuân Quê hương 2025”. NDO - Nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Xuân Ất Tỵ, chiều 19/1 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm...

[Ảnh] 400 người mặc cổ phục Việt diễu hành trên phố cổ Hà Nội

NDO - Sáng 19/1, chương trình "Tết Việt - Tết phố 2025" chuyên đề "Bách hoa bộ hành" do Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức đã diễn ra, với hơn 400 người mặc cổ phục diễu hành qua 16 tuyến phố, các di tích, danh thắng trong khu vực phố cổ Hà Nội và hồ Hoàn Kiếm. NDO - Sáng 19/1, chương trình "Tết...

Khơi thông nguồn lực cho đất nước vươn mình

Muốn hiện thực hóa khát vọng, mục tiêu đã đề ra, không có con đường nào khác là toàn Đảng, toàn dân, triệu người như một, khơi dậy hào khí dân tộc, tự lực, tự cường, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, lấy nguồn lực nội sinh, nguồn lực con người là nền tảng, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo là đột phá để đưa đất nước đi lên. Đó là...

[Ảnh] Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân dâng hương tại Điện Kính Thiên

NDO - Sáng 19/1 (tức ngày 20 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân cùng đoàn đại biểu kiều bào về chung vui Xuân quê hương, tới dâng hương tại Điện Kính Thiên trong Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long (thành phố Hà Nội) và thực hiện nghi thức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 tại tại Ao cá Bác Hồ...

Bài đọc nhiều

Độc đáo hệ thống hang động xuyên thủy ở Tam Cốc-Bích Động

Dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua những ngọn núi đá vôi, tạo nên hệ thống hang xuyên thủy mát lạnh với những khối thạch nhũ kỳ lạ, kể những câu chuyện hàng triệu năm trước, khi nơi đây còn là biển cả. Tam Cốc-Bích Động là quần thể hang động tuyệt đẹp nằm trong danh thắng Tràng An - khu du lịch trọng điểm Quốc gia Việt Nam. Đây là quần thể danh thắng được Thủ tướng chính phủ Việt...

Ngắm diện mạo mới của Chùa Cầu (Hội An) sau gần 2 năm trùng tu

Sau gần 2 năm trùng tu, sửa chữa, di tích Chùa Cầu (thành phố Hội An, Quảng Nam) đã khoác lên mình tấm áo mới, thu hút sự quan tâm của du khách khi đến phố cổ Hội An. Chùa Cầu (tên khác là cầu Lai Viễn) là công trình kiến trúc duy nhất của người Nhật còn sót lại trên mảnh đất phố cổ Hội An (Quảng Nam) ngày nay. Đây được xem là biểu tượng gạch nối "giữa...

CNN bình chọn Thành nhà Hồ dẫn đầu 21 di sản thế giới đẹp nhất

Cuối tháng 8 vừa qua, thành cổ nhà Hồ đã vượt qua hơn 1000 di sản thế giới khác đã được UNESCO công nhận để lọt vào top những địa điểm đẹp nhất do CNN bình chọn. Thành nhà Hồ   Cuối tháng 8 vừa qua, trang CNN uy tín của Mỹ đã công bố danh sách 21 Di sản thế giới đẹp nhất. Trong số hơn 1000 di sản đang được UNESCO công nhận, thành nhà Hồ (Thanh Hóa) đã chiếm...

Vịnh Hạ Long xếp thứ 2 trong 25 điểm đến thiên nhiên đẹp nhất thế giới

Vịnh Hạ Long đứng vị trí thứ 2, trong 25 điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới năm 2024 theo xếp hạng của Tripadvisor. Vịnh Hạ Long xếp thứ 2 trong 25 điểm đến thiên nhiên đẹp nhất thế giới Cụ thể, Trung tâm thông tin của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Tripadvisor vừa công bố danh sách 25 điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế...

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cùng chuyên mục

Tháp Bà Ponagar được vinh danh Di tích Quốc gia Đặc biệt

Khu di tích Tháp Bà Ponagar chính thức được xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt. Tháp Bà Ponagar. Theo Quyết định số 152 (17-1-2025) của Phó Thủ tướng Lê Thành Long. Thông tin được ông Lê Văn Hoa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa, cho biết ngày 19/1. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với di sản văn hóa Chăm Pa. Cùng với Tháp Bà Ponagar, đợt xếp hạng lần thứ...

Phó Thủ tướng: Xây dựng Hoa Lư thành đô thị “Di sản thiên niên kỷ”

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn tỉnh Ninh Bình chủ động khai thác, phát huy những tiềm năng, lợi thế, tập trung mọi nguồn lực xây dựng thành phố Hoa Lư trở thành thành phố "Di sản thiên niên kỷ". Tối 19/1, tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ công bố thành lập thành phố Hoa Lư và công nhận thành phố Hoa Lư là đô thị loại I. Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà...

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Năm Du lịch quốc gia 2025 vinh danh di sản Huế trong vận hội mới

Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định lựa chọn tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới. Là kinh đô xưa của triều Nguyễn, Huế là vùng đất mang trong mình những giá trị di sản của quốc gia và thế giới với 8 di sản thế giới được UNESCO ghi danh cùng 89 di tích...

Bảo vệ và phát huy di sản võ cổ truyền Bình Ðịnh

Các chuyên gia trong và ngoài nước khẳng định việc xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO để ghi nhận võ cổ truyền Bình Ðịnh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại không chỉ là nhiệm vụ quốc gia, mà còn là cơ hội để Việt Nam giới thiệu đến thế giới một phần tinh hoa văn hóa đặc sắc của dân tộc. Võ đường Phan Thọ (xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn) tổ...

Mới nhất

3 con tin Israel đầu tiên trở về nước, 90 tù nhân Palestine được phóng thích

Vào ngày bắt đầu của thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza giữa Israel và Hamas, 19/1, hai bên đã tiến hành việc thả các con tin và tù nhân đầu tiên.

Giảm sau chuỗi tăng liên tiếp

Tỷ giá USD hôm nay 20/01/2025: Đồng USD chốt tuần tăng 0,45%, hiện đạt mức 109,35 khi các nhà đầu tư chờ đợi lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tỷ giá USD hôm nay 20/01/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 20/01, tỷ giá trung tâm tại Ngân...

Năm 2025, bớt ghét bỏ để hạnh phúc hơn

Chuyên gia về hạnh phúc người Mỹ Jessica Weiss gợi ý một số cách để năm 2025 suôn sẻ và bình an hơn. Năm...

Chủ tịch nước Lương Cường: Tết là sum vầy, đoàn viên và Tết là để trở về

(Dân trí) - Chủ tịch nước Lương Cường nêu rõ, Tết cổ truyền của dân tộc luôn mang một ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt đối với mỗi người dân Việt Nam. Tết là sum vầy, đoàn viên và Tết là để trở về. Chủ tịch nước Lương Cường đánh trống khai hội Xuân quê hương 2025 (Ảnh: Thành Đông). Tối...

Mới nhất

Đua mang AI vào smartphone