Trang chủNewsKinh tếNinh Thuận chú trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Ninh Thuận chú trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân


Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Tỉnh ủy Ninh Thuận đã tập trung thực hiện các giải pháp tăng cường, phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cả hai hình thức: Trực tiếp triển khai nghiêm túc, sâu rộng quy chế dân chủ ở cơ sở và gián tiếp thông qua đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị-xã hội.

Mở rộng thực hành dân chủ

Nghiêm túc, bài bản, sáng tạo là tác phong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị tại Ninh Thuận. Tất cả các quy định, hướng dẫn của Trung ương về thực hành dân chủ như: Kết luận số 120-KL/TW, ngày 7/1/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Pháp lệnh về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

Nghị định của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập… đều được các cấp ủy quán triệt triển khai sâu rộng đến từng người dân. Qua đó, đã huy động được sự tham gia tích cực của nhân dân vào công tác củng cố hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn cũng như đóng góp trí tuệ, sức lực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

Đặc biệt khi Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở ra đời, các cấp ủy, chính quyền có nhiều cách làm sáng tạo trong triển khai, thực hiện. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thi hành luật; trong đó giao cho các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, tập huấn chuyên sâu các nội dung của luật và các Nghị định hướng dẫn; bố trí kinh phí hằng năm để các cơ quan, đơn vị thực hiện. Ngày 10/4/2023, UBND tỉnh tổ chức Hội thi Dân vận chính quyền năm 2023 gắn với tuyên truyền Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Sở Tư pháp tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục luật lồng ghép trong các hoạt động trợ giúp pháp lý; qua các cuộc họp, các buổi sinh hoạt Ngày Pháp luật tại cơ quan.

MTTQ tỉnh tổ chức tuyên truyền luật thông qua các lớp tập huấn cho gần 660 cán bộ mặt trận các cấp. Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm tổ chức hội nghị quán triệt luật trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Các phường, xã của thành phố tăng cường tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân bằng nhiều hình thức như qua sinh hoạt chi bộ, đảng bộ, sinh hoạt cơ quan, đơn vị, địa phương; sinh hoạt các hội, đoàn thể; gửi tài liệu qua nhóm Zalo, kết hợp tự nghiên cứu…

Theo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Luật Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đi vào cuộc sống góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về thực hiện quyền làm chủ, thể hiện ở việc người dân tham gia góp ý ngày càng nhiều vào các công việc tại khu dân cư. Không chỉ phản ánh những vướng mắc phát sinh trong một số lĩnh vực người dân quan tâm như: Cải cách hành chính, vệ sinh môi trường… mà còn hiến kế cho chính quyền cơ sở kịp thời đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người dân.

Cùng với đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Tỉnh ủy Ninh Thuận chú trọng lãnh đạo MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội đổi mới nội dung, phương thức hoạt động với phương châm hướng về cơ sở. MTTQ các cấp tăng cường tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc đối thoại giữa người dân và cấp ủy, chính quyền, góp phần giải quyết những thắc mắc, kiến nghị của người dân. Năm 2023, MTTQ tỉnh tổ chức Diễn đàn “Lắng nghe ý kiến nhân dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi” tại hai huyện Ninh Sơn và Ninh Phước.

Tham dự các diễn đàn có hơn 200 đại biểu đại diện cho các hộ trực tiếp thụ hưởng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn. Có 24 ý kiến, kiến nghị của đại biểu tập trung vào các vấn đề: Đất ở, nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; các trường cao đẳng, đại học có mức thu học phí cao; tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm còn nhiều; quan tâm nghệ nhân làng nghề và hỗ trợ các làng nghề tiêu thụ sản phẩm… Những ý kiến, kiến nghị của đại biểu đã được lãnh đạo huyện, tỉnh trao đổi, giải đáp tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong nhân dân.

Việc đổi mới hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội đã kịp thời phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của người dân, từ đó giúp các cấp ủy, chính quyền điều chỉnh cơ chế, chính sách phù hợp, góp phần đưa nhanh các chủ trương, nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống.

Nhiều dấu ấn tích cực

Trước đây, huyện Ninh Phước giao thông đi lại khó khăn là một trong những rào cản khiến việc sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa không thực thi được. Bí thư Huyện ủy Nguyễn Hữu Tuấn cho biết, nhờ thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở nhất là trong xây dựng nông thôn mới, đã phát huy được sức mạnh của nhân dân phá bỏ rào cản này. Những năm qua, phong trào hiến đất làm đường giao thông, thủy lợi… được bà con đồng thuận cao.

Hàng trăm cây số đường giao thông lầy lội vào mùa mưa tại các vùng nông thôn và đường đi đến nơi sản xuất được bê-tông hóa, tạo thuận lợi cho bà con chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ nông sản. Đến nay, huyện đã khai thác được thế mạnh chuyên biệt là nông nghiệp sạch, chất lượng cao. Các cánh đồng mẫu lớn trồng lúa, nho, táo ngày càng phát triển… đem lại thu nhập cao cho người dân. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo đã giảm, nhiều hộ vươn lên làm giàu.

Ninh Thuận chú trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân ảnh 1

Từ những góp ý trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, nhiều chủ trương, chính sách của tỉnh phát huy hiệu quả, điển hình trong khai thác thế mạnh du lịch. Từ điểm trắng về du lịch, đến nay du lịch của Ninh Thuận đang từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Vườn quốc gia Núi Chúa được tổ chức UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới; “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp; Khu vực biển Ninh Chữ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu du lịch quốc gia. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hòa cho biết, toàn tỉnh có 212 cơ sở lưu trú với hơn 4.680 phòng; trong đó có hơn 50% số phòng đạt chất lượng tương đương 3 sao trở lên. Trong gần 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh thu hút gần hai triệu lượt du khách (tăng 15,2% so với cùng kỳ, đạt 61,6% so với kế hoạch). Trong đó, khách quốc tế ước đạt 51.000 lượt khách (tăng 155% so với cùng kỳ, đạt 51% so với kế hoạch). Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 2.242 tỷ đồng.

Ninh Thuận đang đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các hãng hàng không, nhiều tỉnh, thành phố như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các tỉnh duyên hải miền trung, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên để xây dựng chương trình, tour, tuyến du lịch hấp dẫn. Bên cạnh duy trì và phát triển thị trường khách truyền thống tại khu vực Đông Nam Á, Nga, Trung Quốc, Australia, Đông Âu, Tây Âu, ngành du lịch đẩy mạnh phát triển các thị trường Đông Bắc Á, hướng đến mở rộng thị trường khách các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Đông và Bắc Mỹ, nhằm thu hút du khách đến khám phá, trải nghiệm.

Cùng với du lịch, sự đồng lòng, đồng thuận của nhân dân cũng giúp địa phương khai thác tốt những thế mạnh riêng có như: Nông nghiệp chất lượng cao, kinh tế biển, công nghiệp năng lượng tái tạo. Toàn tỉnh có hơn 834 tàu khai thác vùng “biển xa”, sản lượng hằng năm đạt hơn 120 nghìn tấn, luôn vượt mục tiêu đề ra. Ninh Thuận đang trở thành trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao, mỗi năm, sản xuất tôm giống đạt 40 tỷ con, cung ứng khoảng 30% nhu cầu giống cho nuôi tôm thương phẩm của cả nước.

Ðến cuối năm 2023, địa phương có 58 dự án năng lượng được đưa vào vận hành, sản lượng điện ước đạt hơn 7,6 tỷ kWh, chiếm hơn 16,5% tổng công suất các nguồn năng lượng tái tạo cả nước. Theo báo cáo của Tỉnh ủy Ninh Thuận, trong 3 năm đầu thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 14, nhiệm kỳ 2020-2025, tốc độ GRDP bình quân giai đoạn 2021-2023 đạt 9,28%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân cả nước và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Ðặc biệt, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2023 tăng 9,40%, xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố cả nước và xếp thứ 2/14 các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung; GRDP bình quân đầu người đạt 87,7 triệu đồng.

Tỉnh Ninh thuận vừa được Chính phủ phê duyệt quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, Ninh Thuận trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước, phát triển năng động, nhanh và bền vững, với kinh tế biển, kinh tế đô thị là động lực tăng trưởng; phát triển trọng tâm tại khu vực phía nam của tỉnh tạo tiền đề cơ sở hình thành khu kinh tế ven biển.

Quy hoạch mở ra không gian phát triển mới, cần có những giải pháp mới mang tính đột phá. Để thực hiện, Tỉnh ủy Ninh Thuận xác định tiếp tục phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xem đây là nền tảng, động lực tạo bứt phá phát triển.





Nguồn: https://nhandan.vn/ninh-thuan-chu-trong-phat-huy-quyen-lam-chu-cua-nhan-dan-post817410.html

author avatar
Báo Nhân dân

Cùng chủ đề

Những công trình gắn biển chào mừng 20 năm Thành phố Thái Bình

Chào mừng kỷ niệm 70 năm giải phóng thị xã Thái Bình, 20 năm xây dựng và phát triển Thành phố, TP. Thái Bình tiếp tục đầu tư xây dựng, chỉnh trang đô thị và gắn biển chào mừng hàng chục công trình góp phần xây dựng thành phố sáng, xanh, sạch, đẹp và tăng trưởng bền vững. Ông Hoàng Văn Thành, Bí thư Thành...

Tỷ lệ người trẻ mắc các bệnh lý về mạch máu tăng

Tin mới y tế ngày 1/7: Tỷ lệ người trẻ mắc các bệnh lý về mạch máu tăngGần đây, tỷ lệ người trẻ mắc các bệnh lý về mạch máu, nhất là tim mạch, gây ra đột quỵ dẫn đến tử vong đang có chiều hướng gia tăng. Tỷ lệ người trẻ mắc các bệnh lý về mạch máu tăng Trước đây, các bệnh lý mạch...

Biển lửa bao trùm công ty gỗ ở Bình Dương

XEM CLIP: Đến 0h ngày 4/7, hàng chục cán bộ, chiến sĩ của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Bình Dương phối hợp với Công an TP Tân Uyên vẫn đang nỗ lực khống chế đám cháy lớn xảy ra tại một công ty nằm trong khu công nghiệp. Theo thông tin ban đầu, khoảng 22h cùng ngày, ngọn lửa bất ngờ bùng phát từ nhà xưởng của một công ty sản xuất gỗ nằm trong KCN Nam Tân...

Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản phát triển ngày càng toàn diện, thực chất

Chiều 3/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki (I-tô Na-ô-ki) đến chào nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Tô Lâm chúc mừng Đại sứ Ito Naoki được Chính phủ Nhật Bản bổ nhiệm làm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam vào thời điểm quan trọng khi hai nước vừa nâng cấp...

Đoàn giám sát của Tổng cục Thống kê làm việc tại Gia Lai về điều tra, thu thập thông tin 53 DTTS

Qua kiểm tra thực tế công tác thu thập thông tin tại hộ cho thấy, các điều tra viên nắm bắt tốt địa bàn, có khả năng tiếp cận hộ tốt, thực hiện phỏng vấn đúng quy trình... Đoàn đã họp rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức, triển khai, nghiệp vụ điều tra, thông báo kết quả kiểm tra, giám sát tại thực địa, kịp thời hướng dẫn điều tra viên xử lý các lỗi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nghị định số 80/2024/NĐ-CP quy định mua bán điện trực tiếp là hoạt động mua bán giao nhận điện năng được thực hiện thông qua 2 hình thức: Mua bán điện trực tiếp qua Đường dây kết nối riêng là hoạt động ký hợp đồng mua bán điện và giao nhận điện năng qua Đường dây kết nối riêng giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn theo quy...

Nhiều kỷ lục của đường cờ Tổ quốc

Nhà báo Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động cho biết, chương trình được phát động từ tháng 6/2019 với với 3 hợp phần gồm Triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển, Cờ Tổ quốc biên cương và Đường cờ Tổ quốc. Chương trình đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước cũng như hưởng ứng nhiệt tình của các...

Khánh Hòa sẵn sàng cho cuộc thi trình diễn ánh sáng drone đầu tiên tại Việt Nam

Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024 (Ever Glamour Nha Trang 2024) là cuộc thi trình diễn ánh sáng bằng drone đầu tiên tại Việt Nam, được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa phối hợp Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa và các đối tác đồng hành tổ chức, dự kiến thu hút đông đảo người dân cùng du khách trong nước lẫn quốc tế. 4 đội thi là các quốc gia...

Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng từ ngày 1/7/2024

Ngày 1/7, Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị định số 76/2024/NĐ-CP). Theo đó, Nghị định số 76/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2,3 Điều 4 quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội. Theo quy định mới, mức chuẩn...

10 trường công lập của Hà Nội có điểm đầu vào lớp 10 cao nhất năm 2024

Cùng lấy mức điểm chuẩn đầu vào cao nhất là 42,50 điểm có 3 trường THPT có là: Chu Văn An, Yên Hòa, Lê Quý Đôn - Hà Đông. Tiếp đến là trường Thăng Long, Phan Đình Phùng. 3 trường THPT có điểm đầu vào 41,75 là Kim Liên, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Thị Minh Khai. 3 trường THPT có điểm chuẩn 41,25 điểm, thấp nhất trong top 10 là Nguyễn Thị Minh Khai, Việt Đức,...

Bài đọc nhiều

Thương mại 2 chiều Việt Nam – Trung Quốc gần cán mốc 100 tỷ USD

Tiếp tục khơi thông dòng chảy hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc Infographic: Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc không ngừng mở rộng, đi vào chiều sâu Thông tin mới nhất từ Tổng cục Thống kê, nửa đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 27,8 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc...

Chiêm ngưỡng bộ ảnh giành giải Nhất Giải thưởng “Công nghệ từ trái tim”

Bộ ảnh 'Công nghệ METRO - Khơi thông giao thông đô thị' của tác giả Ngô Thị Thu Ba (Thành phố Hồ Chí Minh) đã xuất sắc giành giải Nhất hạng mục ảnh bộ Giải thưởng 'Công nghệ từ trái tim.' Bộ ảnh “Công nghệ METRO - Khơi thông giao thông đô thị” của tác giả Ngô Thị Thu Ba (Thành phố Hồ Chí Minh). Giới thiệu mô hình ứng dụng công nghệ. Đường ray trong tàu điện ngầm tuyến Metro Khu vực...

Mở cửa Phòng trưng bày “Nhận diện Thực phẩm thật – giả”

Nhân kỷ niệm 67 năm Ngày Truyền thống lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) 03/7/1957-03/7/2024, sáng ngày 03/7, tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục QLTT mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện Thực phẩm thật - giả”. Đây là lần thứ 12 Phòng trưng bày của Tổng cục QLTT mở cửa đón khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, trang bị kiến thức phân biệt hàng...

SHB chốt quyền trả cổ tức 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%

HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HoSE: SHB) vừa có quyết định ngày 19/7 là thời điểm chốt danh sách cổ đông để thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Thời gian triển khai chi trả cổ tức là ngày 6/8. Quyết định của HĐQT SHB triển khai theo Nghị quyết Đại hội Đồng cổ đông thường niên năm 2024 về phương án trả cổ tức năm 2023. Cụ thể, Đại hội...

Ninh Bình ngày nắng hạ…

Ninh Bình luôn là điểm du lịch hàng đầu của du khách trong và ngoài nước bởi nơi đây không chỉ có thiên nhiên tươi đẹp mà còn sở hữu nhiều điểm du lịch ngắm cảnh hay các nơi nghỉ dưỡng cực bình yên và thư thái. Tháng 7, Ninh Bình đang trong những ngày mùa hè rực rỡ, khi những ánh nắng xuyên qua khắp mọi nơi.  Từ Hà Nội, thời gian trung bình để đi đến Ninh Bình là...

Cùng chuyên mục

Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nghị định số 80/2024/NĐ-CP quy định mua bán điện trực tiếp là hoạt động mua bán giao nhận điện năng được thực hiện thông qua 2 hình thức: Mua bán điện trực tiếp qua Đường dây kết nối riêng là hoạt động ký hợp đồng mua bán điện và giao nhận điện năng qua Đường dây kết nối riêng giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn theo quy...

Quy hoạch tỉnh Đồng Nai: Tận dụng sân bay Long Thành để phát triển

Trong đó, việc phát triển hạ tầng ở Đồng Nai được xây dựng trên cơ sở phát triển 6 hành lang và 3 vành đai. Cụ thể: hành lang sông Đồng Nai; hành lang cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và quốc lộ 51; hành lang cao tốc TP.HCM - Long Thành - Phan Thiết; hành lang quốc lộ 1 và đường...

Liệu đà giảm còn diễn ra?

Dự báo giá tiêu ngày 2/7/2024: Tăng nhẹ có chạm mốc 160.000 đồng/kg? Dự báo giá tiêu ngày 3/7/2024: Giá tiêu trong nước quay đầu lao dốc? Dự báo giá tiêu ngày 4/7/2024 quay đầu giảm mạnh. Việc giá tiêu tăng giảm như vậy được cho là vì khi giá tiêu quá cao khiến một bộ phận doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này tạm dừng mua. Đây là động thái nhằm...

Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng từ ngày 1/7/2024

Ngày 1/7, Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị định số 76/2024/NĐ-CP). Theo đó, Nghị định số 76/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2,3 Điều 4 quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội. Theo quy định mới, mức chuẩn...

TPHCM sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng BOT dự án 1.500 tỷ làm 2,7km đường

UBND TPHCM vừa có văn bản thống nhất đề nghị của Nhóm công tác liên ngành về chủ trương thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) dự án xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TPHCM - Trung Lương. Dự án này trước đây do Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh (nhà đầu tư) và doanh nghiệp dự án là...

Mới nhất

Giảm 15 kg sau 2 tháng phẫu thuật thu nhỏ dạ dày

Nữ bệnh nhân 65 tuổi, béo phì độ ba, không thể giảm cân theo cách thông thường, bác sĩ phẫu thuật thu nhỏ dạ dày và giảm 15 kg sau hai tháng. Theo lời nữ bệnh nhân, bà cân nặng 97 kg, chỉ số khối...

Quy hoạch tỉnh Đồng Nai: Tận dụng sân bay Long Thành để phát triển

Trong đó, việc phát triển hạ tầng ở Đồng Nai được xây dựng trên cơ sở phát triển 6 hành lang và 3 vành đai. Cụ thể: hành lang sông Đồng Nai; hành lang cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và quốc...

Mới nhất