Trang chủDestinationsNinh BìnhNinh Bình nỗ lực thực hiện bảo hiểm xã hội toàn dân

Ninh Bình nỗ lực thực hiện bảo hiểm xã hội toàn dân



Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do khối lượng công việc lớn, nhưng Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm, đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác thu, chi trả các chế độ cho đối tượng. Trong đó, tập trung phát triển mạnh đối tượng BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện cho đối tượng là nông dân và lao động khu vực nông thôn. Nâng cao sự hài lòng của tổ chức và người dân trong quá trình phục vụ, từng bước thực hiện BHXH toàn dân.

Theo thống kê của BHXH tỉnh Ninh Bình, đến hết tháng 4/2023, số người tham gia BHXH trong toàn tỉnh là gần 160.000 người, đạt 92,6% kế hoạch BHXH Việt Nam giao. Trong đó, BHXH tự nguyện là 18.279 người. Để đạt được kết quả đó, thời gian qua, ngoài tập trung cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, đa dạng các hình thức, phương thức nhận hồ sơ, trả kết quả, thu tiền đóng, chuyển tiền đóng vào quỹ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia BHXH tự nguyện…, BHXH tỉnh đã triển khai đồng bộ các hình thức tuyên truyền, để người dân nhận thức đúng đắn và tích cực tham gia BHXH. 

Đặc biệt, trong tháng 5 – Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân, BHXH tỉnh đã chỉ đạo BHXH huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông đến người lao động, người sử dụng lao động trong các siêu thị, các doanh nghiệp, các tổ, nhóm, cửa hàng sản xuất, kinh doanh tư nhân… về quyền và lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện. Từng bước thay đổi nhận thức, hành động và thói quen của người dân, chủ động và tích cực tham gia BHXH tự nguyện để ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội. 

Theo chị Nguyễn Thị Mai, nhân viên Tổ dịch vụ thu BHXH, BHYT xã Ninh Mỹ (huyện Hoa Lư), những người làm nhân viên Tổ dịch vụ thu đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình và đặc biệt là phải thường xuyên nắm bắt, tìm hiểu và nắm vững các chế độ, chính sách về BHXH, BHYT và sự thay đổi, cải cách trong quá trình thực hiện để tư vấn cho người dân, đối tượng có nhu cầu, giúp cho người dân hiểu rõ về chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước, thấy được quyền lợi thiết thực, mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của họ, từ đó đối tượng tham gia với tinh thần tự nguyện và yên tâm. 

Chị Đào Thị Hiền, thôn Đoàn Kết, xã Yên Sơn (thành phố Tam Điệp) cho biết: Tôi là lao động tự do, buôn bán hoa quả tại nhà. Mặc dù thu nhập không ổn định, nhưng thiết nghĩ, mình phải tự lo cho cuộc sống của mình, nên từ 4 năm trước, tôi đã mua BHXH tự nguyện với mức tối thiểu là gần 200 nghìn đồng/tháng. Từ năm 2022, do mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn tăng lên, nên mức đóng của tôi tăng lên trên 300 nghìn đồng/tháng. Tôi sẽ cố gắng duy trì tham gia BHXH tự nguyện đủ số năm để được hưởng lương hưu và các chế độ phúc lợi khác, sẽ có cuộc sống ổn định khi hết tuổi lao động.  

Đồng chí Phạm Văn Sơn, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Ninh Bình cho biết: Hiện nay, chính sách BHXH được thực hiện với 2 loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó, BHXH bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Công dân từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

 

Ninh Bình nỗ lực thực hiện bảo hiểm xã hội toàn dân
Tích cực cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia bảo hiểm.

 

Tính đến hết tháng 4/2023, số người tham gia BHXH trong toàn tỉnh là 159.681 người, đạt 92,6% kế hoạch BHXH Việt Nam giao. Từ nay đến cuối năm, toàn tỉnh còn phải thực hiện phát triển gần 13 nghìn người tham gia mới. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn khi hiện nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động. 

Cùng với đó, mức đóng BHXH tự nguyện tăng theo mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn từ 700.000 đồng/người/tháng lên 1.500.000 đồng/người/tháng (mức tham gia thấp nhất là 330.000 đồng/tháng, tăng 176.000 đồng/người/tháng). Vì vậy, để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch BHXH Việt Nam giao về phát triển người tham gia BHXH, ngành BHXH tỉnh đã và đang tập trung vào một số giải pháp cụ thể.

Theo đó, đối với các giải pháp phát triển người tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tỉnh sẽ trực tiếp làm việc tại đơn vị hoặc mời đơn vị đến cơ quan BHXH thống nhất việc kê khai hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động thuộc diện tham gia nhưng chưa tham gia. Đối với những đơn vị khi cơ quan BHXH mời vẫn không hợp tác lập hồ sơ đăng ký tham gia BHXH, tham gia không đầy đủ số người nhưng vẫn quyết toán thuế, sẽ lập danh sách đề nghị cơ quan thuế đưa vào kế hoạch thanh tra để xử lý. 

Cùng với đó, BHXH tỉnh sẽ tăng cường thực hiện thanh tra đột xuất và xử phạt vi phạm hành chính đối với đơn vị cố tình không lập danh sách đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội lập danh sách người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để có căn cứ vận động tham gia BHXH khi người lao động về nước; cập nhật nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, bám sát tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để đôn đốc đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN ngay khi đơn vị tuyển dụng lao động.

Đối với các giải pháp phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, thì hiện nay, cơ quan BHXH đã ký hợp đồng ủy quyền thu với 6 Tổ chức dịch vụ thu, gồm 481 điểm thu, 1.444 nhân viên thu. Tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều có điểm thu và nhân viên làm công tác thu BHXH, BHYT. Căn cứ Hợp đồng, năng lực của các Tổ chức chức dịch vụ thu, cơ quan BHXH xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu thu, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện đối với từng tổ chức dịch vụ, cụ thể tới từng điểm thu. Kết quả thực hiện của Tổ chức dịch vụ là một trong các nội dung đánh giá hợp đồng đã ký kết. 

Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông về mục đích, ý nghĩa, quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện bằng nhiều hình thức, như tuyên truyền trực quan, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và đài truyền thanh 3 cấp; tuyên truyền thông qua mạng xã hội, kênh zalo của BHXH tỉnh. Đặc biệt là đẩy mạnh tuyên truyền thông qua việc tổ chức các hội nghị khách hàng, hội nghị tuyên truyền, đối thoại và tuyên truyền vận động theo nhóm nhỏ trực tiếp tại các khu dân cư.

Đặc biệt, để duy trì số người đang tham gia, phát triển người tham gia mới vào hệ thống an sinh, BHXH tỉnh đã chủ động phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh dự thảo báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh trích kinh phí từ Ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm đối với người dân đăng ký thường trú tại tỉnh Ninh Bình tham gia BHXH tự nguyện, qua đó nhằm gia tăng tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện trong tỉnh.

Với phương châm “Lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm phục vụ”, BHXH tỉnh đã và đang không ngừng nỗ lực với nhiều giải pháp, nhằm đảm bảo quyền lợi đầy đủ, kịp thời cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH. Mục tiêu đặt ra là phấn đấu từ nay đến cuối năm 2023 sẽ phát triển được 13 nghìn người tham gia BHXH. Phấn đấu đến năm 2025, có 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), từng bước tiến gần tới BHXH toàn dân.

Bài, ảnh: Mỹ Hạnh





Source link

Cùng chủ đề

Ninh Bình tích cực chuyển đổi số trong du lịch

Để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian qua, ngành du lịch tỉnh Ninh Bình tập trung thực hiện chuyển đổi số, từng bước hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh, du lịch số… Ninh Bình không chỉ được tạo hóa ưu ái, ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú, độc đáo mà còn có nhiều di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng. Với 1.821 di tích, trong đó có 298...

120 tác phẩm mới tham gia Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024

Tại Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 có 120 tiết mục diễn thi của 40 đoàn nghệ thuật từ các tỉnh, thành trong cả nước, diễn ra tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Tại Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 có 120 tiết mục diễn thi của 40 đoàn nghệ thuật từ các tỉnh, thành trong cả nước, diễn ra tại Nhà hát Phạm Thị Trân,...

Lấy công làm lãi, nhiều hộ dân vẫn ‘bỏ túi’ hàng trăm triệu đồng nhờ trồng na trên đất đá

Người dân ở xã Phú Long (huyện Nho Quan, Ninh Bình) trồng cây na trên vùng đất đá cằn cỗi, mỗi năm cho thu hoạch hai vụ, lãi 250 triệu đồng/ha. Phú Long là xã miền núi của huyện Nho Quan (Ninh Bình) với địa hình sườn dốc gồ ghề, có nhiều thung lũng, núi đá, vùng rừng rậm rạp. Nhiều năm qua, nơi đây được xem như thủ phủ trồng na ăn quả lớn nhất tỉnh Ninh Bình, mang...

Người dân dựng cọc, chăng lưới chờ vớt ‘lộc trời’

TPO - Sau khi kết thúc mùa lúa, người dân bón phân chuồng đã ủ kỹ rồi cày bừa cho đất tơi xốp. Để rươi béo tốt, người dân rải thêm bột ngô xuống ruộng rồi chờ đến dịp tháng 10, tháng 11 âm lịch thu hoạch rươi. 17/11/2024 | 09:03 ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giám sát việc thực hiện trách nhiệm chương trình hành động của đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh khóa...

Đồng chí Đỗ Việt Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng đoàn Giám sát chủ trì buổi giám sát. Tham gia Đoàn...

Nhận diện và đấu tranh với các thủ đoạn chống phá trên không gian mạng

Lợi dụng không gian mạng, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức chống phá có mục tiêu tôn chỉ được tổ chức khá...

Mưa và dông bao trùm các khu vực trong cả nước đề phòng lốc sét

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 4/9, mưa và dông bao trùm các khu vực trong cả nước, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.Từ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Nơi hồn đá hóa nghệ thuật

Làng đá Ninh Vân, tọa lạc tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, nổi tiếng khắp cả nước với nghề điêu khắc đá truyền thống. Với lịch sử hàng trăm năm, những người nghệ nhân nơi đây đã thổi hồn vào những khối đá thô sơ, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.

Nhà thờ đá Phát Diệm- nơi hội tụ tinh hoa kiến trúc Đông Tây

Nhà thờ đá Phát Diệm, còn được gọi là Nhà thờ chính tòa Phát Diệm, tọa lạc tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được xem như một quần thể kiến trúc độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Nổi bật với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman truyền thống của phương Tây với nét văn hóa truyền thống của...

Những hình ảnh tuyệt đẹp từ đảo Khê Cốc, Tràng An, Ninh Bình

Tọa lạc tại quần thể danh thắng Tràng An, đảo Khê Cốc được xây dựng nhằm tái hiện tại cuộc sống của người dân nguyên thủy ở Tràng An, mang tới cho du khách có một trải nghiệm thú vị về không gian văn hóa lịch sử nơi đây. Đảo Khê Cốc nằm tại khu danh thắng Tràng An, thuộc huyện Hoa Lư Tỉnh Ninh Bình – một địa điểm du xuân tại Ninh Bình mới năm 2024. Nguồn

Khu Du lịch Văn hóa Tâm linh Chùa Bái Đính lung linh trong đêm

Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính nằm trên sườn núi giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, trong vùng đệm Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính là nơi lưu giữ các dấu ấn lịch sử, nơi...

Ngắm không gian lung linh chùa Bái Đính về đêm

(SGTT) – Nằm ở cửa ngõ phía Tây cố đô Hoa Lư xưa, chùa Bái Đính (Ninh Bình) là điểm đến thu hút đông đảo du khách bởi kiến trúc đồ sộ, đậm bản sắc truyền thống. Bên cạnh ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ 12, chùa Bái Đính mới được hoàn thành vào năm 2008 và đến nay trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo Phật tử và khách...

Mới nhất

Khi học sinh Royal School là diễn giả TED Talks sẽ thế nào?

Bước sang mùa thứ 4 với nhiều đổi mới, sân chơi Royal Speaking Contest của Royal School không chỉ thu hút dàn thí sinh chất lượng mà còn lan tỏa giá trị của kỹ năng hùng biện học thuật. ...

Gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), chiều 20/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo, cán...

Ấn tượng về thực phẩm và đồ uống Việt Nam tại Hội chợ Quốc tế PLMA 2024

Khu trưng bày của Việt Nam với 21 gian hàng nổi bật với các sản phẩm chủ lực: từ thực phẩm chế biến, gia vị truyền thống, nông sản chất lượng cao đến các sản phẩm đồ uống đặc trưng. Để đáp ứng yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn...

Xung đột Ukraine nóng rẫy với chiêu hiểm từ Nga và Mỹ, ông Trump “thoát” một lời tuyên án

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Mới nhất