Phóng viên: Trong tương lai gần, liệu pháp tiên tiến như Car-T có dễ dàng tiếp cận được nhiều không, đặc biệt là với cộng đồng người Việt?
Giáo sư Carl June: Có rất nhiều loại ung thư mà Car-T có thể điều trị, phổ biến nhất là ung thư phổi rồi đến ung thư vú và ruột kết. Loại ung thư phổ biến thứ 3 là ung thư máu và hiện có tới 6 loại ung thư máu khác nhau ở Mỹ được điều trị bằng tế bào T.
Liệu pháp Car-T được cấp phép và sử dụng đầu tiên tại Mỹ vào năm 2017, và cho đến nay đã có hơn 50.000 người được điều trị tại Mỹ bằng liệu pháp này. Liệu pháp này cũng đã được điều trị cho 6 bệnh ung thư khác nhau. Hiện nay, Car-T đã được thử nghiệm tại Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Ấn Độ và Việt Nam. Hiện Bệnh viện Vinmec đã triển khai phương pháp này và đã làm chủ công nghệ Car-T trong điều trị ung thư máu.
Phóng viên: Liệu Việt Nam có thể sử dụng công nghệ này để cứu bệnh nhân mắc bạch cầu?
Giáo sư Carl June: Việt Nam mới chỉ bắt đầu. Khoảng 10% số người được sử dụng liệu pháp này để điều trị một số loại bệnh tự miễn như viêm khớp, vẩy nến hoặc có thể là Lupus ban đỏ.
Những gì được phát hiện trong năm nay trong nhiều thử nghiệm ở châu Âu và bây giờ là ở Trung Quốc, các tế bào Car-T được sử dụng cho bệnh ung thư, cũng rất hiệu quả trong điều trị bệnh tự miễn. Bệnh nhân đầu tiên rất nổi tiếng, cô ấy là người Việt Nam, ở Đức, là một sinh viên vừa tốt nghiệp mắc Lupus giai đoạn cuối – một bệnh tự miễn, và giờ sau 3 năm được điều trị bằng liệu pháp Car-T, cô ấy đã khỏi bệnh.
Phóng viên: Việt Nam cũng đang thử nghiệm liệu pháp Car-T, Giáo sư đánh giá như thế nào về nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam?
Giáo sư Carl June: Ngày hôm qua tôi được biết thêm thông tin là Bệnh viện Vinmec và VinUni đang phối hợp để chữa trị cho 15 bệnh nhân bị bạch cầu và u lympho và sử dụng liệu pháp Car-T. Kết quả chữa trị cũng rất tốt. Tuy nhiên chúng ta cần tính toán thêm phương án làm thế nào để có thể nhân rộng phương pháp ra các tỉnh, thành phố khác. Để làm được điều đó, quan trọng là chúng ta cần có một đội ngũ và những khóa đào tạo phù hợp cho các bác sĩ ở khắp Việt Nam. Nhìn chung, tôi đánh giá được rằng khả năng học hỏi của đội ngũ chuyên môn ở đây rất nhanh.
Một điều nữa tôi muốn chia sẻ là liệu pháp tế bào Car-T của chúng tôi lần đầu tiên được áp dụng cho một ca bệnh Blood Transfusion (truyền máu), không phải thực hiện bởi các công ty dược phẩm mà thực hiện bởi chính các bệnh viện và trung tâm nghiên cứu. Thế nên, tôi nghĩ Việt Nam hoàn toàn có thể làm được theo mô hình này. Như tôi đã nói trước đó, chúng ta không cần thiết phải dựa quá nhiều vào các công ty dược phẩm để phân phối các sản phẩm/liệu pháp điều trị của chúng tôi, mà chính các bệnh viện và trung tâm nghiên cứu có thể tự làm được việc này.
Phóng viên: Giáo sư chia sẻ về tầm quan trọng của việc hợp tác nghiên cứu quốc tế giữa các nhà khoa học quốc tế với cộng đồng người Việt Nam cũng như các nhà khoa học Việt?
Giáo sư Carl June: Nghiên cứu quốc tế thực sự rất cần thiết vì các quốc gia khác nhau có thế mạnh trong những lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, do đó, bằng cách cùng nhau làm việc sẽ giúp chúng ta tiến triển nhanh hơn.
Khi chúng tôi bắt đầu, tế bào Car-T chỉ có ở Mỹ, và bây giờ đã có hơn 1.000 thử nghiệm tế bào Car-T cho bệnh ung thư. Bây giờ, chúng tôi đã gặp phải vấn đề khiến việc hợp tác chậm lại, đó chính là Covid-19. Hiện tại, chúng tôi đang có những hợp tác rất sôi động với cả châu Âu, Trung Quốc, Mỹ và giờ là Việt Nam.
Nguồn: https://nhandan.vn/giao-su-carl-june-va-lieu-phap-car-t-niem-hy-vong-cho-benh-nhan-ung-thu-va-benh-tu-mien-post849077.html