Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: 7 dấu hiệu cho thấy tim bạn đang rất khỏe; Có nên ăn nhẹ trước khi tập thể dục không?; Uống nhiều sữa bổ sung protein có gây tăng cân?…
4 loại xét nghiệm máu nên thực hiện
Xét nghiệm máu là một trong những loại xét nghiệm phổ biến nhất được dùng để đánh giá và theo dõi sức khỏe. Trong các lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, xét nghiệm máu rất cần thiết để chẩn đoán và phát hiện sớm nhiều bệnh.
Với hầu hết các bệnh thì xét nghiệm máu là một trong những cách tốt nhất để chẩn đoán và theo dõi bệnh, đặc biệt là các vấn đề như nhiễm trùng, thiếu máu, nồng độ cholesterol cao, thiếu chất, suy tạng, thậm chí là những căn bệnh đáng sợ như HIV hay ung thư.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là người trung niên, người già hoặc có nguy cơ cao mắc một số vấn đề sức khỏe. Những xét nghiệm máu cần được thực hiện hằng năm gồm:
Lipid máu. Xét nghiệm lipid là kiểm tra mật độ của 2 loại cholesterol “tốt” (HDL) và “cholesterol xấu” (LDL). HDL giúp loại bỏ các chất có hại ra khỏi máu và hỗ trợ gan phân hủy chúng thành chất thải. Trong khi đó, LDL lại là tác nhân tích tụ mảng bám trong thành động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Tuyến giáp. Loại xét nghiệm máu này giúp bác sĩ biết mức độ tuyến giáp phản ứng và tiết một số loại hoóc môn như triiodothyronine, thyroxine và hoóc môn kích thích tuyến giáp TSH.
Xét nghiệm này cần thực hiện định kỳ vì tuyến giáp đóng vai trò quan trọng với sức khỏe. Đây là tuyến nội tiết nằm ở cổ, giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể và nhiều chức năng khác. Xét nghiệm sẽ giúp phát hiện sớm rối loạn tuyến giáp, nồng độ testosterone hoặc estrogen. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 16.12.
7 dấu hiệu cho thấy tim bạn đang rất khỏe
Trái tim khỏe mạnh là chìa khóa cho một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài. Tim bạn có hoạt động tốt không? Hãy để ý 7 dấu hiệu nhận biết này.
Mặc dù chúng ta hiếm khi suy nghĩ nhiều về cơ quan quan trọng này, nhưng bạn cần phải chú ý đến những tín hiệu tinh tế xuất hiện khi có vấn đề xảy ra. Từ nhịp tim nhanh đến đổ mồ hôi nhiều, một số dấu hiệu cho biết tim bạn đang có vấn đề.
Nhưng còn những dấu hiệu cho thấy tim đang hoạt động tốt thì sao? Sau đây là những dấu hiệu cho thấy tim bạn đang hoạt động tối ưu.
Nhịp tim lúc nghỉ ngơi ổn định. Nhịp tim khi nghỉ ngơi bao nhiêu là ổn? Theo các chuyên gia, nhịp tim lý tưởng nên trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút khi nghỉ ngơi.
Không gặp vấn đề về hô hấp. Không cảm thấy khó thở hoặc quá trình thở được dễ dàng, có nghĩa là trái tim đang hoạt động bình thường. Ngay cả khi hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ hoặc chạy chậm, không cảm thấy khó thở cũng là dấu hiệu của trái tim khỏe mạnh.
Khi tim bơm đủ máu đến các cơ quan, các tế bào sẽ nhận được lượng oxy cần thiết. Từ đó sẽ không gặp khó khăn về hô hấp.
Phục hồi nhanh sau khi tập thể dục. Khi trái tim khỏe mạnh, nó sẽ nhanh chóng cung cấp oxy và loại bỏ axit lactic, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Vì vậy, nếu cơ thể phục hồi nhanh chóng sau khi tập luyện, thì có nghĩa là bạn đang có trái tim khỏe mạnh. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 16.12.
Có nên ăn nhẹ trước khi tập thể dục không?
Cho dù là chạy bộ, đi bộ đường dài hay nâng tạ thì luôn có những phương pháp chuẩn bị cần thiết trước khi tập để có thể tối ưu hóa hiệu suất vận động. Trong đó, một bữa ăn nhẹ sẽ giúp cung cấp năng lượng ổn định cho quá trình vận động cơ bắp.
Ăn nhẹ trước khi tập dù cần thiết nhưng không phải món nào cũng có thể ăn. Chẳng hạn, trước khi nâng tạ thì uống một ly sinh tố sẽ rất có lợi. Tuy nhiên, nếu uống sinh tố trước khi đạp xe có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.
Với mỗi loại bài tập, mọi người có thể chọn những món ăn nhẹ phù hợp như sau:
Đi bộ. Vì đây là bài tập cường độ vừa nên không phải lúc nào cũng cần ăn nhẹ trước khi tập. Nếu cách đó khoảng 4 tiếng bạn đã ăn bữa chính và đến trước khi tập vẫn chưa cảm thấy đói thì không cần ăn thêm gì cả.
Chạy bộ. Khi chạy, mọi người cần tránh uống sữa hoặc nước cam, quýt vì có thể dễ gây trào ngược, nặng bụng và khó chịu. Ngoài ra, số km chạy cũng quyết định có nên ăn trước khi tập hay không.
Nếu chạy từ 3-5 km trở lên hoặc chạy quá 45 phút thì cần ăn một bữa nhẹ từ 150 đến 250 calo, trong đó có khoảng 30 gram tinh bột. Các món này thường là chuối, trái bơ, yến mạch, việt quất hay nước ép củ dền. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!