Guốc chèn pháo của Trung đoàn Lựu pháo 45, Đại đoàn 351 tự chế tạo để chèn bánh khi kéo pháo (tháng 1/1954).

Dây thừng giật cò lựu pháo 105mm, Đại đội 806, Trung đoàn 45, Đại đoàn 351 sử dụng khi tấn công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trong đợt tấn công thứ nhất (tháng 3/1954).

Xe đạp thồ của anh Cao Văn Tỵ – dân công tỉnh Thanh Hóa đã vận chuyển hàng phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ và đạt kỷ lục thồ 320kg/chuyến.

Tấm ghi sắt quân đội Pháp sử dụng làm sở chỉ huy De Castries (tháng 11/1953).

Mìn ghém quân Pháp bố trí xung quanh các cứ điểm thuộc Điện Biên Phủ (tháng 11/1953).

Vỏ và đầu đạn pháo 105mm, một trong những quả đạn đầu tiên, Đại đội Lựu pháo 806, Trung đoàn Pháo binh 45, Đại đoàn 351 bắn vào cụm cứ điểm Him Lam lúc 17h05 ngày 13/3/1954.

Sưu tập đạn cối 60, 81, 120 của Pháp ta thu được (tháng 5/1954).

Vỏ đạn cối 82mm, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312 sử dụng trong trận đánh cứ điểm Độc Lập (15/3/1954).

Lựu đạn Đại đội 5, Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 sử dụng trong trận đánh cứ điểm Độc Lập (15/3/1954).

Lưỡi lê của chiến sĩ xung kích Đại đội 38, Tiểu đoàn 215, Trung đoàn 98, Đại đoàn 316 sử dụng trong trận đánh chiếm cứ điểm C2 (7/5/1954).

Súng trung liên của Pháp ta thu được năm (tháng 5/1954).

Súng DKZ 57mm của chiến sĩ Đỗ Kiểm, Đại đội 238, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 sử dụng trong trận đánh Him Lam (13/3/1954).

Cáng cứu thương của Quân y Việt Nam sử dụng để cáng thương binh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Áo lính dù bộ đội ta thu được của địch tại Điện Biên Phủ (tháng 5/1954).

Mũ nan của ông Lò Văn Péng, huyện Điện Biên tự đan dùng trong hoạt động du kích và phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3-5/1954).

Hình tượng bộ đội ta dưới hào trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Hình tượng chiến sĩ quân y chữa thương cho bộ đội tại Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiểu đoàn Hỏa tiễn đầu tiên được thành lập ngày 22/4/1954 tại một khu rừng già thuộc huyện Tuần Giáo mang phiên hiệu 224 thuộc Đại đoàn Công pháo 351. Tiểu đoàn này gồm 2 Đại đội, mỗi Đại đội sử dụng 6 dàn Hỏa tiễn 6 nòng H6 Cachiusa do Liên Xô viện trợ. H6 xuất hiện vào đợt tấn công thứ 3 của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm cho quân Pháp hoang mang, khiếp đảm nhờ phát huy uy lực với tiếng gió rít ầm ầm cùng với những loạt đạn bắn dồn dập, liên tục không dứt vào các mục tiêu của địch. Nhờ đó các trận địa pháo của Pháp tại lòng chảo Điện Biên Phủ hầu như bị tê liệt hoàn toàn, góp phần tạo điều kiện cho lực lượng bộ binh xông lên tiêu diệt toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vào chiều 7/5/1954.

Một trong 4 khẩu pháo cao xạ 37mm do Liên Xô sản xuất viện trợ cho Quân đội Nhân dân Việt Nam của Đại đội 815, Tiểu đoàn 383, Trung đoàn 367, Đại đoàn công pháo 351 đã bắn rơi chiếc máy bay trinh sát Moran đầu tiên của Thực dân Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ (ngày 14/3/1954). Đơn vị đã được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba.
Pháo có trọng lượng 2.200kg, kíp chiến đấu 8 người, đạn 37x250mm, cỡ đạn 37mm, tầm bắn hiệu quả 4km trên mặt đất và 3km trên không. Tốc độ bắn về lý thuyết từ 160-170 viên/phút, thực tế từ 80-100 viên/phút.
Vietnamnet