Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt NamNhững vấn đề cần tập trung trong quá trình chuyển đổi số...

Những vấn đề cần tập trung trong quá trình chuyển đổi số chuỗi giá trị ngành Dầu khí



Những vấn đề cần tập trung trong quá trình chuyển đổi số chuỗi giá trị ngành Dầu khí

Chuỗi giá trị ngành Dầu khí.

Chuỗi giá trị Dầu khí thể hiện trình tự các hoạt động diễn ra từ nguồn cung cấp đến cơ chế thương mại. Theo đó, dầu, sản phẩm dầu và khí đốt được bán trên thị trường thông qua ba quá trình, gồm: Khâu thượng nguồn – thăm dò và sản xuất; trung nguồn – vận chuyển và lưu trữ; hạ nguồn – thị trường tinh chế và bán lẻ.

Khâu thượng nguồn trong chuỗi giá trị Dầu khí cần đổi mới theo định hướng phát triển bền vững do nguồn tài nguyên ngày càng suy giảm. Chương trình chuyển đổi số cần hướng tới sự chuyển dịch để trở thành những doanh nghiệp năng lượng tích hợp. Mức đầu tư vào các dự án dầu khí thượng nguồn đã tăng từ 370 tỷ USD trong năm 2020 lên 470 tỷ USD vào năm 2023, trong đó các doanh nghiệp lớn trên thế giới có xu hướng phân bổ nguồn tiền cho tái đầu tư vật liệu thân thiện với môi trường và đa dạng hóa sản phẩm. Tuy những dự án dầu khí thượng nguồn tích hợp được dự đoán mở ra ngày càng nhiều trong tương lai, nhưng nhà đầu tư vẫn ưu tiên tiếp cận những dự án có chi phí thấp, ngắn hạn và an toàn.

Tại Việt Nam, lĩnh vực khai thác dầu khí có hơn 30 năm phát triển, công tác tối ưu khai thác, gia tăng thu hồi dầu luôn được chú trọng. Tuy nhiên, quá trình khai thác chưa được số hóa nhiều như số lượng cảm biến theo dõi còn ít, các hoạt động có thể theo dõi được bằng công cụ số còn hạn chế… đã làm cho việc tích hợp và xử lý dữ liệu để giải các bài toán tối ưu gặp nhiều khó khăn. Đây là một số những thách thức mà ngành Dầu khí cần cân nhắc để vừa tối ưu hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo đạt từng mốc trên con đường phát triển bền vững trong tương lai.

Chuyển đổi số các doanh nghiệp khâu trung nguồn và hạ nguồn giúp họ trở nên chủ động hơn và khai phá những cơ hội tiềm năng mới, đặc biệt trong khâu lưu trữ và khâu dịch vụ khách hàng.

Về phát triển hệ thống lưu trữ lọc dầu, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang dẫn đầu về đầu tư cho cơ sở hạ tầng khí đốt tự nhiên từ năm 2021 đến năm 2050, chiếm gần 200 tỷ USD, tương đương 25% tổng đầu tư trung nguồn toàn cầu. Các nước như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và nhiều quốc gia châu Âu, vốn phụ thuộc đáng kể vào nguồn cung, đang tích cực tăng cường số lượng bể chứa dầu. Việc này nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường tiêu thụ trong nước, nâng cao năng lực sản xuất của các nhà máy lọc dầu và theo kịp sự phát triển của thị trường quốc tế. Tự động hóa quản lý kho chứa (Terminal Automation System) đóng vai trò quan trọng trong việc bốc dỡ các sản phẩm dầu mỏ, khí tự nhiên và hóa dầu. Hệ thống này bao gồm tất cả các chức năng giám sát và điều khiển cần thiết cho các hoạt động lưu trữ và vận chuyển cuối cùng, giúp tăng năng suất lao động và giảm rủi ro cho con người.

Tại khâu hạ nguồn, chuyển đổi số thúc đẩy dịch vụ vượt trội và trải nghiệm khách hàng xuất sắc, để đáp ứng với sự thay đổi và gián đoạn liên tục trong ngành Dầu khí, tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới xoay quanh hệ sinh thái.

Những vấn đề cần tập trung trong quá trình chuyển đổi số chuỗi giá trị ngành Dầu khí

TS Lê Hùng Cường, Phó Tổng Giám đốc FPT Digital: “Chuyển đổi số luôn là con đường cho sự tối ưu hóa, tăng trưởng bền vững và bảo vệ môi trường trong tương lai của ngành Dầu khí”.

Theo TS Lê Hùng Cường, Phó Tổng Giám đốc FPT Digital, các doanh nghiệp hạ nguồn tại Việt Nam thường gặp nhiều khó khăn trong khâu bán hàng do đặc thù sản phẩm xăng dầu và sự gia nhập của nhiều thương hiệu mới vào thị trường. Do vậy, ngoài yếu tố chi phí hay chất lượng, các dịch vụ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Chương trình chuyển đổi số giúp mở rộng mạng lưới cung cấp nhiều dịch vụ như trạm sạc bán lẻ, chương trình khách hàng thân thiết và dự báo thời hạn bảo trì, do nhu cầu về tiện ích dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2030. Những biện pháp này không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thị trường ngày càng khắc nghiệt.

Các công ty dầu khí lớn trên thế giới và Việt Nam, đã tích lũy một số kinh nghiệm chuyển đổi số thành công tại từ việc sử dụng cảm biến IoT để giám sát thiết bị và quy trình thời gian thực, đến việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để dự đoán hiệu suất và nhu cầu bảo trì, hay các mô hình số hóa và mô phỏng 3D giúp tối ưu hóa kế hoạch và quản lý rủi ro. Tuy nhiên, họ vẫn đối mặt với thách thức như hệ thống phức tạp, bảo mật thông tin, sự thay đổi văn hóa… đòi hỏi sự đầu tư dài hạn về tài chính, nhân lực và thời gian.

Chuyển đổi số luôn là con đường cho sự tối ưu hóa, tăng trưởng bền vững và bảo vệ môi trường trong tương lai của ngành Dầu khí.

Các công nghệ hiện đại được sử dụng để giải quyết các bài toán lớn trong khai thác dầu khí, bao gồm tối ưu hóa quy trình vận hành khai thác, tăng khả năng dự đoán và giảm rủi ro trong quá trình thăm dò và khoan. Cụ thể, trong vận hành khai thác, công nghệ giúp bảo trì tiên đoán và tối ưu hóa sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Trong giai đoạn thăm dò và phát triển, công nghệ phân tích đặc tính vỉa chứa, tối ưu hóa vị trí giếng khoan và tự động hóa quá trình khoan, giúp cải thiện độ chính xác và hiệu quả của các hoạt động thăm dò.

Những vấn đề cần tập trung trong quá trình chuyển đổi số chuỗi giá trị ngành Dầu khí

Những khó khăn chung trong chuyển đổi số ngành Dầu khí – Hình ảnh trích từ DxReports “Xu hướng chuyển đổi số ngành Dầu khí, hướng tới phát triển bền vững – Kỳ 1” do FPT Digital thực hiện.

Ngoài ra, quản trị kinh doanh cũng được cải thiện nhờ công nghệ, bao gồm quản lý tài sản, quản lý chuỗi cung ứng và quản trị nhân sự văn phòng. Công nghệ giúp các doanh nghiệp dầu khí quản lý tài nguyên một cách hiệu quả, đảm bảo sự liên tục trong chuỗi cung ứng và tối ưu hóa việc sử dụng nhân lực.

Về mặt an toàn, sức khỏe và môi trường, các hệ thống giám sát môi trường thông minh được triển khai, giúp quản lý an toàn rủi ro và an ninh mạng. Việc ứng dụng công nghệ này không chỉ bảo vệ môi trường mà còn đảm bảo an toàn cho nhân viên và cơ sở vật chất. Tóm lại, công nghệ hiện đại đang đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao hiệu quả, an toàn và quản trị trong ngành Dầu khí, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững và cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành.

Ứng dụng các công cụ thông minh, công nghệ số hỗ trợ ra quyết định trong chuỗi hoạt động khai thác, điều hành và quản trị mỏ dầu khí nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản của ngành như giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quản trị an toàn – sức khỏe – môi trường.

Việc giám sát và bảo trì trong ngành Dầu khí đang được cải thiện đáng kể nhờ vào công nghệ hiện đại. Sử dụng máy bay không người lái và cảm biến thiết bị để thực hiện bảo trì dự đoán giúp giảm chi phí bảo trì lên tới 13%. Công nghệ này không chỉ nâng cao hiệu quả bảo trì mà còn giúp phát hiện sớm các sự cố tiềm ẩn, đảm bảo an toàn và liên tục trong quá trình vận hành.

Tăng hiệu suất năng lượng là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành. Phân tích năng lượng và năng suất giúp tăng khả năng sử dụng năng lượng tại các nhà máy lên tới 10%. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giảm lượng tiêu thụ năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Giảm chi tiêu vốn cũng là một lợi ích quan trọng từ việc áp dụng công nghệ. Sử dụng công nghệ địa chấn cho phép doanh nghiệp đo lường và dự đoán sự thay đổi chất lỏng trong hồ chứa theo thời gian thực. Nhờ vào quản trị hồ chứa hiệu quả hơn, doanh nghiệp có thể giảm tới 20% chi phí vốn. Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa tài chính mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Những vấn đề cần tập trung trong quá trình chuyển đổi số chuỗi giá trị ngành Dầu khí

Cụm giàn PQP – Hải Thạch 1.

Câu chuyện về BIENDONG POC đã ứng dụng AI trong hoạt động giàn khoan Hải Thạch – Mộc Tinh giúp minh họa rõ hơn về quá trình ứng dụng các công nghệ tiên tiến.

BIENDONG POC, một đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng AI vào hoạt động tại giàn khoan Hải Thạch – Mộc Tinh, không chỉ đóng vai trò “cánh tay nối dài vững chắc” của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong phát triển khâu thượng nguồn mà còn góp phần tích cực vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng khí của Tập đoàn.

Trong bối cảnh thế giới biến động phức tạp và chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, nhu cầu huy động khí từ thị trường nội địa luôn ở mức rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hạ tầng công nghệ tại các giàn khoan sau 14 năm hoạt động liên tục đã đến lúc cần thay thế. Hệ thống tính toán cục bộ chỉ phản ánh một phần công việc, phục vụ một nhóm nhỏ kỹ sư thay vì toàn bộ Ban điều hành và quản trị mỏ của Công ty.

Để ứng phó với thách thức này, BIENDONG POC đã ứng dụng AI vào công tác vận hành khai thác và quản trị mỏ. Công nghệ AI được sử dụng để lên lịch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị trên giàn khai thác định kỳ, dựa trên phân tích hiệu suất của thiết bị theo thời gian thực. Việc vận hành khai thác và quản trị mỏ được nâng cao hiệu quả trong các mảng vận hành kỹ thuật, khoan và hoàn thiện giếng, cũng như tìm kiếm thăm dò và công nghệ mỏ. Hệ thống AI phân tích và dự đoán điều kiện vận hành và tuổi thọ của các thiết bị trên giàn công nghệ xử lý khí, dựa trên phân tích nguyên nhân gốc sự cố hỏng hóc, nhận dạng mẫu, lập luận theo tình huống và dự báo các hỏng hóc.

Kết quả của việc ứng dụng AI đã tiết kiệm được 15,69 triệu USD mỗi năm từ việc tối ưu hóa vận hành và quản lý rủi ro, đảm bảo việc vận hành khai thác liên tục với 99,99% thời gian hoạt động như kế hoạch ban đầu. Công ty thu hồi lợi nhuận 600.000 USD mỗi năm dựa trên mức gia tăng thu hồi sản phẩm khí hydrocarbon nặng bay hơi và giảm 400 tấn CO2 thải ra môi trường, tiết kiệm năng lượng đáng kể, đảm bảo tăng trưởng bền vững theo xu thế chuyển dịch năng lượng xanh.

Có thể thấy, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong giám sát, bảo trì, phân tích năng lượng và quản trị hồ chứa đang mang lại nhiều lợi ích cho ngành Dầu khí. Những cải tiến này không chỉ giúp tăng hiệu suất và giảm chi phí mà còn đảm bảo an toàn và phát triển bền vững cho ngành.

Yên Chi – Quỳnh Trang



Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/4c51128d-7513-441b-bea2-da698d4ea6bc

Cùng chủ đề

Cơ hội hay thách thức ?!

Một khi room tín dụng được dỡ bỏ, các ngân hàng sẽ có thể linh hoạt hơn trong...

Tháo gỡ vướng mắc pháp lý gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp nhà nước

Sáng 7/10, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp. Trình bày Tờ trình dự án Luật, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà...

Chính phủ gửi Quốc hội tờ trình dự án đường sắt tốc độ cao trước 21.10

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc. Sau khi nghe Bộ GTVT báo cáo nội dung dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và tình hình triển khai các dự án đường sắt kết nối với...

Tiền đạo Nguyễn Tiến Linh nhận giải Thanh niên sống đẹp năm 2024

TPO - Ngoài những pha thi đấu ấn tượng trên sân cỏ, tiền đạo Nguyễn Tiến Linh (đang thi đấu cho CLB Becamex Bình Dương và Đội tuyển Việt Nam) cũng tích cực tham gia các hoạt động, dự án tình nguyện. Anh là một trong những cá nhân được vinh danh tại Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2024 của T.Ư Hội LHTN Việt Nam.   Mới đây, cầu thủ Nguyễn Tiến Linh (SN 1997, quê ở Bình Dương) đã vào...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cú hích thúc đẩy phát triển các dự án điện khí

Ký PPA dự án Nhơn Trạch 3&4 và biên bản ghi nhớ cung cấp LNG cho LNG Quảng Trạch II: Cú hích thúc đẩy phát triển các dự án điện khí 11:17 | 06/10/2024 ...

Petrovietnam trao 150 tỷ đồng hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát cho các địa phương trên cả nước

Petrovietnam trao 150 tỷ đồng hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát cho các địa phương trên cả nước 08:55 | 06/10/2024 ...

Những điểm mới của Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Những điểm mới của Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu 09:48 | 05/10/2024 ...

Petrovietnam khởi công xây dựng nhà nội trú cho học sinh Trường THCS Chiềng Đông, tỉnh Điện Biên

Petrovietnam khởi công xây dựng nhà nội trú cho học sinh Trường THCS Chiềng Đông, tỉnh Điện Biên Tham dự lễ khởi công có ông Trần Quang Dũng - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam; bà Lê Quỳnh Trang - Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô; ông Phạm Ngọc Hân - Tổng biên tập Báo Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh...

Petrovietnam kiến nghị bổ sung quy định về thương nhân bao tiêu sản phẩm xăng dầu

Tại Hội nghị trao đổi, thống nhất ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định về kinh doanh xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì diễn ra vào chiều ngày 2/10, nhiều doanh nghiệp bày tỏ sự thống nhất theo quan điểm của Ban soạn thảo. Hội nghị trao đổi, thống nhất ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định về...

Bài đọc nhiều

Những trụ cột trong chuyển đổi số toàn diện ở các doanh nghiệp ngành Dầu khí

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đóng vai trò nòng cốt trong nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Trước bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, Petrovietnam đã và đang nỗ lực triển khai các chương trình chuyển đổi số toàn diện trong toàn Tập đoàn và các đơn vị thành viên, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động, nâng cao năng suất lao động,...

Cú hích thúc đẩy phát triển các dự án điện khí

Ký PPA dự án Nhơn Trạch 3&4 và biên bản ghi nhớ cung cấp LNG cho LNG Quảng Trạch II: Cú hích thúc đẩy phát triển các dự án điện khí 11:17 | 06/10/2024 ...

Petrovietnam: Chuyển dịch mô hình kinh doanh mạnh mẽ, đột phá hơn nữa để vươn tầm khu vực

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đang hướng tới trở thành Tập đoàn Công nghiệp – năng lượng quốc gia, giữ vai trò tiên phong phát triển các lĩnh vực về năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Để làm được điều đó, bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ/Ngành để thể chế hóa thành các cơ chế chính sách, đòi hỏi Petrovietnam cần chuyển dịch mô hình kinh doanh mạnh mẽ, đột phá...

Petrovietnam và EVN ký kết PPA các dự án điện

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cùng các đơn vị thành viên vừa ký kết hợp đồng mua bán điện (PPA) cho dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4, biên bản ghi nhớ (MOU) cung cấp LNG cho dự án Nhà máy điện LNG Quảng Trạch II với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Đây là những hợp đồng, biên bản mang ý nghĩa quan trọng, “mở đường” cho việc đàm phán PPA các dự án...

Petrovietnam trao 150 tỷ đồng hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát cho các địa phương trên cả nước

Petrovietnam trao 150 tỷ đồng hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát cho các địa phương trên cả nước 08:55 | 06/10/2024 ...

Cùng chuyên mục

Cú hích thúc đẩy phát triển các dự án điện khí

Ký PPA dự án Nhơn Trạch 3&4 và biên bản ghi nhớ cung cấp LNG cho LNG Quảng Trạch II: Cú hích thúc đẩy phát triển các dự án điện khí 11:17 | 06/10/2024 ...

Petrovietnam trao 150 tỷ đồng hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát cho các địa phương trên cả nước

Petrovietnam trao 150 tỷ đồng hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát cho các địa phương trên cả nước 08:55 | 06/10/2024 ...

Petrovietnam: Chuyển dịch mô hình kinh doanh mạnh mẽ, đột phá hơn nữa để vươn tầm khu vực

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đang hướng tới trở thành Tập đoàn Công nghiệp – năng lượng quốc gia, giữ vai trò tiên phong phát triển các lĩnh vực về năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Để làm được điều đó, bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ/Ngành để thể chế hóa thành các cơ chế chính sách, đòi hỏi Petrovietnam cần chuyển dịch mô hình kinh doanh mạnh mẽ, đột phá...

Petrovietnam và EVN ký kết PPA các dự án điện

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cùng các đơn vị thành viên vừa ký kết hợp đồng mua bán điện (PPA) cho dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4, biên bản ghi nhớ (MOU) cung cấp LNG cho dự án Nhà máy điện LNG Quảng Trạch II với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Đây là những hợp đồng, biên bản mang ý nghĩa quan trọng, “mở đường” cho việc đàm phán PPA các dự án...

Những trụ cột trong chuyển đổi số toàn diện ở các doanh nghiệp ngành Dầu khí

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đóng vai trò nòng cốt trong nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Trước bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, Petrovietnam đã và đang nỗ lực triển khai các chương trình chuyển đổi số toàn diện trong toàn Tập đoàn và các đơn vị thành viên, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động, nâng cao năng suất lao động,...

Mới nhất

EU bật đèn xanh về việc tăng thuế nhập khẩu đối với xe điện Trung Quốc

Cách Trung Quốc đáp trả EU áp thuế đối với xe điện Canada áp thuế nhập khẩu 100% đối với xe điện Trung Quốc Các nhà lãnh đạo EU vừa bật đèn xanh cho việc tăng thuế nhập khẩu đối với xe điện...

Giá quặng sắt lên mức cao nhất, giá ca cao lao dốc mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 3/10: Thị trường kim loại khởi sắc Thị trường hàng hóa hôm nay 4/10: Giá dầu tiếp tục ‘nóng’, giá ngô cắt đứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam...

Khám phá các bộ sưu tập “chuẩn 5 sao” tại dự án Top 1 phía Đông TP HCM

Độc bản, khan hiếm và trải nghiệm thượng lưu Báo cáo phân tích tài sản toàn cầu năm 2024 của Knight Frank vừa qua đã hé lộ, tốc độ...

Cháy lớn ở trạm biến áp 110 Kv, cột lửa kèm khói bốc cao

Điện lực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có thông tin ban đầu về sự cố cháy ở trạm biến áp 110 Kv. Sáng 7-10, lực lượng chức năng thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) phối hợp Công ty Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu khám nghiệm hiện trường vụ...

Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược

Hẻm "nhà thùng", có từ thời Pháp thuộc như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng trong khi phía đối diện là những căn nhà bé tí, lụp xụp rộng chưa đầy 10m2. Hẻm “nhà thùng” Sáng cuối tháng 9, tranh thủ trời ngớt mưa, bà Trần...

Mới nhất