Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Sẽ thế nào nếu ngồi cong lưng khi làm việc, học tập thời gian dài?; Vì sao nghẹt mũi lại thường tồi tệ hơn vào ban đêm?; …
5 thói quen đi vệ sinh tưởng tốt nhưng lại gây hại cho bạn
Đi vệ sinh là một việc đơn giản, nhưng có những sai lầm mà chúng ta mắc phải có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sau đây là những thói quen đi vệ sinh không ngờ lại có thể gây hại cho bạn.
Đi tiểu “dự phòng”. Trước khi rời khỏi nhà, nhiều người nghĩ rằng nên đi vệ sinh trước, mặc dù thực sự chưa cảm thấy “mắc”. Việc này là cần thiết nếu bạn phải đi xe trong thời gian dài.
Tuy nhiên, nếu lúc nào bạn cũng làm điều này một cách không cần thiết, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy muốn đi tiểu thường xuyên hơn, ngay cả khi bàng quang chưa đầy.
Ngồi xổm trên toilet. Nhà vật lý trị liệu Stephanie Bobinger của Trung tâm Y tế Wexner tại Đại học Bang Ohio (Mỹ), nói rằng: Đừng ngồi xổm trên bồn vệ sinh, ngay cả trong nhà vệ sinh công cộng. Mặc dù có vẻ hợp vệ sinh, nhưng cách ngồi xổm thực sự rất tệ đối với cơ thể. Tư thế ngồi này gây căng cơ sàn chậu. Từ đó khiến không thể làm rỗng bàng quang một cách bình thường.
Rặn khi đi tiểu. Đôi khi bạn muốn đi tiểu nhanh hơn hoặc muốn làm trống bàng quang của mình, vì vậy bạn phải rặn. Tuy nhiên, đó không phải là hành động tốt, bởi vì theo thời gian, nó sẽ làm cho cơ sàn chậu yếu đi. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 24.6.
Vì sao nghẹt mũi lại thường tồi tệ hơn vào ban đêm?
Với những người bị dị ứng, dù họ có chăm sóc giấc ngủ tốt nhưng vẫn có thể bị khó ngủ đầu hôm do các triệu chứng dị ứng có xu hướng tồi tệ hơn vào ban đêm. Tình trạng nghẹt mũi, khó hô hấp khi nằm xuống khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.
Vào ban ngày, các triệu chứng dị ứng sẽ thuyên giảm nhờ tác dụng của thuốc kháng histamine. Nhưng vào ban đêm, triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn, gây hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa họng và chảy nước mắt nhiều hơn.
Các thống kê cho thấy khoảng 90% người bị dị ứng từng gặp tình trạng khó ngủ do các triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm. Có nhiều nguyên nhân khiến triệu chứng dị ứng trở nên khó chịu hơn khi đêm xuống.
Trước tiên, khi nằm xuống, tư thế này sẽ khiến tất cả chất nhầy, bụi từ mũi đi xuống cổ họng. Hệ quả là khiến không khí đi qua khí quản ở cổ họng không còn được lưu chuyển bình thường nữa, dẫn đến cảm giác khó thở. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 24.6.
Sẽ thế nào nếu ngồi cong lưng khi làm việc, học tập thời gian dài?
Khi còn ở tiểu học, nhiều người trong chúng ta thường được thầy cô nhắc nhở là không nên ngồi học cong lưng mà hãy ngồi thẳng lưng. Điều này vẫn đúng khi trưởng thành. Vì với vấn đề sức khỏe, ngồi làm việc, học tập đúng tư thể có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là ngồi trong thời gian dài.
Ngồi thẳng lưng và duy trì tư thế tốt không chỉ giúp giảm đau lưng, mà còn giảm căng thẳng, mệt mỏi và nhức đầu. Không những vậy, tư thế tốt còn giúp tăng cường năng lượng và khả năng hô hấp.
Tuy nhiên, tư thế tốt không có nghĩa là phải giữ lưng thẳng đứng một cách cứng nhắc. Thay vào đó, tư thế tốt liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, chẳng hạn cằm phải song song với mặt đất, hông và vai đều nhau, trọng lượng cơ thể dồn lên bàn chân và cột sống theo đúng vị trí tự nhiên. Điều này có nghĩa là chúng ta không giữ lưng thẳng một cách cứng nhắc mà phù hợp với độ cong tự nhiên của cột sống. Nếu cố thẳng lưng quá sẽ có thể gây ra một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Tư thế ngồi không tốt khiến lưng cong, làm căng cơ gân kheo, cơ đùi và cơ thang, tức dải cơ lớn chạy dọc xương sống từ cổ để giữa lưng. Tình trạng này có thể gây đau lưng dưới, ảnh hưởng xấu đến khả năng giữ thăng bằng, nhất là khi bước đi. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!