Hãy cùng điểm qua những thiết kế được đánh giá là tốt nhất mọi thời đại mà các nhà thiết kế tại Apple đã tạo ra, trong đó có những sản phẩm được người dùng vô cùng yêu thích và trở nên quen thuộc.
Vỏ trong suốt
Đó là thiết kế trên iMac G3 - chiếc máy tính để bàn Mac thành công của Apple và là sản phẩm tiên phong trong thế giới thiết kế máy tính. Vào thời điểm ra mắt 1988, máy tính vẫn là thiết bị gây khó khăn cho những người muốn khám phá bên trong.
Apple muốn thay đổi điều đó và iMac G3 được giao nhiệm vụ dẫn đầu với điểm nhấn là lớp vỏ nhựa trong suốt, cho phép người dùng nhìn thấy bên trong của máy, bao gồm một loạt con chip được gắn trên một bảng mạch. Kết quả là nó tạo hứng thú cho người mua.
Click Wheel trên iPod (2001)
iPod giúp việc nghe di động trở nên đơn giản và thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp âm nhạc. Nhưng mọi thứ sẽ chỉ trở nên thú vị và dễ sử dụng nhờ Click Wheel. Thay vì gắn quá nhiều nút ở mặt trước, Apple giữ mọi thứ đơn giản với thiết kế hình tròn chứa 5 nút để phát, tạm dừng, bỏ qua bài hát, truy cập menu và chọn một mục menu.
Để di chuyển lên hoặc xuống một danh sách, người dùng chỉ cần xoay ngón tay cái theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Đó là sự gói gọn hoàn hảo triết lý thiết kế của Apple, vốn tập trung vào việc loại bỏ mọi thứ không cần thiết cản trở việc sử dụng thiết bị, cho phép ai cũng có thể làm quen.
iMac G4 (2002)
Vào đầu những năm 2000, hầu hết máy tính vẫn sử dụng kiểu tháp cồng kềnh và màn hình CRT, nhưng iMac G4 đã nhét tất cả bộ phận bên trong vào một đế nhỏ kết hợp màn hình phẳng LCD, bắt đầu kỷ nguyên tất cả trong một đến nỗi người chứng kiến sửng sốt đặt câu hỏi "Máy tính ở đâu?". Đó là một suy nghĩ đầy cảm hứng làm thay đổi cái nhìn về máy tính để bàn truyền thống.
Đầu nối MagSafe (2006)
MagSafe thế hệ đầu tiên đơn giản là một cáp sạc được trang bị bộ chuyển đổi từ tính cắm vào cổng sạc MacBook. Khi dây cáp bị giật ra bất ngờ, chẳng hạn ai đó đi ngang qua vấp phải dây dẫn, kết nối từ tính bị tách ra giúp MacBook không bị kéo đi. Đó là một ý tưởng hiệu quả và cũng rất đơn giản, khiến nó trở thành ý tưởng mẫu mực cho tư duy thiết kế tại Apple.
Nút Home (2007)
Một trong những lý do khiến iPhone thế hệ đầu hoạt động tốt là nút Home đơn giản thay vì kiểu bàn phím vật lý trên smartphone ở thời điểm đó, vốn chiếm một nửa điện thoại. Phần còn lại của điện thoại dành riêng cho màn hình cảm ứng đa điểm mà mọi người tương tác.
Bản thân nút Home đã giúp mở ra kỷ nguyên gần như toàn màn hình cho smartphone. Nếu không có nút Home, ngành công nghiệp smartphone ngày nay sẽ vô cùng khác biệt.
Nêm vát mỏng (2008)
MacBook Air đầu tiên ra mắt thực sự khiến mọi người kinh ngạc, thời điểm Steve Jobs lôi nó ra từ một chiếc "phong bì". Khi ra mắt, Jobs nói rõ là phần dày nhất của MacBook mỏng hơn phần mỏng nhất của laptop mỏng hàng đầu trong ngành thời điểm đó. Nó giảm dần đến mức không thể tin được là 0,16 inch (4 mm), thổi bay mọi thiết bị của đối thủ và làm thay đổi mãi mãi thị trường laptop mỏng và nhẹ.
Hình dạng kiểu nêm vát mỏng là một thiết kế mang tính biểu tượng đến nỗi nó tồn tại gần 15 năm, từ 2008 đến 2022, khi MacBook Air được thiết kế lại. Trong bối cảnh ngành công nghiệp di chuyển với tốc độ nhanh chóng mặt, sự tồn tại của kiểu dáng này chứng minh đó thực sự là một thiết kế đặc biệt.
Bên cạnh những thiết kế nói trên cũng không thể không nhắc đến một số thiết kế nổi bật khác đến từ Apple, ví dụ như bàn di chuột Force Touch cho MacBook hay núm Digital Crown trên Apple Watch đều được ra mắt vào năm 2015.
Source link
Bình luận (0)