Trang chủNewsBiên giới - Lãnh thổNhững thành tựu nổi bật trong hợp tác quốc tế về biển...

Những thành tựu nổi bật trong hợp tác quốc tế về biển của Việt Nam

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Qua hàng ngàn năm lịch sử, biển đảo trong tâm thức của người Việt là đất nước, là cuộc sống mà biết bao thế hệ cha ông ta đã đổ xương máu để xây dựng, gìn giữ, phát triển và bảo vệ chủ quyền đất nước cho hiện tại và tương lai. 

Chính vì vậy, quan điểm đúng đắn về hợp tác quốc tế biển để cùng phát triển của Việt Nam nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế, và do vậy việc triển khai trong thời gian qua đã đem lại những thành tựu nhất định.

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh: Internet

Trong việc giải quyết và quản lý tranh chấp, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, Việt Nam đã lần lượt giải quyết được vấn đề phân định biển tại Vịnh Thái Lan với Thái Lan năm 1997, tại Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc năm 2000 và phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với Indonesia năm 2003 và 2022. Hiện Việt Nam đang nỗ lực cùng các bên giải quyết các vấn đề tranh chấp còn tồn đọng, như đàm phán với Trung Quốc về phân định biển ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy đàm phán với Malaysia về vùng biển chồng lấn giữa hai bên.

Đồng thời, căn cứ chế định các vùng biển như thể hiện trong UNCLOS và thực tiễn quốc tế, Việt Nam có những giải pháp linh hoạt, sáng tạo trong quá trình giải quyết, xử lý tranh chấp như thỏa thuận tiến hành khai thác chung dầu khí với Malaysia tại thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước trước khi phân định năm 1992, cùng Malaysia đệ trình Báo cáo chung về Ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý năm 2009.

Với Trung Quốc, ta đã đạt thỏa thuận về hợp tác nghề cá với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ cùng với việc ký hiệp định phân định năm 2000 và hợp tác triển khai các dự án về các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển với Trung Quốc như Dự án “Hợp tác nghiên cứu so sánh tiến hoá trầm tích thời kỳ Holocen khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang”; “Triển khai hợp tác thả giống và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong Vịnh Bắc Bộ”; “Hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ”…

Việt Nam cũng đã cùng các nước ASEAN ký với Trung Quốc Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002 nhằm mục đích duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không tại khu vực, tạo điều kiện cho việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông. Hiện nay, Việt Nam cùng các nước ASEAN và Trung Quốc nỗ lực đàm phán một Bộ quy tắc ứng xử (COC) hiệu lực, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền đối với vùng biển và hải đảo Quốc gia. Ảnh: Internet

Để đối phó với các thách thức an ninh biển phi truyền thống, ta cũng triển khai cơ chế tuần tra chung với Campuchia trong Vịnh Thái Lan, với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ, hợp tác về ngăn chặn các vụ cướp biển và cướp có vũ trang ở châu Á với các nước trong khuôn khổ Hiệp định liên Chính phủ về chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền tại châu Á ReCAAP…

Trong các lĩnh vực chuyên ngành về biển, Việt Nam đã thiết lập được mạng lưới hợp tác quốc tế về biển rộng mở với các nước có tiềm lực kinh tế, khoa học, công nghệ mạnh về biển như Nga, Nhật Bản, Mỹ, Australia, Trung Quốc…

Việt Nam cũng đã nâng cao vị thế và vai trò trên trường quốc tế thông qua việc chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, ASEAN. Cụ thể, ta đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021, là một trong các quốc gia thuộc Nhóm nòng cốt xây dựng dự thảo Nghị quyết xin ý kiến tư vấn của Toà án Công lý quốc tế về trách nhiệm của các quốc gia đối với biến đổi khí hậu, là thành viên sáng lập Nhóm bạn bè của UNCLOS cam kết thúc đẩy việc thực hiện và tuân thủ công ước, tham gia đàm phán và ký kết Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học nằm ngoài vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia 2023, là thành viên tích cực của Uỷ ban Pháp lý và kỹ thuật, Cơ quan quyền lực đáy đại dương…

Có thể thấy, nội dung và hình thức hợp tác quốc tế về biển giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu và phong phú, giúp ta tranh thủ tối đa các nguồn lực, sự hỗ trợ quốc tế để nâng cao năng lực quản lý và khai thác biển.

Trên cơ sở quán triệt nguyên tắc, phương châm trong Chiến lược biển 2018, phát huy những thành tựu, bài học kinh nghiệm đã đạt được thời gian qua và với tinh thần sáng tạo trong các biện pháp, giải pháp phù hợp với tình hình quốc tế và khu vực và trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, hoạt động hợp tác quốc tế về biển đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần quan trọng vào việc tăng cường tin cậy chính trị, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa ta với các nước; từng bước giải quyết các tranh chấp trên biển; bảo đảm Biển Đông là một vùng biển hoà bình, ổn định và phát triển bền vững./.

Kim Oanh

Cùng chủ đề

3 hòn đảo hoang sơ của Việt Nam khiến du khách mê đắm

Những hòn đảo hoang sơ tại Việt Nam khiến các tín đồ du lịch mê mẩn phải kể đến Côn Đảo, Nam Du... Nam Du Quần đảo Nam Du gồm 21 hòn đảo lớn nhỏ, là quần đảo xa nhất của tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá khoảng 120km. Khi đặt chân tới Nam Du, du khách sẽ bị thu hút bởi những bãi cát trắng, làn nước biển trong xanh, thiên nhiên trong lành. Tại Nam Du, có nhiều điểm đến...

Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức triển lãm Tem quy mô quốc tế

  Tổng công ty Bưu điện Việt Nam lần đầu tiên đăng cai triển lãm có quy mô quốc tế trưng bày 71 bộ sưu tập với mục đích tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các nhà sưu tập tem các nước.   Sáng 10/10 tại Hà Nội đã diễn ra Triển lãm Tem năm nước - VIỆT NAM 2024 dưới sự bảo trợ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) và Liên đoàn Tem chơi Thế...

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam tạo động lực phát triển công nghiệp xây dựng

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho ngành cơ khí Việt Nam và các nhà thầu xây dựng có bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc làm chủ công nghệ.   Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam với sơ bộ tổng mức đầu tư thời điểm hiện nay lên tới 67,34 tỷ USD sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí đường sắt và...

Nhiệm vụ hợp tác quốc tế về biển được Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng

Là một trong những nước bỏ phiếu thông qua UNCLOS và ký Công ước trong ngày mở ký, ngay từ trước khi Công ước có hiệu lực ngày 16/11/1994, trong Nghị quyết phê chuẩn UNCLOS ngày 23/6/1994, Việt Nam đã khẳng định quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển. Như hầu hết các quốc gia ven biển khác, Việt Nam...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiệm vụ hợp tác quốc tế về biển được Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng

Là một trong những nước bỏ phiếu thông qua UNCLOS và ký Công ước trong ngày mở ký, ngay từ trước khi Công ước có hiệu lực ngày 16/11/1994, trong Nghị quyết phê chuẩn UNCLOS ngày 23/6/1994, Việt Nam đã khẳng định quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển. Như hầu hết các quốc gia ven biển khác, Việt Nam...

Sự cần thiết hợp tác quốc tế về biển trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam

Nhu cầu hợp tác quốc tế về biển xuất phát trước hết từ thực tiễn tại khu vực. Như chúng ta đều biết, Biển Đông là nơi án ngữ nhiều tuyến đường hàng hải có vai trò quan trọng về mặt chiến lược và kinh tế bậc nhất trên thế giới, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và là nguồn sống của hàng triệu người trong khu vực. Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam tham quan...

Việt Nam – Lào – Campuchia nhất trí chung tay tăng cường hợp tác đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự ở khu...

Sáng 9/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã có cuộc ăn sáng, làm việc tại Thủ đô Vientiane, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet tại cuộc ăn sáng làm việc. Ảnh: VGP Tại cuộc gặp, ba Thủ tướng nhấn mạnh truyền thống đoàn...

Vinh danh 200 người có uy tín tiêu biểu ở vùng biên giới, hải đảo 

Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm tới công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là phát biểu của Đại tướng Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư, tại Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ II năm 2024, diễn ra mới đây tại Hà Nội. Sự kiện do Tạp chí Cộng sản, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt...

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 phút ngày 10.10.2024

Hà Nội, ngày 10.10.2024, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức điều chỉnh giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau:Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 phút ngày 10 tháng 10 năm 2024 cho đến kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp theo của liên Bộ Công Thương – Tài Chính; được công khai tại website petrolimex.com.vn và các Công ty xăng...

Bài đọc nhiều

Việt Nam luôn kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước

Với truyền thống là một quốc gia yêu chuộng hòa bình, Việt Nam luôn kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Công cuộc xây dựng, bảo vệ các đường biên giới, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, các quyền và lợi ích của quốc gia gắn với các đường biên giới, chủ quyền lãnh thổ có vai trò trọng yếu đối với việc duy...

Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nước nhập khẩu

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới. Trong đó nêu rõ, hàng hóa trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân, cư dân biên giới phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc và...

Gắn bó máu thịt quân và dân khu vực biên giới Bình Phước

Tỉnh Bình Phước có 15 xã biên giới thuộc ba huyện Lộc Ninh, Bù Đốp và Bù Gia Mập, với hơn 34.500 hộ dân, 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Do điều kiện địa lý, tự nhiên và xã hội nên đời sống của người dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong địa bàn biên giới vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Với tinh thần, trách nhiệm của người chiến sỹ cách mạng,...

Xác định quan hệ chính trị là nòng cốt trong quan hệ Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp gỡ cán bộ các Cơ quan đại diện Việt Nam...

Nếp sống mới ở bản biên giới Ché Lầu

Ché Lầu là một trong những bản biên giới khó khăn của xã biên giới Na Mèo thuộc huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Bản được hình thành từ năm 1989 trong những lần di cư của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Nhi Sơn và xã Pù Nhi của huyện Mường Lát. Bản nằm chông chênh trên sườn những đỉnh núi cao, nên trước khi chưa có đường, đời sống người dân gặp muôn vàn khó khăn. Đường đi...

Cùng chuyên mục

Nhiệm vụ hợp tác quốc tế về biển được Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng

Là một trong những nước bỏ phiếu thông qua UNCLOS và ký Công ước trong ngày mở ký, ngay từ trước khi Công ước có hiệu lực ngày 16/11/1994, trong Nghị quyết phê chuẩn UNCLOS ngày 23/6/1994, Việt Nam đã khẳng định quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển. Như hầu hết các quốc gia ven biển khác, Việt Nam...

Sự cần thiết hợp tác quốc tế về biển trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam

Nhu cầu hợp tác quốc tế về biển xuất phát trước hết từ thực tiễn tại khu vực. Như chúng ta đều biết, Biển Đông là nơi án ngữ nhiều tuyến đường hàng hải có vai trò quan trọng về mặt chiến lược và kinh tế bậc nhất trên thế giới, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và là nguồn sống của hàng triệu người trong khu vực. Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam tham quan...

Việt Nam – Lào – Campuchia nhất trí chung tay tăng cường hợp tác đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự ở khu...

Sáng 9/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã có cuộc ăn sáng, làm việc tại Thủ đô Vientiane, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet tại cuộc ăn sáng làm việc. Ảnh: VGP Tại cuộc gặp, ba Thủ tướng nhấn mạnh truyền thống đoàn...

Vinh danh 200 người có uy tín tiêu biểu ở vùng biên giới, hải đảo 

Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm tới công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là phát biểu của Đại tướng Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư, tại Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ II năm 2024, diễn ra mới đây tại Hà Nội. Sự kiện do Tạp chí Cộng sản, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt...

Việt Nam – Campuchia coi trọng phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền...

Phát biểu tại buổi tiếp Bộ trưởng Bộ Thanh tra Vương quốc Campuchia, Hout Hak, và Đoàn đại biểu Bộ Thanh tra Vương quốc Campuchia, đang ở thăm Việt Nam, mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài với Campuchia. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Thanh tra Vương quốc Campuchia...

Mới nhất

Hezbollah báo cáo xô xát với binh lính Israel trên biên giới Liban

Những trận chiến trên bộ này lan rộng trên khu vực biên giới nhiều đồi núi giữa Liban và Israel, diễn ra trong khi cuộc chiến...

Cá trích về biển Phú Quốc, dân được mùa, rộn ràng vui

Bắt đầu từ tháng 9 (âm lịch) hằng năm, cá trích từng đàn kéo về vùng biển Phú Quốc sinh sống nhiều nên người dân ở xóm chài Trần Phú (phường Dương Đông) rộn ràng chạy thúng ra khơi săn cá mưu sinh.   Ông Ngô Hoài Đưa (áo đỏ) - ở xóm chài Trần Phú, phường Dương Đông, TP Phú...

Từ điểm tựa hoà bình tiến tới tương lai

Bức ảnh được Anthony Bourdain đăng trên Twitter của mình đêm 23/5. Ảnh: Twitter/TTXVN Những hình ảnh đó ngay lập tức gây “sửng sốt” cho giới truyền thông toàn cầu vì một Hà Nội quá đỗi bình yên và gần gũi. Thế nhưng, với người Việt Nam, việc một lãnh đạo cao cấp của các quốc gia nước ngoài tới...

Vinh danh 200 người có uy tín tiêu biểu ở vùng biên giới, hải đảo 

Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm tới công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là phát biểu của Đại tướng Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư, tại Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ II năm 2024, diễn...

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris uống bia trên sóng truyền hình

TPO - Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cho biết, nếu bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 tới, bà sẽ trở thành tổng thống đầu tiên trong tám năm qua ở Mỹ thích uống bia. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris uống bia với người dẫn chương trình Stephen Colbert. (Ảnh: Facebook) Khác với ông Donald Trump hay...

Mới nhất