Năm nay, Tết Nguyên đán rơi vào ngày 10.2, bắt đầu Lễ hội mùa xuân kéo dài 15 ngày. Sau đây là một số truyền thống phổ biến nhất liên quan đến Tết Nguyên đán, theo CNN.
Tại sao lại là năm rồng?
Mặc dù vô cùng phức tạp nhưng lịch hoàng đạo mô tả chu kỳ 12 năm được đại diện bởi 12 con giáp khác nhau, theo thứ tự sau: Chuột, trâu, hổ, mèo, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó và lợn.
Cung hoàng đạo cá nhân của mỗi người được xác định theo năm sinh của người đó, nghĩa là năm 2024 sẽ chào đón rất nhiều “rồng con” đến với thế giới. Những người sinh năm 2025 sẽ là con rắn…
Nhiều người tin rằng đối với mỗi cung hoàng đạo, may mắn sẽ phụ thuộc phần lớn vào vị trí của Tai Sui (thần hộ mệnh) – tên gọi chung của các vị thần sao được cho là quay song song và ngược chiều với sao Mộc.
Các chuyên gia phong thủy khác nhau có thể diễn giải dữ liệu theo cách khác nhau, nhưng thường có sự đồng thuận về ý nghĩa của năm đối với mỗi cung hoàng đạo dựa trên vị trí của các sao.
Đốt pháo và mặc đồ màu đỏ
Có vô số câu chuyện dân gian gắn liền với Tết Nguyên đán, trong đó có màu đỏ được ưa chuộng nhất, liên quan đến truyền thuyết xua đuổi tà ma.
Chẳng hạn, truyền thuyết của Trung Quốc kể rằng Nian là một con thú dưới nước hung dữ với hàm răng và sừng sắc nhọn. Mỗi đêm giao thừa, nó bò lên đất và tấn công một ngôi làng gần đó.
Trong một lần như vậy, khi dân làng vội vã chạy trốn, một ông già bí ẩn xuất hiện và nhất quyết ở lại dù đã được cảnh báo về ngày diệt vong sắp xảy ra.
Trước sự ngạc nhiên của dân làng, ông già vẫn sống sót và ngôi làng hoàn toàn bình yên.
Người đàn ông kể rằng, đã khiến Nian sợ hãi bằng cách treo biểu ngữ màu đỏ trên cửa, đốt pháo và mặc quần áo màu đỏ.
Đây là lý do tại sao mặc màu đỏ, treo biểu ngữ màu đỏ và đốt pháo hoặc pháo hoa là truyền thống Tết Nguyên đán, tất cả đều được tuân theo cho đến ngày nay.
Đó cũng là lý do, ở những nền văn hóa khác, sử dụng màu đỏ trong ngày đầu năm mới mang lại hạnh phúc và may mắn.
Chuẩn bị tết
Bỏ niềm vui sang một bên, Tết Nguyên đán thực sự có thể có rất nhiều công việc. Lễ hội thường kéo dài trong 15 ngày – đôi khi còn hơn – với các nhiệm vụ và hoạt động khác nhau diễn ra trong khoảng thời gian đó.
Tất cả bắt đầu khoảng một tuần trước năm mới với hàng loạt những ngày như cúng đưa ông táo về trời; lễ hội bánh ngọt trong truyền thống Trung Quốc; trang trí nhà cửa; mua sắm đồ mới…
Không phải tất cả công việc chuẩn bị đều thú vị. Theo truyền thống Tết Nguyên đán, một cuộc dọn dẹp lớn sẽ được tiến hành trong nhà… Mục đích là để “giải thoát” ngôi nhà của bạn khỏi mọi điều xui xẻo đã tích lũy trong năm qua.
Và đừng dọn dẹp bất cứ thứ gì trong 3 ngày đầu tết, nếu không bạn sẽ cuốn trôi tất cả những điều may mắn đã đến vào đầu năm mới.
Các truyền thống trong ngày tết đã thay đổi, nhưng nhiều người vẫn tin không nên gội đầu hoặc cắt tóc vào ngày đầu tiên của năm mới.
Tại sao? Ký tự Trung Quốc cho tóc là ký tự đầu tiên trong từ thịnh vượng. Vì vậy, việc rửa sạch hoặc cắt bỏ nó được coi là rửa trôi vận may.
Ngoài ra cũng nên tránh mua giày dép trong suốt tháng đầu năm âm lịch, vì thuật ngữ giày (haai) nghe có vẻ như mất mát và thở dài trong tiếng Quảng Đông.
Đêm giao thừa: Bữa tiệc lớn
Bữa tối đoàn tụ gia đình thường được tổ chức vào đêm giao thừa, rơi vào ngày 9.2 năm nay.
Thực đơn được lựa chọn cẩn thận bao gồm các món ăn gắn liền với sự may mắn, như cá hấp (phát âm giống “dư dả”) trong văn hóa của người Trung Quốc. Đồ ăn Tết Nguyên đán cho dù khác nhau ở mỗi nước nhưng cũng đều là một “bữa tiệc chơi chữ”.
Ngày Tết Nguyên đán: Gia đình thăm hỏi và lì xì
Những ngày đầu của Tết Nguyên đán, đặc biệt là hai ngày đầu tiên, thường là bài kiểm tra sức chịu đựng và kỹ năng xã hội của nhiều người vì phải đi thăm gia đình, người thân và bạn bè.
Những chiếc túi chứa đầy quà và hoa quả để phát khi những người đến thăm. Người đến thăm sẽ lần lượt được tặng quà sau khi trao đổi trò chuyện…
Những người đã lập gia đình cũng phải phát lì xì cho những người chưa kết hôn – cả trẻ em và người chưa lập gia đình.
Người ta tin rằng những chiếc phong bì này – trong tiếng Trung Quốc được gọi là hongbao/lai see – có thể bảo vệ trẻ em bằng cách xua đuổi tà ma, gặp may mắn.
Viếng chùa đầu năm
Người dân các nước ăn Tết Nguyên đán luôn giữ truyền thống viếng đền chùa những ngày đầu năm mới.
Trong tiếng Trung Quốc, ngày thứ ba của Tết Nguyên đán được gọi là “chi kou/cek hau”, hay miệng đỏ.
Người ta tin rằng các cuộc tranh cãi có nhiều khả năng xảy ra vào ngày này, vì vậy mọi người sẽ tránh giao tiếp xã hội và thay vào đó đi thăm đền chùa, cúng dường nhằm tránh những điều không may mắn có thể xảy ra.
Hàng năm, một số cung hoàng đạo xung đột tiêu cực với các sao nên việc viếng thăm đền chùa được coi là cách tốt để giải quyết những xung đột đó và mang lại yên bình trong những tháng tới.
Ngày 15: Lễ hội đèn lồng
Điểm nổi bật của toàn bộ Tết Nguyên đán là Lễ hội đèn lồng diễn ra vào ngày 15 tháng giêng. Đây được coi là sự kết thúc hoàn hảo cho việc chuẩn bị và ăn mừng Tết Nguyên đán kéo dài hai tuần.
Lễ hội đèn lồng kỷ niệm ngày trăng tròn đầu tiên trong năm, đánh dấu sự kết thúc của mùa đông và bắt đầu của mùa xuân.
Vào ngày này, mọi người thắp đèn lồng để tượng trưng cho việc xua tan bóng tối và mang lại hy vọng cho một năm sắp tới.
Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, đó là ngày duy nhất các cô gái trẻ được phép ra ngoài chiêm ngưỡng đèn lồng và gặp gỡ các chàng trai. Do đó, nó còn được mệnh danh là Ngày lễ tình nhân của Trung Quốc.
Ngày nay, các thành phố trên toàn thế giới vẫn trưng bày và tổ chức hội chợ đèn lồng khổng lồ vào ngày cuối cùng của lễ hội.