|
Một phát hiện khảo cổ bí ẩn “đánh đố” giới chuyên gia suốt nhiều năm qua là “búa London”. Vào năm 1936, vợ chồng Emma Zadie Hahn và Max Edmond Hahn tình cờ phát hiện hiện vật đó trong lúc đi dạo dọc Red Creek ở thị trấn London, Texas, Mỹ. |
|
Theo lời kể của vợ chồng Emma, họ nhận thấy một mảnh gỗ nhô ra từ thứ dường như là một khối đá lâu đời. Họ quyết định mang nó về nhà. Nhiều năm sau, con trai của họ đã làm vỡ tảng đá vì tò mò bên trong có gì. |
|
Qua đó, gia đình của Emma nhận ra bên trong tảng đá là một chiếc búa. Một số chuyên gia cho rằng tảng đá chứa chiếc búa có niên đại gần 100 triệu năm tuổi. Điều đặc biệt là chiếc búa được thiết kế theo phong cách thế kỷ 19. |
|
Từ đây, nhiều người cho suy đoán liệu chiếc búa đó có phải là bằng chứng về du hành thời gian. Hiện vật này đã được mang từ tương lai tới và vô tình bị bỏ lại quá khứ. Giả thuyết này được đưa ra vì vào khoảng 100 triệu năm trước, chiếc búa có hình dáng như vậy vẫn chưa xuất hiện. |
|
Copper Scroll (Bảng danh sách bằng đồng) được phát hiện ở Khirbet Qumran trong khoảng thời gian từ năm 1946 – 1956. Đây là khám phá khảo cổ đặc biệt vì được viết trên chất liệu đồng được cán rất mỏng thay vì viết trên giấy da hoặc hoặc giấy papyrus. |
|
Nội dung viết trên Copper Scroll được cho là chỉ dẫn đến một bản đồ kho báu. Hơn 60 địa điểm cất giấu kho báu khác nhau được đề cập đến. Mỗi nơi có trữ lượng vàng và bạc không giống nhau. Bảng danh sách này cũng có một số hướng dẫn cụ thể để tìm được kho báu. |
|
Từ đây, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đã lần theo các manh mối viết trên Copper Scroll với hy vọng sẽ tìm ra kho báu giá trị. Dù vậy, đến nay, họ vẫn chưa tìm được kho tàng quý giá nào được đề cập trong hiện vật cổ xưa trên. |
|
Bản thảo Voynich có niên đại từ giữa thế kỷ 15 và được đặt theo tên Wilfrid Voynich – một người buôn sách từ Ba Lan. Ông Voynich đã mua nó năm 1912. Hiện bản thảo được lưu trữ tại Đại học Yale, trong thư viện Beinecke dành riêng cho những cuốn sách quý hiếm. |
|
Dày 240 trang, bản thảo Voynich được viết bằng ngôn ngữ chưa từng được biết đến cùng những hình ảnh minh họa bí ẩn. Suốt nhiều năm qua, không ít chuyên gia nỗ lực giải mã nội dung cuốn sách này. |
|
Thiên tài toán học người Anh Alan Turing, nhà ngôn ngữ học Gerard Cheshire… đã dành nhiều thời gian để giải mã bí ẩn về bản thảo Voynich. Dù vậy, đến nay, cuốn sách Trung cổ này chứa đựng nội dung gì vẫn chưa được làm sáng tỏ. |
Mời độc giả xem video: Phát hiện “quái vật’ đầu chim, đuôi khủng long, chấn động cả giới khảo cổ.
Nguồn: https://khoahocdoisong.vn/nhung-p-hat-hien-khao-co-bi-an-ky-la-nhat-post243677.html