Trang chủNewsThế giớiNhững nước cờ mới, "thêm dầu vào lửa"

Những nước cờ mới, “thêm dầu vào lửa”

Tình hình bán đảo Triều Tiên lại “nóng’ trở lại khi cả Bình Nhưỡng, Seoul và cả Washington có những cách tiếp cận mới nhằm răn đe lẫn nhau.

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'
Hình ảnh do Triều Tiên công bố về vụ phóng tên lửa ngày 2/4.

Phát triển vũ khí sử dụng nguyên liệu rắn

Ngày 26/6, quân đội Hàn Quốc cho biết tên lửa siêu thanh bị nghi ngờ do Triều Tiên phóng đi đã phát nổ. Đây là diễn biến mới khi Triều Tiên đang gay gắt phản đối Mỹ triển khai tàu sân bay đến khu vực để tham gia cuộc tập trận quân sự ba bên với Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trong một tuyên bố, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo vào khoảng 5h30 sáng 26/6 từ bãi phóng gần thủ đô Bình Nhưỡng về vùng biển phía Đông của Triều Tiên.

Theo JCS, tên lửa đã phát nổ trên vùng biển phía Đông Bán đảo Triều Tiên sau khi bay được khoảng 250km. JSC nghi ngờ vũ khí này là tên lửa siêu thanh sử dụng nhiên liệu rắn. Họ cho biết vụ phóng ngày 26/6 đã xả ra lượng khói lớn hơn so với các vụ phóng thông thường, có thể do lỗi động cơ.

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mỹ (INDOPACOM) cho biết đã lên án vụ phóng này của Triều Tiên dù vụ việc không gây ra mối đe dọa trực tiếp đối với lãnh thổ Mỹ hoặc các đồng minh.

Bên cạnh đó, INDOPACOM nhấn mạnh cam kết của Mỹ đối với nỗ lực phòng thủ Hàn Quốc và Nhật Bản “vẫn vững chắc”.

Sáng 26/6, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết họ cũng phát hiện một vụ phóng tên lửa đạn đạo bị nghi ngờ của Triều Tiên.

Về phần mình, truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 27/6 đưa tin nước này đã tiến hành thành công một vụ thử tên lửa để đảm bảo khả năng mang nhiều đầu đạn.

Theo Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), trong cuộc thử nghiệm được tiến hành ngày 26/6, Cơ quan Quản lý Tên lửa Triều Tiên đã tiến hành thành công cuộc thử nghiệm kiểm soát tách và dẫn đường từng đầu đạn di động.

KCNA khẳng định cuộc thử nghiệm này có ý nghĩa trong việc đạt được “mục tiêu phát triển nhanh chóng các công nghệ tên lửa”.

Từ năm 2021, Triều Tiên đã thực hiện một loạt vụ thử tên lửa siêu thanh trong nỗ lực rõ ràng nhằm xuyên thủng lá chắn phòng thủ tên lửa của các đối thủ.

Mặc dù vậy, các chuyên gia nước ngoài vẫn hoài nghi về khả năng các vũ khí siêu thanh có đạt tốc độ và khả năng cơ động như nước này mong muốn trong các vụ thử hay không.

Những năm gần đây, Triều Tiên đang nỗ lực phát triển thêm các loại vũ khí sử dụng nguyên liệu rắn, công nghệ giúp các vụ phóng khó bị phát hiện hơn so với tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng, vốn phải nạp nhiên liệu trước khi phóng.

Liên minh “mạnh nhất thế giới”, vì sao?

Cũng trong ngày 26/6, lực lượng Hàn Quốc trên các đảo tiền tuyến đã bắn 290 quả đạn pháo và tên lửa vào vùng biển gần ranh giới biển phía Tây của hai miền Triều Tiên. Lực lượng thủy quân lục chiến Hàn Quốc cho biết sẽ thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật trong khu vực này.

Thực tế các hoạt động này bị cấm theo thỏa thuận giảm căng thẳng năm 2018 với Triều Tiên, yêu cầu cả hai nước chấm dứt mọi hành động thù địch dọc biên giới đất liền và trên biển.

Vậy nhưng, thỏa thuận đứng trước nguy cơ sụp đổ trong những tháng gần đây, khi hai miền Triều Tiên nổ súng gần ranh giới trên biển hồi tháng 1 và có nhiều hành vi vi phạm.

Tối 26/6, Hàn Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật tại vùng biên giới phía Tây tranh chấp với Triều Tiên, lần đầu tiên từ khi đình chỉ thỏa thuận năm 2018 vốn nhằm hạ nhiệt căng thẳng quân sự tiền tuyến hồi đầu tháng vừa qua.

Trước đó, ngày 22/6, tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt đã cập cảng Hàn Quốc, sự kiện mà Thứ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kim Kim Kang-il chỉ trích là “liều lĩnh” và “nguy hiểm”. Triều Tiên trước nay thường phản đối mạnh mẽ các cuộc tập trận lớn giữa Mỹ và Hàn Quốc và phản ứng lại bằng các vụ thử tên lửa.

Ngày 25/6 Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã có chuyến thăm USS Theodore Roosevelt, trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc thăm tàu sân bay Mỹ kể từ năm 1994.

Phát biểu trước lực lượng của Mỹ và Hàn Quốc trên tàu sân bay, Tổng thống Yoon Suk Yeol cho biết liên minh giữa hai nước là “mạnh nhất thế giới” và có thể đánh bại bất kỳ kẻ thù nào.

Ông cho biết tàu sân bay của Mỹ bắt đầu tham gia cuộc tập trận “Lá chắn tự do” giữa Hàn–Mỹ-Nhật từ ngày 26/6 nhằm nâng cao năng lực tác chiến phối hợp trên không, trên biển và trong không gian mạng.

Bên cạnh đó, các quan chức Seoul tuyên bố tập trận 3 bên nhằm tăng cường khả năng ứng phó của ba nước trước các mối đe dọa hạt nhân ngày càng gia tăng của Triều Tiên vào thời điểm Triều Tiên đang thúc đẩy quan hệ đối tác quân sự với Nga.

Mỹ và các đối tác tin rằng Triều Tiên đã cung cấp cho Nga những vũ khí thông thường vô cùng cần thiết cho cuộc xung đột ở Ukraine để đổi lấy hỗ trợ về quân sự và kinh tế.

Vụ phóng tên lửa gần đây được cho là của Triều Tiên là cuộc trình diễn vũ khí đầu tiên kể từ khi Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un giám sát việc phóng tên lửa từ các bệ phóng đa nòng ngày 30/5 để mô phỏng một cuộc tấn công phủ đầu vào Hàn Quốc.

Cuộc thử nghiệm diễn ra chỉ vài ngày sau khi nỗ lực đưa vệ tinh do thám thứ hai của Triều Tiên vào quỹ đạo thất bại khi tên lửa mang theo vệ tinh đó phát nổ giữa không trung ngay sau khi phóng.

Kể từ năm 2022, Triều Tiên đã đẩy nhanh tốc độ thử nghiệm vũ khí nhằm tăng cường khả năng tấn công hạt nhân để đối phó với điều mà họ gọi là mối đe dọa quân sự ngày càng sâu sắc của Mỹ. Các chuyên gia nước ngoài cho rằng Triều Tiên muốn sử dụng kho vũ khí hạt nhân ngày càng mở rộng để giành được những nhượng bộ lớn hơn từ Mỹ khi hoạt động ngoại giao được nối lại.





Nguồn: https://baoquocte.vn/tinh-hinh-ban-dao-trieu-tien-nhung-nuoc-co-moi-them-dau-vao-lua-276531.html

Cùng chủ đề

Phản đối sự hỗ trợ của Mỹ với Ukraine, sẽ sát cánh Nga “trong cuộc đấu tranh chính nghĩa”

Ngày 24/6, Triều Tiên chỉ trích Mỹ vì hỗ trợ quân sự cho Ukraine, đồng thời Bình Nhưỡng khẳng định ủng hộ nỗ lực của Nga như một "hành động tự vệ chính đáng".

Mỹ theo dõi “nhất cử nhất động” của Triều Tiên, cùng hai đồng minh Nhật-Hàn tập trận

Mỹ đang chú ý theo dõi các hành động gần đây của Triều Tiên sau khi Hàn Quốc đình chỉ toàn bộ hiệu lực của Thỏa thuận quân sự liên Triều ngày 19/9/2018 và nối lại tập trận gần biên giới quân sự giữa hai miền bán đảo.

Chủ tịch Thượng viện Philippines từ chức, Khai mạc Diễn đàn Nước thế giới, Nga sẽ tập trận hạt nhân

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/5.

Mỹ họp bàn với các nước Đông Bắc Á, chỉ ra cách khả thi duy nhất cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên

Ngày 9/5, các đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản phụ trách vấn đề Triều Tiên đã gặp nhau tại Tokyo (Nhật Bản) để thảo luận các vấn đề liên quan đến Triều Tiên.

Lãnh đạo Triều Tiên giám sát cuộc tập trận mô phỏng ‘phản công hạt nhân’

Theo KCNA, cuộc tập trận mô phỏng "cuộc phản công hạt nhân" diễn ra vào hôm 22/4. Quân đội Hàn Quốc cùng ngày thông báo Triều Tiên đã bắn một số tên lửa đạn đạo tầm ngắn, trong khi Nhật Bản đã xác nhận vụ phóng của Bình Nhưỡng.KCNA cho hay, lãnh đạo Kim Jong-un “đã chỉ đạo cuộc tập trận chiến thuật kết hợp mô phỏng một cuộc phản công hạt nhân với sự tham gia của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Để công dân Việt Nam di cư an toàn, hợp pháp, tránh rơi vào cạm bẫy mua bán người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nêu những nguy cơ lao động Việt Nam thường gặp khi làm việc ở nước ngoài và đưa ra lời khuyên với công dân Việt Nam chuẩn bị đi làm việc xa xứ, thúc đẩy di cư an toàn.

Hội nghị các bên tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á

Các nước ASEAN khẳng định, sau gần 50 năm được ký kết, TAC tiếp tục là văn kiện nền tảng của ASEAN, là cơ sở thúc đẩy đối thoại, hợp tác, tăng cường lòng tin.

Bầu cử Mỹ 2024: Hé lộ sức khỏe nền kinh tế

Kinh tế luôn là một trong những vấn đề hàng đầu mà cử tri quan tâm trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Trong cuộc thăm dò của ABC News/Ipsos vào tháng 5, với gần 90% số người trả lời cho biết, nền kinh tế là vấn đề quan trọng nhất trong việc quyết định ai sẽ nhận được phiếu bầu của họ vào tháng 11.

ASEAN là không thể thay thế

Trả lời phỏng vấn sau chuyến công du Thái Lan, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan cho biết, dù một số nước Đông Nam Á bày tỏ quan tâm đến việc gia nhập khối BRICS, song ASEAN là không thể thay thế.

Lần đầu kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức trên toàn quốc

Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết Bộ Tài chính đã công bố kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tạo các di tích lịch sử - văn hóa trên toàn quốc năm 2023.

Bài đọc nhiều

Đại sứ EU tại Ukraine úp mở thời điểm Kiev gia nhập liên minh

Ngày 26/6, Đại sứ của Liên minh châu Âu (EU) tại Ukraine, bà Katarina Mathermova, tuyên bố Ukraine có thể gia nhập EU vào năm 2030.

ASEAN là không thể thay thế

Trả lời phỏng vấn sau chuyến công du Thái Lan, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan cho biết, dù một số nước Đông Nam Á bày tỏ quan tâm đến việc gia nhập khối BRICS, song ASEAN là không thể thay thế.

Cùng chuyên mục

Chuyên gia nói NATO không cần “sợ” ông Trump

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vẫn tiếp tục là nền tảng của an ninh toàn cầu, kiên định thích ứng với các động lực và thách thức đang phát triển trên trường quốc tế. Đây là nhận định của ông Philippe Dickinson, Phó Giám đốc Sáng kiến An ninh xuyên Đại Tây Dương tại Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), theo kênh truyền hình quốc tế TRT World thuộc sở hữu của Tập...

ASEAN là không thể thay thế

Trả lời phỏng vấn sau chuyến công du Thái Lan, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan cho biết, dù một số nước Đông Nam Á bày tỏ quan tâm đến việc gia nhập khối BRICS, song ASEAN là không thể thay thế.

Bầu cử Mỹ: Cuộc tranh luận giữa ông Biden và ông Trump thu hút nhiều sự chú ý

Đa số người dân Mỹ trưởng thành dự kiến sẽ theo dõi cuộc tranh luận trên truyền hình giữa hai ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump vào ngày 27-6 (theo giờ địa phương). Nhiều người cho rằng sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với các chiến dịch tranh cử của cả hai ứng cử viên. Theo kết quả một cuộc thăm dò của hãng...

Mới nhất

Vàng SJC đứng im hơn 3 tuần trong khi vàng thế giới giảm mạnh

Giá vàng trong nước chiều nay 27/6/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 14h00 chiều ngày 27/6/2024, giá vàng hôm nay 27 tháng 6 trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Ghi nhận giá vàng SJC được nhà vàng niêm yết tại chiều mua vào 74,98 triệu đồng/lượng và chiều bán ra 76,98...

Đã mắt, no bụng với lễ hội ẩm thực tại TP.HCM mừng ngày gia đình Việt Nam

Nhiều thực khách chia sẻ sẽ đến lễ hội ẩm thực nhiều ngày để thưởng thức hết các món ăn ngon tại đây. Lễ hội ẩm thực phục vụ ngày hội gia đình Việt Nam với chủ đề "Nét quê giữa lòng đô thị" gọi tắt là Nét Quê được tổ chức từ ngày 27.6 – 2.7 tại Thương xá...

Cách Dior đối xử khác biệt với Jisoo (Blackpink)

Theo những hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội, Dior Beauty đã gửi cho Jisoo và nhân viên đoàn làm phim những set ăn trưa được đặt từ khách sạn 5 sao Park Hyatt Seoul. Trên mỗi set ăn có dán kèm hình ảnh Jisoo với lời nhắn: “Mọi người hãy chăm sóc công chúa Dior xinh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Quốc Thanh

Sáng 27/6, tại Bắc Kinh, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị WEF Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Trương Quốc Thanh. Vnews.vn Nguồn: https://vnews.gov.vn/video/thu-tuong-pham-minh-chinh-tiep-pho-thu-tuong-trung-quoc-truong-quoc-thanh-125709.htm

30 năm đồng hành với Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp

Ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của Quốc hội, hội đồng nhân dânKhi thành lập, KTNN...

Mới nhất

Trên đồi chè Bảo Lộc