Trang chủNewsNhân quyềnNhững nỗ lực không ngừng

Những nỗ lực không ngừng


Những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều biện pháp bảo vệ nạn nhân mua bán người và giảm thiểu hậu quả, đẩy lùi tội phạm mua bán người.

60 công dân Việt Nam được lực lượng chức năng Philippines giải cứu đã về nước
Ngày 4/5, các lực lượng chức năng Philippines giải cứu hơn 1.000 người, trong đó có công dân Việt Nam, bị ép buộc làm việc trong cơ sở do Tập đoàn Clark Sun Valley Hub làm chủ ở Pampanga, gần thủ đô Manila. Ngày 30/5, 60 công dân Việt Nam được lực lượng chức năng Philippines giải cứu đã về nước

Mua bán người được LHQ xếp hạng là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất hiện nay, có nguồn thu bất chính cao chỉ đứng sau tội phạm ma tuý và buôn bán vũ khí.

Theo ước tính của tổ chức ILO Global Estimates, hằng năm, trên thế giới có 25 triệu nạn nhân bị mua bán, mang lại nguồn lợi phi pháp từ tội phạm này khoảng 150 tỷ USD và tiếp tục tăng qua các năm.

Tội phạm mua bán người xâm hại trực tiếp đến các quyền cơ bản nhất của con người về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm… Do vậy, bảo vệ quyền cho nạn nhân mua bán người là một trọng tâm trong công tác phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm này.

Thực trạng mua bán người ở Việt Nam

Những năm qua, tình hình tội phạm mua bán người ở Việt Nam diễn biến phức tạp; xuất hiện ở cả 63 tỉnh, thành phố, trong đó, mua bán người ra nước ngoài chiếm 85% (Trung Quốc 75%, Lào và Campuchia 11%, còn lại sang Thái Lan, Malaysia, Nga…); qua đường bộ, đường biển và đường không. Với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam không chỉ là điểm đi (xuất phát) hay đích đến mà còn là địa bàn trung chuyển của tội phạm mua bán người sang nước thứ ba.

Từ năm 2010 đến năm 2021, ở Việt Nam có hơn 7.500 nạn nhân của tội phạm mua bán người. Theo khảo sát ngẫu nhiên với 2.596 trường hợp thì nữ giới chiếm 97% và nam giới là 3%; dưới 30 tuổi chiếm 86% (38% là người dưới 18 tuổi); 84% người thuộc diện nghèo, khó khăn; 6,86% là học sinh, sinh viên, 71,46% làm ruộng và 20,76% làm tự do; không biết chữ 37%, học hết tiểu học và THCS chiếm 56,82%; 98,87% diễn ra ở nước ngoài (riêng Trung Quốc 93,80 %); cưỡng bức lao động (3,87%), bóc lột tình dục (35,37%), ép buộc kết hôn (42,43%); nạn nhân tự trở về chiếm 40,39%, được giải cứu 31,34%; được các nước trao trả 28,27%. Như vậy, nạn nhân của tội phạm mua bán người đa phần là phụ nữ, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn và thường bị đưa sang nước ngoài để phục vụ cho các hoạt động bóc lột tình dục, kết hôn.

Theo thông tin của Cơ quan Cảnh sát điều tra, đối tượng phạm tội mua bán người chủ yếu là lưu manh chuyên nghiệp, thường có tiền án, tiền sự. Người nước ngoài cũng có thể là chủ thể của tội phạm này bằng việc thông qua công ty môi giới vào Việt Nam theo con đường hợp pháp.

Đáng chú ý, một bộ phận người phạm tội mua bán người trước đây là nạn nhân, sau khi về nước lại lừa bán những phụ nữ, trẻ em, thậm chí lừa gạt người thân trong gia đình.

Về thủ đoạn phạm tội, chúng tìm cách liên lạc, làm quen, kết bạn với nạn nhân qua điện thoại, mạng xã hội (Facebook, Zalo…), nhằm dụ dỗ, lừa phỉnh, hứa hẹn công việc lương cao, nhàn hạ, nhưng thực tế là bán nạn nhân vào các cơ sở đánh bạc trực tuyến, cơ sở kinh doanh tự do, massage, karaoke trá hình… Một thủ đoạn tinh vi khác là môi giới, nhận trẻ em mới sinh làm con nuôi, không làm thủ tục theo quy định của pháp luật để bán ra nước ngoài.

Một số đối tượng còn giả danh lực lượng chức năng để lừa gạt, cưỡng ép nạn nhân; lợi dụng quy định về hiến, ghép tạng để mua bán hưởng lợi bất chính. Bên cạnh đó, chính sách mở cửa, thông thoáng trong thủ tục xuất nhập cảnh, chính sách miễn thị thực cũng được các đối tượng phạm tội triệt để lợi dụng để đưa người ra nước ngoài dưới danh nghĩa du lịch, thăm thân, lao động… nhưng thu giữ giấy tờ, hộ chiếu để cưỡng bức lao động hoặc lạm dụng tình dục.

Bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân mua bán người: Những nỗ lực không ngừng
Ngày 9/8, Tổ chức Di cư quốc tế và Cục Phòng chống tệ nạn xã hội Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hoàn thành chuỗi Hội thảo Đánh giá giữa kỳ Kết quả thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 trong lĩnh vực bảo vệ nạn nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Những nỗ lực bảo vệ nạn nhân mua bán người

Những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều biện pháp bảo vệ nạn nhân mua bán người và, giảm thiểu hậu quả, đẩy lùi tội phạm mua bán người.

Công tác hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân mua bán người đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định cụ thể quyền của nạn nhân. Nghị định 09/2013/NĐ-CP và Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ… tạo hành lang pháp lý giúp cho việc bảo vệ nạn nhân ở mức độ tốt nhất, cụ thể là: hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu, chi phí đi lại; hỗ trợ y tế; hỗ trợ tâm lý; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ văn hoá, học nghề; trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn. Từ năm 2012 đến nay, Bộ Công an đã tiếp nhận, hỗ trợ 7.962 nạn nhân.

Đặc biệt, với những kết quả từ Chương trình 130/CP giai đoạn 2016-2020 về “Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người” được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Giai đoạn 2011-2018, Việt Nam đã được LHQ xếp hạng vào nhóm 2 trong các nước có cố gắng vược bậc trong công tác phòng, chống mua bán người.

Mới đây, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ đã điều chỉnh tăng mức hỗ trợ dành cho nạn nhân bị mua bán được chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng, tiếp tục thể hiện sự quan tâm đối với nạn nhân mua bán người.

Việt Nam luôn chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm mua bán người. Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành đã cụ thể hoá các hành vi của tội phạm mua bán người để phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan tố tụng chứng minh tội phạm, phân hoá trách nhiệm hình sự.

Tính từ ngày 1/1/2011 đến tháng 2/2023, đã khởi tố 1.744 vụ án, 3.059 bị can về mua bán người (100% được kiểm sát theo quy định); Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 1.661 vụ, 3.209 bị cáo; đã giải quyết, xét xử 1.634 vụ (đạt 98,4%), 3.137 bị cáo (đạt 97,8%). Theo số liệu của Bộ Công an, từ năm 2012 đến nay, đã tiếp nhận, hỗ trợ 7.962 nạn nhân bị mua bán.

Luật Phòng chống mua bán người cũng được đưa vào chương trình sửa đổi để tương thích với các văn bản pháp luật khác, điều ước quốc tế. Ngoài ra, việc ban hành các nghị định, thông tư, tham gia công ước, ký kết niệp định, biên bản ghi nhớ… cũng được đẩy mạnh, tạo hành lang pháp lý cho việc bóc gỡ, xử lý đường dây mua bán người.

Công tác truyền thông, đấu tranh trấn áp tội phạm mua bán người được đẩy mạnh; tiếp nhận hồi hương, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, hợp tác quốc tế được triển khai đồng bộ, quyết liệt. Đã huy động được sức mạnh cộng đồng, nguồn lực xã hội hoá, tạo nên sức mạnh tổng hợp.

Hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người đặc biệt phát huy hiệu quả, trong đó các Hiệp định hợp tác song phương và đa phương về phòng chống mua bán người được đẩy mạnh như: Hội nghị liên Bộ trưởng các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng về phòng, chống mua bán người (COMMIT); phối hợp với lực lượng chức năng các nước giáp biên thiết lập đường dây nóng trao đổi thông tin, phối hợp điều tra, truy bắt đối tượng phạm tội và giải cứu, tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

Lễ công bố hướng dẫn dành cho cán bộ CQĐD Việt Nam ở nước ngoài về hỗ trợ công dân Việt Nam bị bạo lực trên cơ sở giới và bị mua bán. (Ảnh: Quang Hoà)

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, ông Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, bà Ingrid Christensen, Giám đốc quốc gia Văn phòng ILO tại Việt Nam tại lễ công bố Hướng dẫn dành cho cán bộ Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về hỗ trợ công dân Việt Nam bị bạo lực trên cơ sở giới và bị mua bán, ngày 12/12/2022. (Ảnh: Quang Hoà)

Một số khó khăn, nguyên nhân và giải pháp

Mặc dù công tác phòng, chống tội phạm mua bán người và hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại.

Thứ nhất, điều kiện kinh tế ở một số khu vực còn khó khăn, thiếu việc làm; còn một bộ phận người dân thiếu hiểu biết, lười lao động nhưng vẫn muốn có lương cao, tâm lí thích lấy chồng ngoại, thích đi nước ngoài nên dễ bị dụ dỗ và trở thành nạn nhân.

Thứ hai, Việt Nam có đường biên giới dài trên 4.000 km với nhiều đường mòn, lối mở và đường biển trải dài, là địa bàn lý tưởng cho nạn mua bán người hoạt động, gây khó khăn cho công tác quản lý địa bàn, tuần tra, kiểm soát. Bên cạnh đó, công tác quản lý người nước ngoài, nhân khẩu, hộ khẩu, biên giới, cửa khẩu, xuất nhập cảnh, hôn nhân… còn lỏng lẻo. Nhiều địa phương không có giải pháp cụ thể để đối phó với nạn mua bán người, còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của cấp trên.

Thứ ba, cực lượng chức năng (Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển…) còn mỏng; nhiều khi chỉ mới thực hiện chức năng tham mưu, công tác điều phối, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức thực hiện, hướng dẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Một số địa phương người dân chưa quan tâm đến công tác phòng chống mua bán người.

Thứ tư, một số quy định của luật pháp Việt Nam còn chưa đồng nhất với pháp luật quốc tế. Theo Nghị định thư Palermo, chỉ cần một trong các hành vi vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người nhằm mục đích bóc lột sẽ cấu thành tội mua bán người.

Còn theo pháp luật Việt Nam thì phải chứng minh được mục đích của các hành vi trên là “để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác”, “để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác” (Điều 150 BLHS hiện hành) thì mới cấu thành tội phạm.

Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ nạn nhân trên thực tế còn nhiều hạn chế nguồn lực về cả vật chất lẫn nhân lực, vật lực cho các cơ sở vận hành; trình tự thủ tục để hỗ trợ nạn nhân còn phức tạp, chưa khả thi ở nhiều địa phương; lực lượng Công an còn gặp nhiều khó khăn do trong quy định còn thiếu tiêu chí xác định nạn nhân mua bán người…

Đứng trước những bất cập, hạn chế trên, thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, cần hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người. Làm rõ các hành vi phạm tội trong BLHS, đặc biệt một số hành vi phạm tội đối với nạn nhân từ 16 đến 18 tuổi. Xem xét quy định tội phạm mua bán người trên cơ sở tham khảo Nghị định thư Palermo.

Theo đó, không cần thiết phải chứng minh mục đích “để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác”, “để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác” như quy định của BLHS để tránh bỏ lọt tội phạm.

Để hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tội phạm mua bán người, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao cần thiết ban hành Nghị quyết và hướng dẫn về truy cứu trách nhiệm các hành vi mua bán người theo BLHS. Cần tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện Luật phòng chống mua bán người, 10 năm thực hiện Luật đưa người người Việt Nam lao động ở nước ngoài… để có những giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn.

Ngày 7/7/2021, Văn phòng Chính phủ ra Thông báo số 4493/VPCP-NC, giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 (sửa đổi). Theo đó, Bộ Công an đã công bố dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) với nguyên tắc lấy nạn nhân bị mua bán làm trung tâm để lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên cả nước.

Toàn văn dự thảo

Hai là, hoàn thiện các quy định, hỗ trợ cho các nạn nhân của mua bán người. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật có liên quan như Luật Phòng chống mua bán người, Luật Trợ giúp pháp lý 2017… bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ.

Ba là, gắn nhiệm vụ phòng chống mua bán người với phát triển kinh tế, giới thiệu việc làm, xoá đỏi, giảm nghèo… để giảm thiểu điều kiện lợi dụng dụ dỗ nạn nhân; Kiện toàn các tổ chức phòng, chống mua bán người, huy động sự tham gia của người dân vào phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng, chống mua bán người…

Bốn là, làm tốt công tác quản lý, giám sát các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động, không để lợi dụng thu phí bất hợp pháp, lợi dụng danh nghĩa lao động để đưa người ra nước ngoài; làm tốt công tác nắm thông tin, tình hình, quản lý lao động khi làm việc ở nước ngoài.

Năm là, thường xuyên đánh giá tổng thể về mua bán người để đề ra biện pháp phòng chống tội phạm mua bán người có hiệu quả hơn; bảo đảm quyền của nạn nhân phải gắn liền với hoạt động phòng chống mua bán người; pháp huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân, nòng cốt là lực lượng Công an trong ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm mua bán người.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’

(CLO) Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. ...

Đổi mới tư duy, cách làm trong công tác truyền thông đối ngoại về quyền con người ở Việt Nam

(CLO) Ngày 19/12, tại Hà Nội, Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về nhân quyền tổ chức hội thảo khoa học “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế...

Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người

Cùng với những thành tựu trong xây dựng đất nước, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người trên các phương diện của đời sống xã hội. Niềm vui của trẻ em vùng cao. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) "Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, phát huy tối đa yếu tố con người." Câu...

Hà Nam: Hơn 200 đại biểu tham gia tập huấn tập công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Chiều 12/12, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại về quyền con người năm 2024 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu hội trường UBND tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố với sự tham dự của hơn 200 đại biểu. Các đại biểu tham dự tại điểm...

Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam

Sáng 11/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đêm dạ hội lung linh tại Vier Lounge

Cuộc thi Miss Charm 2024 đang diễn ra sôi nổi tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.

Giá vàng “lao đao” dưới áp lực của Fed, đồng USD tăng vọt, Bitcoin nhập cuộc đua tài sản dự trữ?

Giá vàng hôm nay 21/12/2024: Giá vàng thế giới chạm mức thấp nhất 4 tuần. Giá vàng trong nước "bốc hơi" mạnh, đầu cơ lỗ nặng. Vàng và Bitcoin sẽ là những công cụ đa dạng hóa chính để quản lý rủi ro trong năm 2025 đầy biến động và phân mảnh, khi tài sản dự trữ cũng được tái cấu trúc.

Thị trường biến động không đồng nhất, dự báo xu hướng giá năm 2025

Giá tiêu hôm nay 21/12/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.

Châu Âu tính đưa quân tới Ukraine, Iraq trao trả hàng ngàn binh sĩ Syria vượt biên, ông Trump ra tối hậu thư cho...

Tổng thống Hàn Quốc tiếp tục bị triệu tập hầu tra, Quân đội Ukraine rút khỏi một số khu vực ở miền Đông, quân số Mỹ ở Syria tăng gấp đôi, Malaysia tăng cường phòng thủ ở Biển Đông, Mỹ buộc tội "gián điệp Trung Quốc" can thiệp chính trị… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Châu Âu nghiêm túc tính việc đưa quân đến Ukraine? EU hứa làm ‘chỗ dựa’ lớn nhưng Kiev nói không đủ, muốn phải có...

Các nguồn tin cho biết, các đồng minh châu Âu của Kiev đang thảo luận nghiêm túc về khả năng điều quân tới Ukraine trong trường hợp đạt được thỏa thuận hòa bình giữa nước này và Nga.

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng

Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và vì thế, văn hóa của nhóm người này được xem là tiêu biểu cho văn hóa xứ Lạng. Việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng là vấn đề quan trọng, được các cấp, ngành quan tâm.

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Cùng chuyên mục

Trưởng thôn Ma Seo Chứ – Niềm tự hào của thôn Kho Vàng

Vừa qua, anh Ma Seo Chứ, dân tộc Mông, Trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà là 1 trong 2 cá nhân của tỉnh Lào Cai được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”. Đây là niềm vinh dự, tự hào của trưởng thôn trẻ tuổi này, cũng là phần thưởng xứng đáng dành cho những cống hiến, đóng góp của anh với bà con dân...

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực về nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

World Vision và Panasonic trao tặng 510 đèn năng lượng mặt trời cho hộ dân khó khăn ở Điện Biên

Ngày 19/12, tổ chức World Vision International tại Việt Nam và Tập đoàn Panasonic đã trao tặng 510 đèn năng lượng mặt trời xách tay cho các hộ dân tại huyện Tủa Chùa và Mường Chà (tỉnh Điện Biên). Chương trình nhằm hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt giúp trẻ em có điều kiện khó khăn có thể học tập tại nhà tốt hơn. Đây là hoạt động...

Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến: Mức hỗ trợ và thời điểm diễn ra?

Theo kế hoạch, Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến sẽ được tổ chức từ 20/12/2024 đến 20/1/2025 (từ ngày 20/11 đến 21/12 năm Giáp Thìn 2024) với mức hỗ trợ 500.000 đồng/người. Thời gian tổ chức từ 20/12/2024 đến 20/1/2025Kế hoạch 139/KH-TLĐ về tổ chức Chương trình Chợ Tết Công đoàn năm 2025 trực tuyến do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành ngày 8/10.Theo đó, đoàn viên công đoàn, người lao động mua hàng hóa, sản...

Quyết liệt và hành động vì một cộng đồng không ma túy

(Dân Sinh) - "Vì cộng đồng không ma túy" là chủ đề chính sự kiện truyền thông về phòng, chống ma túy vừa được tổ chức tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Tối 19/12, tại Quảng trường Lam Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an), Nhà hát Kịch Việt Nam và Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức Chương trình...

Mới nhất

Chung niềm đam mê” – Hành trình qua ống kính

(NADS) - Chiều ngày 19/12, Hội Nhiếp ảnh TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm ảnh “Chung niềm đam mê”. Triển lãm các tác phẩm của ba tác giả: Đặng Quốc Hùng, Nguyễn Thanh Phong và Nguyễn Ngọc Việt. ...

Tỉnh nào trồng nhiều cao su nhất cả nước?

Đây là tỉnh trồng nhiều cao su nhất nước ta hiện nay với diện tích khoảng hơn 244.000ha. ...

Ukraine tiếp tục dùng vũ khí Mỹ tấn công tầm xa, Nga trả đũa

Bộ Quốc phòng Nga ngày 20.12 tuyên bố đã tiến hành cuộc đáp trả đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa do...

Bác sĩ chỉ ra các thời điểm uống nước tốt nhất cho thận trong ngày

Thận là cơ quan quan trọng có nhiệm vụ lọc máu, loại bỏ chất thải và duy trì cân bằng điện giải. Để...

Ngoại giao kinh tế mang lại nhiều kết quả thực chất

Ngoại giao kinh tế trở thành trọng tâm, mang lại nhiều kết quả thực chất trong năm 2024, song dư địa phát triển còn nhiều, cần có...

Mới nhất

Đoàn Bộ Nông – Lâm